Nội dung văn bản trả lời mà Mỹ đưa ra cho Nga về những sáng kiến liên quan đến vấn đề an ninh toàn cầu tiếp tục được đăng tải một phần, lần này là vấn đề với Công ước Montreaux.
Hiện tại, những sáng kiến trong các cuộc thảo luận ở Mỹ được đưa ra bởi các chính trị gia cũng như quân đội và được chính quyền xem xét, diễn biến trên khiến báo chí rất quan tâm. Một trong những sáng kiến như vậy là sửa đổi Công ước Montreux.
Cần nhớ lại rằng công ước này đã được ký kết vào năm 1936, nó quy định sự xâm nhập của tàu chiến của các nước ngoài khu vực vào Biển Đen qua các tuyến giao thông chính, nổi bật như Eo biển Bosphorus.
Đặc biệt trong thời bình, việc tàu chiến của các nước không thuộc Biển Đen qua lại khu vực này bị hạn chế cả về trọng tải và thời gian lưu trú, gây ảnh hưởng lớn đến tham vọng của NATO trong tình hình hiện nay.
Trong số các quan chức Mỹ có những người quyết định rằng "các quy chuẩn của Công ước Montreux đã lỗi thời và không phản ánh tình hình an ninh toàn cầu hiện nay". Về vấn đề này, họ đã đề xuất sửa đổi các quy tắc cho tàu chiến đi vào vùng nước của Biển Đen.
Báo chí Mỹ đưa tin rằng chính quyền nước này đã xem xét vấn đề thay đổi cả quy tắc đi lại của tàu bè qua eo biển Dardanelles và Bosporus từ Địa Trung Hải đến Biển Đen, và các quy tắc về hàng hải trong khu vực Biển Đen cũng được đề cập.
Đặc biệt, những người ủng hộ việc thay đổi Công ước Montreux không hài lòng với nhiều điểm của nó, trong đó có quy định bắt buộc là phải thông báo trước cho Thổ Nhĩ Kỳ về việc cho tàu chiến đi qua eo biển Bosphorus.
Chính quyền Mỹ đã lên tiếng về lựa chọn trao cho eo biển Dardanelles, Bosphorus và Biển Đen tình trạng "tự do", cho thấy mong muốn của Washington là đạt được khả năng hiện diện lâu dài của hạm đội ở Biển Đen mà không cần thông báo cho cả đồng minh NATO Thổ Nhĩ Kỳ về ý định tiến vào đó.
Xin nhắc lại rằng ở thời điểm hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng triển khai dự án Kênh đào Istanbul. Nói một cách rõ ràng, Ankara sẽ xây dựng huyết mạch này từ Biển Marmara đến Biển Đen để dỡ bỏ hạn chế tại eo biển Bosphorus.
Tuy nhiên Mỹ đã xem xét khả năng có thể xuất hiện một kênh mới như một lý do để sửa đổi toàn bộ Công ước Montreux, mặc dù Ankara không coi điều này là cần thiết và hiện tại cũng không có sự nhất trí nào trong chính quyền Mỹ về việc thay đổi Công ước Montreux.
Tuy vậy theo nhận xét của đại đa số chuyên gia quân sự và chính trị thế giới, một khi Kênh đào Istanbul hoàn thành thì dĩ nhiên Công ước Montreaux sẽ tự động không còn hiệu lực.
Cần lưu ý Công ước Montreaux chỉ quy định các điều khoản để tàu chiến các nước ngoài khu vực Biển Đen ra vào qua eo biển Dardanelles, Bosphorus, nó hoàn toàn vô tác dụng với tuyến giao thông mới.
Dự báo trong tương lai, Mỹ không cần phải quá nỗ lực sửa đổi Công ước Montreaux mà họ chỉ cần cung cấp tài chính cho Thổ Nhĩ Kỳ hoàn thành dự án tham vọng này là đạt được mong muồn ban đầu.
Khi đó, các tàu chiến Mỹ - kể cả tàu sân bay có thể ra vào Biển Đen một cách thoải mái mà không hứng chịu ràng buộc nào, điều này theo nhận xét sẽ gây áp lực cực lớn lên Hải quân Nga.
Bạch Dương