Mối quan hệ giữa Phật giáo và giáo lý đạo Hồi

Mặc dù các học giả Hồi giáo bày tỏ sự quan tâm đến đạo Phật thực sự như thế, nhưng trong cùng thời điểm đó không có ghi chép tương đồng với tín ngưỡng Hồi giáo hoặc các bản dịch kinh điển Hồi giáo bởi các học giả Phật giáo.

Tác giả: Tiến sĩ Bergin (伯金博士)

Việt dịch: Thích Vân Phong

Nguồn: https://www.pacilution.com

Phần mở đề (引子)

Trong hơn 13 thế kỷ rưỡi qua, Phật giáo và tín đồ đạo Hồi đã tương tác với nhau về mặt văn hóa, chính trị, kinh tế và đôi khi là quân sự. Tùy thuộc vào các yếu tố như địa điểm, thời gian, nhân sự và chính phủ liên hợp, những mối quan hệ trong các lĩnh vực nêu trên có phạm vi từ thân thiện đến thù địch. Họ quan tâm đến lịch sử của những mối quan hệ này, tuy nhiên, việc phân tích mối quan hệ giáo lý giữa hai tôn giáo Phật giáo và Hồi giáo này là chưa đủ.

Trong bài viết này, tác giả có ý định xem xét mối quan hệ giữa lịch sử và thực tế ở khía cạnh này, sau đó xem xét những triển vọng và cơ sở cho cuộc đối thoại trong tương lai giữa hai tôn giáo.

Cuộc thảo luận này sẽ chủ yếu về giáo lý tôn giáo từ góc nhìn của Phật giáo, đặc biệt là văn hóa Ấn-Tây Tạng-Mông Cổ.

Ảnh minh họa (st)

Ảnh minh họa (st)

Một cuộc khảo sát lịch sử của các Đế quốc Hồi giáo Thứ hai và Đế chế Abbasid (對倭馬亞哈里發和阿巴斯哈里發的歷史考察)

Vào thế kỷ thứ 7, sự giao lưu tình huynh đệ tôn giáo sớm nhất giữa đạo Phật và Hồi giáo diễn ra ở vương triều Hồi giáo Ả Rập (Nhà Omeyyad, 661-750) do các khalip (vua Hồi) cai trị, nơi ngày nay là Afghanistan, miền đông Iran, Uzbekistan và Tajikistan.

Nhà văn Umayyad-Ba Tư Omer ibn Azraiq al-Kermani quan tâm đến việc giới thiệu phương diện tích cực Phật giáo đến với Hồi giáo. Vào đầu thế kỷ thứ 8 đưa đến kết quả, nhà văn Omer ibn Azraiq al-Kermani đã mô tả chi tiết về tu viện Nava Sangharam (纳缚僧伽蓝) ở Balaka, Afghanistan và các phong tục Phật giáo cơ bản của địa phương. Vào thời điểm đó, tu viện Nava Senghalan có quan hệ mật thiết với vương quốc Khotan cổ đại - quốc gia hùng mạnh nằm trên vị trí chiến lược của Con đường Tơ lụa nổi tiếng, một quốc gia Phật giáo hưng thịnh ở vùng Đông Thổ Nhĩ Kỳ, và đã cử một số lượng lớn các vị Sứ giả Như Lai (giáo thụ sư Phật học) đến giảng dạy Phật học ở đó.

Nhà văn Omer ibn Azraiq al-Kermani đã dùng phép loại suy (sự so sánh) trong phần giới thiệu nhiều đặc điểm Hồi giáo khác nhau. Vì thế, ông mô tả rằng có một tảng đá hình khối ở Chính điện tu viện Nava Senghalan, được bao phủ bằng vải, những người hành hương (朝拜者) đi vòng quanh tảng đá và họ cùng chắp tay quỳ gối cung kính lễ lạy, giống như Kaaba, một tòa nhà bằng đá ở trung tâm của nhà thờ Hồi giáo quan trọng nhất và là địa điểm linh thiêng nhất của đạo Hồi ở Mecca, một thành phố tại vùng đồng bằng Tihamah thuộc Ả Rập (Arab Saudi).

Nhà văn Omer ibn Azraiq al-Kermani mô tả sự kiện nêu trên được lưu giữ trong cuốn sách “địa lý” xuất bản vào thế kỷ thứ 10 do nhà văn Ibn Faqi al-Ahmaizani biên soạn. Tuy nhiên, các học giả Phật giáo tỏ ra không quan tâm đến việc giới thiệu các phong tục và tín ngưỡng Hồi giáo đến độc giả của họ. Chúng tôi không tìm được bằng chứng bởi văn bản nào về những mô tả tương tự vào thời điểm đó.

Vào thế kỷ thứ 8, khoảng thời gian 715-727, Tây Tạng và Umayyads, Đế quốc Hồi giáo Thứ hai đã đạt được một liên minh quân sự. Như một biện pháp tạm thời thích nghi để tránh sự sụp đổ của liên minh, Công chúa Tây Tạng, Nữ hoàng Kim Thành (女皇金城公主), ཀིམ་ཤེང་ཁོང་ཅོ་ hay གྱིམ་ཤིང་ཀོང་ཇོ་, 698-739) đã đề nghị điều động một giáo sĩ đạo Hồi đến Tây Tạng. Khalip (tiếng Ả Rập: خليفة), vị chức sắc cao nhất đối với tín đồ Hồi giáo trên thế giới, giữ vai trò ngôi vị Hoàng đế chung của tất cả các nước mà Hồi giáo là Quốc đạo đã gửi Sa'id ibn 'Abd Allah al-Hanafi (tiếng Ả Rập: سعید بن عبد الله الحنفی), người đã tử vì đạo trong Trận chiến Karbala.

Tuy nhiên, Phật tử Tây Tạng tỏ ra không thực sự quan tâm đến Hồi giáo. Không có ghi chép nào về bất kỳ cuộc đối thoại nào giữa đạo Phật và Hồi giáo hay việc chuyển đổi tín đồ Phật giáo Tây Tạng sang Hồi giáo sau chuyến đi này. Sự tiếp đãi một cách lạnh nhạt đối với Sa'id ibn 'Abd Allah al-Hanafi rất có thể là do ảnh hưởng của các thế lực bài ngoại trong triều đình Tây Tạng lúc bấy giờ.

Sự giao lưu trao đổi tôn giáo lần thứ hai giữa đạo Phật và Hồi giáo diễn ra vào vào nửa sau thế kỷ thứ 8, thời Nhà nước Hồi giáo Abbasid tiếng Ả Rập: الْخِلَافَة الْعَبَّاسِيَّة), vương quốc thứ ba kế vị Nhà tiên tri Hồi giáo Muhammad. Hārūn al-Rashīd (tiếng Ả Rập:(tiếng Ả Rập: هَارُون ٱبْنِ ٱلْمَهْدِيّ; 763-809) là vị khalip thứ năm của triều đại Abbāsid (786-809) đã trân trọng kính mời các vị học giả từ tu viện Nava Sangharam (纳缚僧伽蓝), Phật giáo từ Ấn Độ và Balaka, Afghanistan đến Cung điện Trí Tuệ (智慧館) ở Baghdad, nay là thủ đô của đất nước Iraq và là thủ phủ của tỉnh Bagdad.

Nơi đây, chủ yếu Triều đại khalip (tiếng Ả Rập: خِلافة), một thể chế nhà nước Hồi giáo đã ủy thác cho các vị học giả Phật giáo này giúp phiên dịch các tài liệu về Y học và Thiên văn từ Phạn ngữ sang tiếng Ả Rập. Tuy nhiên, tác phẩm (群書類述, Quanshu Leishu) của một chuyên gia chép thư tịch I bn an-Nadīm (tiếng Ả Rập: ابن النديم), người đã biên soạn bộ Kitāb al-Fihrist (tiếng Ả Rập: كتاب الفهرست) (Danh mục sách) là một tuyển tập kiến thức và văn học Hồi giáo thế kỷ thứ 10, trong đó ghi lại một số trước tác văn học Phật giáo Ả Rập đương đại.

Ví dụ, “Sự tích đức Phật” (佛傳) ghi lại có liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp hóa độ chúng sinh của đức Phật. Hai tác phẩm nổi tiếng, nguyên tác bằng Phạn ngữ, “Kinh Bản Sinh” (जातक, Jātaka Sūtra, 本生經), tác phẩm kinh điển này kể lại sự tích, các tiền kiếp của Phật Thích-ca, nói về các đệ tử và những người chống đối Phật trong các tiền kiếp đó, và chỉ rõ các nghiệp (sa. karma) đời trước đóng vai trò thế nào trong đời này, và “Phật Sở Hành Tán truyện (佛所行贊傳)", tác phẩm bằng thơ đầu tiên nói về toàn bộ cuộc đời Phật Thích Ca Mâu Ni từ ngày đản sinh đến lúc nhập Niết bàn. Tác phẩm này gồm có 28 bài thơ, ngày nay chỉ còn 13 bài viết bằng văn hệ Phạn ngữ (sanskrit).

Mặc dù các học giả Hồi giáo bày tỏ sự quan tâm đến đạo Phật thực sự như thế, nhưng trong cùng thời điểm đó không có ghi chép tương đồng với tín ngưỡng Hồi giáo hoặc các bản dịch kinh điển Hồi giáo bởi các học giả Phật giáo. Thậm chí các đoàn thể xã hội Phật giáo và Hồi giáo cùng tồn tại trong cùng một khu vực, cũng không có ghi chép nào về việc các Phật học viện tổ chức các cuộc tranh luận triết học với các học giả Hồi giáo.

Cuộc tranh luận chỉ diễn ra giữa nhiều tín đồ không theo đạo Phật của hệ thống Ấn Độ giáo và chủ yếu nó diễn ra ở khu vực miền trung Bắc Ấn Độ trước khi đạo Hồi du nhập. Do đó, chưa kể đến việc niềm tin Hồi giáo sẽ xuất hiện trong các luận thuyết Phật giáo viết bằng tiếng Phạn, cả thời đó và sau này sẽ là như thế nào?

Link tham khảo: https://www.pacilution.com/佛教與伊斯蘭教教義之關係

Tác giả: Tiến sĩ Bergin (伯金博士)

Việt dịch: Thích Vân Phong

Nguồn: https://www.pacilution.com

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/moi-quan-he-giua-phat-giao-va-giao-ly-dao-hoi.html