Muốn dùng F-35C đối đầu Trung Quốc, Mỹ còn phải chờ lâu!

Theo tờ Forbes, Thủy quân lục chiến Mỹ đang thành lập một lực lượng, gồm các máy bay chiến đấu tàng hình F-35C, nhằm tiến công vào sâu khu vực phòng thủ của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên có quá nhiều khó khăn cần giải quyết.

Lầu Năm Góc đang bận rộn phát triển các phương pháp tác chiến mới để vượt qua Biển Đông và Biển Philippines rộng lớn. Tại hai vùng biển này, Mỹ và đồng minh có ít căn cứ không quân, mục tiêu lại ở xa; trong khi đó, các chuyến bay luôn bị đe dọa bởi các cuộc tấn công của đối phương.

Lầu Năm Góc đang bận rộn phát triển các phương pháp tác chiến mới để vượt qua Biển Đông và Biển Philippines rộng lớn. Tại hai vùng biển này, Mỹ và đồng minh có ít căn cứ không quân, mục tiêu lại ở xa; trong khi đó, các chuyến bay luôn bị đe dọa bởi các cuộc tấn công của đối phương.

Thủy quân lục chiến Mỹ có kế hoạch khắc phục những vấn đề này bằng cách sử dụng tiêm kích F-35C, có tầm hoạt động hàng nghìn km. Hiện các phi công đang huấn luyện cách chiến đấu, để có thể xuyên qua hệ thống phòng không của đối phương bằng cách dùng tên lửa hành trình AGM-154 phóng vào đối phương và sau đó quay trở lại.

Thủy quân lục chiến Mỹ có kế hoạch khắc phục những vấn đề này bằng cách sử dụng tiêm kích F-35C, có tầm hoạt động hàng nghìn km. Hiện các phi công đang huấn luyện cách chiến đấu, để có thể xuyên qua hệ thống phòng không của đối phương bằng cách dùng tên lửa hành trình AGM-154 phóng vào đối phương và sau đó quay trở lại.

Những nhược điểm trong khái niệm chiến đấu mới này, đó là nó hoàn toàn dựa vào hỗ trợ hậu cần, đặc biệt là tiếp nhiên liệu trên không. Nhưng trong thời chiến, máy bay tiếp liệu sẽ trở thành mục tiêu chính của các máy bay chiến đấu tầm xa của đối phương.

Những nhược điểm trong khái niệm chiến đấu mới này, đó là nó hoàn toàn dựa vào hỗ trợ hậu cần, đặc biệt là tiếp nhiên liệu trên không. Nhưng trong thời chiến, máy bay tiếp liệu sẽ trở thành mục tiêu chính của các máy bay chiến đấu tầm xa của đối phương.

Thiếu tá Mark Dion, thuộc Phi đội máy bay chiến đấu VMFA-314 của Thủy quân lục chiến Mỹ, là phi công đầu tiên của Thủy quân lục chiến, được huấn luyện tấn công bằng máy bay tàng hình tầm xa cho biết, với tiêm kích F-35C, Mỹ có thể tiến công sâu vào vị trí phòng ngự của đối phương bằng vũ khí tầm xa.

Thiếu tá Mark Dion, thuộc Phi đội máy bay chiến đấu VMFA-314 của Thủy quân lục chiến Mỹ, là phi công đầu tiên của Thủy quân lục chiến, được huấn luyện tấn công bằng máy bay tàng hình tầm xa cho biết, với tiêm kích F-35C, Mỹ có thể tiến công sâu vào vị trí phòng ngự của đối phương bằng vũ khí tầm xa.

Phi đội VMFA-314 là phi đội F-35C đầu tiên, của Thủy quân lục chiến Mỹ, đã hình thành được khả năng tác chiến ban đầu. Thủy quân lục chiến Mỹ có kế hoạch trang bị cho phi đội 22 chiếc F-35, mỗi phi đội có khoảng 10 chiếc.

Phi đội VMFA-314 là phi đội F-35C đầu tiên, của Thủy quân lục chiến Mỹ, đã hình thành được khả năng tác chiến ban đầu. Thủy quân lục chiến Mỹ có kế hoạch trang bị cho phi đội 22 chiếc F-35, mỗi phi đội có khoảng 10 chiếc.

Tuy nhiên hiện nay, hầu hết các phi đội của Thủy quân lục chiến được trang bị chiến đấu cơ F-35B cất và hạ cánh thẳng đứng. So với các mẫu F-35 khác, F-35B được trang bị quạt nâng hạng nặng, khiến thân máy bay nặng hơn và không gian bên trong nhỏ hơn, nên tầm hoạt động ngắn hơn.

Tuy nhiên hiện nay, hầu hết các phi đội của Thủy quân lục chiến được trang bị chiến đấu cơ F-35B cất và hạ cánh thẳng đứng. So với các mẫu F-35 khác, F-35B được trang bị quạt nâng hạng nặng, khiến thân máy bay nặng hơn và không gian bên trong nhỏ hơn, nên tầm hoạt động ngắn hơn.

Ngược lại, F-35C có diện tích cánh lớn hơn các mẫu A và B, đồng thời nó cũng có càng hạ cánh chắc chắn hơn, được thiết kế đặc biệt để tác chiến trên các tàu sân bay của Hải quân Mỹ. So với F-35B, F-35C có thể chở 3 tấn nhiên liệu và có khoang vũ khí lớn hơn.

Ngược lại, F-35C có diện tích cánh lớn hơn các mẫu A và B, đồng thời nó cũng có càng hạ cánh chắc chắn hơn, được thiết kế đặc biệt để tác chiến trên các tàu sân bay của Hải quân Mỹ. So với F-35B, F-35C có thể chở 3 tấn nhiên liệu và có khoang vũ khí lớn hơn.

Nếu khoang bom của F-35B chỉ chứa được 450 kg vũ khí, thì khoang chứa bom của F-35C có thể chứa 900 kg, bao gồm cả tên lửa tầm xa như vũ khí phóng ngoài tầm nhìn (JSOW) và tên lửa không đối không AIM-120C.

Nếu khoang bom của F-35B chỉ chứa được 450 kg vũ khí, thì khoang chứa bom của F-35C có thể chứa 900 kg, bao gồm cả tên lửa tầm xa như vũ khí phóng ngoài tầm nhìn (JSOW) và tên lửa không đối không AIM-120C.

Tầm hoạt động và khả năng chứa vũ khí lớn hơn, khiến F-35C trở thành máy bay tấn công chiều sâu tốt nhất trong Thủy quân lục chiến. Phi đội F-35C của Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ được triển khai trên tàu sân bay Abraham Lincoln, và có thể được triển khai tới Thái Bình Dương lần đầu tiên vào năm sau.

Tầm hoạt động và khả năng chứa vũ khí lớn hơn, khiến F-35C trở thành máy bay tấn công chiều sâu tốt nhất trong Thủy quân lục chiến. Phi đội F-35C của Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ được triển khai trên tàu sân bay Abraham Lincoln, và có thể được triển khai tới Thái Bình Dương lần đầu tiên vào năm sau.

Phương thức chiến đấu trong tương lai của F-35C dự kiến là: Máy bay sẽ cất cánh từ một tàu sân bay đang hoạt động trên Biển Đông hoặc biển Philippines, ở khu vực tương đối an toàn, hoặc các vùng biển khác cách xa tầm bắn tên lửa đất đối không của Trung Quốc.

Phương thức chiến đấu trong tương lai của F-35C dự kiến là: Máy bay sẽ cất cánh từ một tàu sân bay đang hoạt động trên Biển Đông hoặc biển Philippines, ở khu vực tương đối an toàn, hoặc các vùng biển khác cách xa tầm bắn tên lửa đất đối không của Trung Quốc.

Mỗi chiếc F-35C sẽ mang hai tên lửa JSOW với tầm bắn 140 km và hai tên lửa không đối không AIM-120 trong khoang chứa bom của nó. Cứ cách vài trăm km, máy bay tiếp dầu KC-130 của Thủy quân lục chiến hoặc KC-135 của Không quân, có thể tiếp nhiên liệu cho những chiếc F-35C này ở trên không.

Mỗi chiếc F-35C sẽ mang hai tên lửa JSOW với tầm bắn 140 km và hai tên lửa không đối không AIM-120 trong khoang chứa bom của nó. Cứ cách vài trăm km, máy bay tiếp dầu KC-130 của Thủy quân lục chiến hoặc KC-135 của Không quân, có thể tiếp nhiên liệu cho những chiếc F-35C này ở trên không.

Đối với các máy bay tiếp dầu của quân đội Mỹ đang làm nhiệm vụ, có thể cất cánh từ một đường băng trên đất liền hoặc các sân bay tại các căn cứ nhỏ. Hiện Quân đội Mỹ đã và đang khám phá các chiến thuật mới, để nhanh chóng thiết lập các căn cứ nhỏ.

Đối với các máy bay tiếp dầu của quân đội Mỹ đang làm nhiệm vụ, có thể cất cánh từ một đường băng trên đất liền hoặc các sân bay tại các căn cứ nhỏ. Hiện Quân đội Mỹ đã và đang khám phá các chiến thuật mới, để nhanh chóng thiết lập các căn cứ nhỏ.

Mặc dù những căn cứ đơn giản này, có thể không đủ để giữ máy bay chiến đấu đóng quân trong thời gian dài; nhưng chúng có thể được sử dụng làm trạm tiếp nhiên liệu cho máy bay chiến đấu trong tương lai.

Mặc dù những căn cứ đơn giản này, có thể không đủ để giữ máy bay chiến đấu đóng quân trong thời gian dài; nhưng chúng có thể được sử dụng làm trạm tiếp nhiên liệu cho máy bay chiến đấu trong tương lai.

Với sự tiếp sức của các máy bay tiếp dầu trên không và các căn cứ đơn giản, F-35C sẽ sử dụng khoảng trống trong vùng phủ sóng radar của đối phương, để thoát khỏi hệ thống phòng không nguy hiểm nhất của đối thủ.

Với sự tiếp sức của các máy bay tiếp dầu trên không và các căn cứ đơn giản, F-35C sẽ sử dụng khoảng trống trong vùng phủ sóng radar của đối phương, để thoát khỏi hệ thống phòng không nguy hiểm nhất của đối thủ.

Nếu chiến đấu với máy bay chiến đấu của Trung Quốc, F-35C có thể phản công bằng tên lửa AIM-120. Tất cả các phi công Thủy quân lục chiến đã được đào tạo về cách thực hiện các nhiệm vụ này. Sau khi phóng tên lửa JSOW, F-35C sẽ quay trở lại.

Nếu chiến đấu với máy bay chiến đấu của Trung Quốc, F-35C có thể phản công bằng tên lửa AIM-120. Tất cả các phi công Thủy quân lục chiến đã được đào tạo về cách thực hiện các nhiệm vụ này. Sau khi phóng tên lửa JSOW, F-35C sẽ quay trở lại.

Các máy bay chiến đấu F-35C sau khi thực hiện nhiệm vụ, có thể thực hiện hạ cánh xuống các tiền đồn trên các hòn đảo trên đường đi, để bổ sung nhiên liệu và đạn dược; hoặc chúng có thể bay thẳng trở lại tàu sân bay trên suốt chặng đường và sau đó quay trở lại chiến đấu ngay.

Các máy bay chiến đấu F-35C sau khi thực hiện nhiệm vụ, có thể thực hiện hạ cánh xuống các tiền đồn trên các hòn đảo trên đường đi, để bổ sung nhiên liệu và đạn dược; hoặc chúng có thể bay thẳng trở lại tàu sân bay trên suốt chặng đường và sau đó quay trở lại chiến đấu ngay.

Vậy F-35C có thể bay bao xa trong một cuộc tấn công sâu như vậy? Để trả lời câu hỏi này, Phi đội VMFA-314 đã thực hiện thử nghiệm. Trong một cuộc tập trận hồi tháng 7, một chiếc F-35C của phi đội, đã bay từ Miramar đến Bang Washington, với quãng đường hơn 1.600 km.

Vậy F-35C có thể bay bao xa trong một cuộc tấn công sâu như vậy? Để trả lời câu hỏi này, Phi đội VMFA-314 đã thực hiện thử nghiệm. Trong một cuộc tập trận hồi tháng 7, một chiếc F-35C của phi đội, đã bay từ Miramar đến Bang Washington, với quãng đường hơn 1.600 km.

Trên quãng đường di chuyển, máy bay KC-130 của Thủy quân lục chiến đã tiếp nhiên liệu. Trong một kế hoạch tập trận khác, F-35C đang chuẩn bị bay từ California đến Hawaii cho một nhiệm vụ tấn công sâu mô phỏng, với quãng đường 4.200 km. Nhưng đây là một nhiệm vụ đầy tham vọng, do thời gian bay quá dài.

Trên quãng đường di chuyển, máy bay KC-130 của Thủy quân lục chiến đã tiếp nhiên liệu. Trong một kế hoạch tập trận khác, F-35C đang chuẩn bị bay từ California đến Hawaii cho một nhiệm vụ tấn công sâu mô phỏng, với quãng đường 4.200 km. Nhưng đây là một nhiệm vụ đầy tham vọng, do thời gian bay quá dài.

Trong các cuộc tập trận, F-35C có thể hạ cánh và ở lại căn cứ ở Hawaii; nhưng điều này là không thể trong thời chiến. Nói cách khác, nếu muốn tiến công mục tiêu xa hơn 4.200 km, F-35C có thể phải bay tổng cộng 8.400 km.

Trong các cuộc tập trận, F-35C có thể hạ cánh và ở lại căn cứ ở Hawaii; nhưng điều này là không thể trong thời chiến. Nói cách khác, nếu muốn tiến công mục tiêu xa hơn 4.200 km, F-35C có thể phải bay tổng cộng 8.400 km.

Hành trình khứ hồi dài 8.400 km đòi hỏi nhiều lần tiếp nhiên liệu trên không. Vào tháng 4 năm nay, khi một đội hình 4 máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Mỹ bay từ Nhật Bản đến Biển Đông, đội hình này được hỗ trợ bởi 4 máy bay tiếp dầu KC-135. Có nghĩa là, với sự hỗ trợ của một máy bay tiếp dầu cỡ lớn, mỗi máy bay chiến đấu có thể đạt được quãng đường đến 11.000 km.

Hành trình khứ hồi dài 8.400 km đòi hỏi nhiều lần tiếp nhiên liệu trên không. Vào tháng 4 năm nay, khi một đội hình 4 máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Mỹ bay từ Nhật Bản đến Biển Đông, đội hình này được hỗ trợ bởi 4 máy bay tiếp dầu KC-135. Có nghĩa là, với sự hỗ trợ của một máy bay tiếp dầu cỡ lớn, mỗi máy bay chiến đấu có thể đạt được quãng đường đến 11.000 km.

F-35C phải có sự hỗ trợ của máy bay tiếp dầu, nếu muốn thực hiện chuyến bay khứ hồi 5.400 km. Không khó để tưởng tượng rằng, trong cuộc không chiến tầm xa ở Tây Thái Bình Dương, máy bay chiến đấu của Mỹ cất cánh từ tàu sân bay, hoặc căn cứ trên bộ, thì máy bay tiếp dầu là yếu tố không thể thiếu.

F-35C phải có sự hỗ trợ của máy bay tiếp dầu, nếu muốn thực hiện chuyến bay khứ hồi 5.400 km. Không khó để tưởng tượng rằng, trong cuộc không chiến tầm xa ở Tây Thái Bình Dương, máy bay chiến đấu của Mỹ cất cánh từ tàu sân bay, hoặc căn cứ trên bộ, thì máy bay tiếp dầu là yếu tố không thể thiếu.

Việc phải phụ thuộc vào máy bay tiếp dầu trên không, sẽ hạn chế nghiêm trọng số lượng máy bay chiến đấu của Mỹ tham chiến trong khu vực, do số lượng máy bay tiếp dầu của quân đội Mỹ là có hạn.

Việc phải phụ thuộc vào máy bay tiếp dầu trên không, sẽ hạn chế nghiêm trọng số lượng máy bay chiến đấu của Mỹ tham chiến trong khu vực, do số lượng máy bay tiếp dầu của quân đội Mỹ là có hạn.

Ngoài ra, bản thân sự an toàn của các máy bay tiếp dầu này cũng đang đứng trước mối đe dọa rất lớn, ví dụ tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc, là máy bay rất thích hợp, để “săn” các tàu chở dầu cỡ lớn và máy bay trinh sát của quân đội Mỹ.

Ngoài ra, bản thân sự an toàn của các máy bay tiếp dầu này cũng đang đứng trước mối đe dọa rất lớn, ví dụ tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc, là máy bay rất thích hợp, để “săn” các tàu chở dầu cỡ lớn và máy bay trinh sát của quân đội Mỹ.

Mặc dù Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ đang chuẩn bị cho các hoạt động không kích tầm xa, nhưng điều này không có nghĩa là lực lượng này có khả năng tiếp tục hoàn thành các nhiệm vụ không kích, mà bất chấp đòn phản công của đối thủ, nên Mỹ vẫn còn nhiều việc phải giải quyết cả về lý luận và thực tiễn. Nguồn ảnh: Pinterest.

Mặc dù Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ đang chuẩn bị cho các hoạt động không kích tầm xa, nhưng điều này không có nghĩa là lực lượng này có khả năng tiếp tục hoàn thành các nhiệm vụ không kích, mà bất chấp đòn phản công của đối thủ, nên Mỹ vẫn còn nhiều việc phải giải quyết cả về lý luận và thực tiễn. Nguồn ảnh: Pinterest.

Mỹ vẫn còn rất nhiều vấn đề để khắc phục, trước khi tiêm kích F-35 có thể hoạt động với toàn bộ khả năng. Nguồn: Rockstar1.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/muon-dung-f-35c-doi-dau-trung-quoc-my-con-phai-cho-lau-1576674.html