Nâng tầm thương hiệu Việt trong xu thế hội nhập toàn cầu

Nhiều doanh nghiệp đều nhận định, thương hiệu doanh nghiệp là nền tảng của Thương hiệu quốc gia. Một quốc gia tập hợp được nhiều doanh nghiệp có thương hiệu tốt, uy tín sẽ nâng được cao hình ảnh của quốc gia đó.

Trong bối cảnh kinh tế hội nhập sâu rộng, việc định vị và nâng tầm thương hiệu Việt mang ý nghĩa quan trọng góp phần vào sự phát triển của bền vững của đất nước. Thế nhưng hiện nay, việc định vị và nâng tầm thương hiệu Việt đang gặp nhiều thách thức, điển hình là các doanh nghiệp Việt đang gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu quốc tế lớn về giá cả, chất lượng, hình ảnh thương hiệu, tiềm lực tài chính…

Cùng với đó hiện nước ta đang còn ít thương hiệu Việt được thế giới biết đến, cũng như các thương hiệu Việt chưa có sự tham gia nhiều trên thị trường quốc tế.

Ông Bùi Quang Tuấn, Phó Chủ tịch Hội khoa học kinh tế Việt Nam, nguyên Viện Trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nêu thực tế: "Hiện bản thân nhận diện thương hiệu của chúng ta còn hạn chế, như chưa nhận diện được một cách đầy đủ các thương hiệu, tiếp cận thị trường vẫn còn hạn chế khả năng tài chính còn rất nhiều vấn đề.

Nhiều doanh nghiệp đều nhận định, thương hiệu doanh nghiệp là nền tảng của Thương hiệu quốc gia. (Ảnh minh họa)

Nhiều doanh nghiệp đều nhận định, thương hiệu doanh nghiệp là nền tảng của Thương hiệu quốc gia. (Ảnh minh họa)

Cùng với đó là thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng và quản lý thương hiệu, rất nhiều các vấn đề khác liên quan công nghệ, nguồn lực con người vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện nay chúng ta vẫn chưa nhận diện một cách đầy đủ, đặc biệt là các định hướng, giải pháp đang thiếu rất nhiều, từ góc độ là nâng cao hình ảnh quốc gia thì chúng ta sẽ phải có những giải pháp để nâng cao được thương hiệu quốc gia để đại diện một đất nước hình ảnh đất nước".

Nhiều doanh nghiệp đều nhận định, thương hiệu doanh nghiệp là nền tảng của Thương hiệu quốc gia. Một quốc gia tập hợp được nhiều doanh nghiệp có thương hiệu tốt, uy tín sẽ nâng được cao hình ảnh của quốc gia đó.

Theo ông Hoàng Văn Hải, Tập đoàn Đèo Cả, để xây dựng được thương hiệu cho mình, doanh nghiệp đưa ra các chiến lược tăng trưởng, tập trung phát huy thế mạnh. Trong đó tạo sự khác biệt trong việc làm chủ công nghệ, tạo lợi thế cạnh tranh, tạo thương hiệu Nhà đầu tư; Tuân thủ các quy tắc quản trị điều hành; Tự chịu trách nhiệm với những hành vi của doanh nghiệp; Cung cấp thông tin minh bạch, chính xác về công việc của Tập đoàn cho cộng đồng, xã hội.

"Những con đường, công trình hầm, những công trình Tập đoàn Đèo Cả tạo ra trong nhiều năm gần đây đều tạo ra những dấu ấn và những thay đổi rất lớn. Để chúng ta có được một thương hiệu quốc gia thì không phải đơn giản, đòi hỏi những người thủ lĩnh phải hy sinh, nhưng lại phải có một mục đích tốt đẹp và phải làm thật, phải cuốn hút những người khác giống mình. Song song đó là phải tập hợp được đội quân ấy mới là căn cốt để làm nên thương hiệu, tạo ra văn hóa doanh nghiệp'" - ông Hải chia sẻ.

Các ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia tại hội thảo cho rằng, để định vị và nâng tầm thương hiệu Việt trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay, nội dung này cần phải nhìn nhận từ rất nhiều phía. Từ phía cộng đồng doanh nghiệp đầu tiên cần định vị và nâng tầm thương hiệu Việt, đó là phải đầu tư chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tạo dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp.

Cùng với đó, là xây dựng hệ thống phân phối hiệu quả, đầu tư nghiên cứu và phát triển, hợp tác đối tác quốc tế xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp… Từ góc độ của nhà nước phải tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi, xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại, các nhóm chính sách bảo hộ Sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp thời gian tới …

Nguyễn Hằng/VOV1

Nguồn VOV: https://vov.vn/kinh-te/nang-tam-thuong-hieu-viet-trong-xu-the-hoi-nhap-toan-cau-post1126680.vov