Mẹo phát hiện smartphone Android bị dính mã độc

iện thoại sử dụng hệ điều hành Android của bạn đang dùng bình thường bỗng nhiên có dấu hiệu chạy chậm, hiển thị nhiều quảng cáo hoặc thường xuyên bị treo, nhiều khả năng máy đã bị dính mã độc.

1. Nhanh hết pin

Nếu điện thoại Android thường xuyên bị nóng và nhanh hết pin, nhiều khả năng có một ứng dụng nào đó đang chạy ngầm trong hệ thống.

Để kiểm tra ứng dụng gây tốn pin, hãy truy cập vào Settings (cài đặt) - Battery (pin) - Battery Usage (sử dụng pin). Khi đã phát hiện được các ứng dụng đáng ngờ, người dùng chỉ cần gỡ cài đặt ứng dụng và sử dụng một phần mềm khác để thay thế.

2. Kiểm tra các phần mềm đáng ngờ

Phần mềm chứa mã độc còn tự động tải xuống và cài đặt một số ứng dụng khác. Nếu phát hiện thấy có ứng dụng lạ trên màn hình, bạn chỉ cần nhấn im vào biểu tượng ứng dụng và chọn Uninstall để gỡ bỏ.

Ngoài ra, người dùng cũng có thể chủ động kiểm tra bằng cách vào Settings (cài đặt) - Apps (ứng dụng) - Manage apps (quản lý ứng dụng), tìm các ứng dụng đáng ngờ và gỡ bỏ.

3. Quảng cáo xuất hiện liên tục

Nếu người dùng không mở trình duyệt mà quảng cáo bị xuất hiện liên tục thì cũng rất có thể máy đã bị dính phần mềm độc hại. Để hạn chế bị lừa, người dùng không nên nhấp vào các cửa sổ quảng cáo, hoặc làm theo các bước hướng dẫn trên màn hình.

Đối với những quảng cáo giả mạo trên trình duyệt, bạn chỉ cần tắt toàn bộ trình duyệt hoặc đóng thẻ (tab) đang mở, sau đó khởi động lại điện thoại, tuyệt đối không làm theo các cảnh báo giả mạo.

4. Ứng dụng tự động bị thoát ra ngoài

Ứng dụng thường mà bạn sử dụng bỗng nhiên bị lỗi đột ngột (crash), nhiều khả năng phần mềm độc hại đã xâm nhập vào thiết bị và làm xáo trộn mọi thứ. Để hạn chế, hãy cập nhật tất cả ứng dụng lên phiên bản mới nhất bằng cách mở Google Play, bấm vào biểu tượng menu ở góc trên bên trái và chọn My apps and games (ứng dụng và trò chơi của tôi) - Update all (cập nhật tất cả).

Tiếp theo, hãy nhấn vào tùy chọn Play Protect (cũng trong phần menu) và chọn Scan (quét) để tìm kiếm các phần mềm độc hại (nếu có). Hãy nhớ rằng Play Protect là một công cụ khá cơ bản, vì vậy bạn có thể cân nhắc sử dụng một giải pháp thay thế mạnh mẽ hơn, đơn cử như Malwarebytes.

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/meo-phat-hien-smartphone-android-bi-dinh-ma-doc-post105845.html