Tirat Zvi, Israel. Tirat Zvi là một thung lũng ở Israel, phía tây biên giới Israel - Jordan. Nhiệt độ trung bình ở đây là 117 độ F (47,2 độ C), nhiệt độ kỷ lục từng đạt tới 129 độ F (53,8 độ C).
Mali, Bắc Phi. Nằm giữa Niger và Mauritania, Mali có khoảng 15 triệu dân. Nhiệt độ ở Mali được cho là đạt tới 130 độ F (54,4 độ C) trong mùa nóng từ tháng 2 đến tháng 6.
Kuwait là một quốc gia giáp với Arab Saudi và Iraq, được biết đến với nền kinh tế dựa chủ yếu vào dầu mỏ. Nhiệt độ ở Kuwait từng đạt đến đỉnh cao 129,9 độ F (54,4 độ C).
Ahwaz, Iran. Được xây dựng trên bờ sông Kiran, Ahwaz là một thành phố "thiêu đốt" ở Iran. Nơi đây thường xảy ra bão bụi và bão cát, nhiệt độ thường đạt khoảng 122 độ F (50 độ C) và thậm chí có lần đạt tới 149 độ F (65 độ C).
Kebili, Tunisia. Kebili có cảnh quan rất đẹp, phim 'Chiến tranh giữa các vì sao' từng được quay ở đây. Năm 1910, thời tiết ở Kebili đạt mức kỷ lục 131 độ F (55 độ C).
Dasht-e Lut, Iran. “Dasht-e Lut” tiếng Ba Tư là“Sa mạc trống rỗng” và là sa mạc lớn thứ 25 trên thế giới. Nhiệt độ tại Dasht-e Lut đã từng đạt tới 159 độ F (70,5 độ C).
Thung lũng Chết, Mỹ. Đúng như tên gọi của nó, thung lũng Chết rất nóng. Nằm trong sa mạc Mojave ở California, nhiệt độ ở đây rất khắc nghiệt. Nhiệt độ nóng nhất được ghi nhận là 134 độ F (56,7 độ C) đã được ghi nhận vào năm 1913.
Ghadames, Libya. Là một thị trấn nhỏ có khoảng 10.000 người, nhiệt độ ở Ghadames cao nhất vào các tháng 6, 7 và tháng 8, có thể lên tới 131,1 độ F (55,05 độ C).
Al’aziziah, Libya. Thị trấn nhỏ ở Tây Bắc Libya có nhiệt độ đạt đến con số 136 độ F (57,8 độ C) vào ngày 13/9/1922.
Wadi Halfa, Sudan. Nằm ở phía Bắc Sudan, Wadi Halfa không chỉ là thành phố có lịch sử phong phú, mà còn là một trong những nơi nóng nhất trên trái đất. Vào tháng 4/1967, nhiệt độ ở đây tăng lên 127 độ F (52,7 độ C).
Ngọc Anh/VOV.VN
Theo LW