Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ vẫn duy trì chế độ nghĩa vụ quân sự. Điều này khiến cho phần lớn các binh lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam, đều nằm trong diện bị gọi quân dịch.
Khác với những người lính tình nguyện, lính nghĩa vụ của Mỹ thường không mấy mặn mà khi tham chiến ở Việt Nam, bản thân họ cũng bị ép phải đi lính, hoàn toàn không có lý tưởng khi tham gia cuộc chiến này.
Về mặt lý thuyết, không phải bất cứ lính nghĩa vụ nào của Mỹ cũng bị điều tới Việt Nam. Trong thời gian này, quân đội Mỹ còn đóng quân ở nhiều nước khác trên thế giới, như ở châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,...
Tuy nhiên với những binh chủng thuộc Lục quân Mỹ, tỷ lệ binh lính bị điều sang Việt Nam tham chiến là khá cao. Tính tổng cộng trong suốt cuộc chiến, có khoảng 2 triệu lượt lính Mỹ đã tới và rời khỏi chiến trường Việt Nam.
Theo luật pháp Mỹ thời bấy giờ, mọi binh lính tham gia nghĩa vụ quân sự sẽ phải phục vụ tối thiểu 2 năm, một vài ngoại lệ như trong lực lượng không quân hoặc hải quân, thời gian phục dịch có thể kéo dài hơn hoặc ngắn hơn một vài tháng.
Trong hai năm nghĩa vụ quân sự, lính Mỹ nếu bị điều tới Việt Nam sẽ phải phục vụ tại chiến trường này ít nhất 1 năm.
Tùy thuộc vào từng binh chủng, thời gian phục vụ ở chiến trường Việt Nam có thể dài hoặc ngắn. Ví dụ như giai đoạn từ năm 1965 tới năm 1967, Thủy quân Lục chiến Mỹ sẽ tham chiến 13 tháng ở Việt Nam, trong khi lục quân chỉ 12 tháng.
Hết một kỳ phục vụ ở Việt Nam (lính Mỹ gọi là 1 "tour"), người lính có thể tình nguyện phục vụ thêm và được đào tạo lên cấp cao hơn, hoặc được chuyển sang đóng quân tại một quốc gia khác hoặc về nước tiếp tục phục vụ quân đội, trước khi được giải ngũ.
Do số lượng người đến tuổi nghĩa vụ quân sự ở Mỹ hàng năm, và số lượng chỉ tiêu của quân đội nước này là không giống nhau. Để đảm bảo công bằng, Mỹ đã sử dụng hình thức "quay xổ số" để chọn người đi lính.
Tuy nhiên vẫn có rất nhiều bất cập đằng sau luật nghĩa vụ quân sự của Mỹ ở thời kỳ này, phần lớn những thanh niên sinh ra trong gia đình khá giả, sẽ lựa chọn vào đại học để được miễn quân dịch, hoặc đăng ký vào lực lượng Vệ binh Quốc gia để không bị đưa ra chiến trường.
Trong suốt thời gian diễn ra Chiến tranh Việt Nam, có khoảng 27 triệu nam thanh niên Mỹ bước vào độ tuổi nhập ngũ và đáng lẽ phải bị gọi đi quân dịch. Tuy nhiên có tới 1/2 trong số này, đã tìm cách né tránh quân dịch. Một vài người chuyển sang Canada định cư, một số khác lại sẵn sàng nộp tiền hay thậm chí đi tù để được ở nhà.
Đây cũng là lý do tinh thần của lính Mỹ ở Việt Nam là không cao, dễ mắc các hội chứng tâm lý, thiếu tính chiến đấu. Đơn giản là do phần lớn những người lính này, đã bị ép buộc nhập ngũ và phải tham gia một cuộc chiến phi nghĩa. Nguồn ảnh: Pinterest.
Pháo binh Việt Nam đè bẹp quân đội Mỹ tại căn cứ Khe Sanh. Nguồn: USAM.
Trần Trân