Ngắm loạt bảo vật vô giá 2.000 năm tuổi của người Việt cổ

Nếu có dịp ghé thăm Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội, du khách không nên bở lỡ cơ hội chiêm ngưỡng loạt hiện vật 'đỉnh cao' của nền văn hóa Đông Sơn, đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.

1. Được phát hiện vào khoảng năm 1893 - 1894 ở làng Ngọc Lũ, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, Bảo vật quốc gia trống đồng Ngọc Lũ I được đánh giá là chiếc trống đồng đẹp nhất của văn hóa Đông Sơn từng được tìm thấy từ trước đến nay.

1. Được phát hiện vào khoảng năm 1893 - 1894 ở làng Ngọc Lũ, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, Bảo vật quốc gia trống đồng Ngọc Lũ I được đánh giá là chiếc trống đồng đẹp nhất của văn hóa Đông Sơn từng được tìm thấy từ trước đến nay.

Trống còn khá nguyên vẹn, có hình dáng cân đối, đường kính 79 cm, cao 63 cm. Nét đặc sắc nhất của trống đồng Ngọc Lũ I là hệ thống hoa văn hết sức phong phú, được chia làm hai loại là hoa văn hình học và hoa văn người, động vật và đồ vật.

Trống còn khá nguyên vẹn, có hình dáng cân đối, đường kính 79 cm, cao 63 cm. Nét đặc sắc nhất của trống đồng Ngọc Lũ I là hệ thống hoa văn hết sức phong phú, được chia làm hai loại là hoa văn hình học và hoa văn người, động vật và đồ vật.

Các nhà nghiên cứu xác định Trống đồng Ngọc Lũ I có niên đại 2.500 năm trước, được xếp vào loại H1 - Heger, là loại trống đồng "cổ nhất, cơ bản nhất". Có thể nói đây là một kiệt tác được sáng tạo trong thời kỳ cực thịnh của văn hóa Đông Sơn.

Các nhà nghiên cứu xác định Trống đồng Ngọc Lũ I có niên đại 2.500 năm trước, được xếp vào loại H1 - Heger, là loại trống đồng "cổ nhất, cơ bản nhất". Có thể nói đây là một kiệt tác được sáng tạo trong thời kỳ cực thịnh của văn hóa Đông Sơn.

2. Trong các trống đồng Đông Sơn ở Việt Nam, trống đồng Hoàng Hạ được coi là chiếc trống "Á hậu", với vẻ đẹp chỉ đứng sau trống đồng Ngọc Lũ I. Trống được phát hiện tại thôn Hoàng Hạ, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội) vào năm 1937.

2. Trong các trống đồng Đông Sơn ở Việt Nam, trống đồng Hoàng Hạ được coi là chiếc trống "Á hậu", với vẻ đẹp chỉ đứng sau trống đồng Ngọc Lũ I. Trống được phát hiện tại thôn Hoàng Hạ, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội) vào năm 1937.

Theo giám định, chiếc trống đồng Đông Sơn này có niên đại khoảng 2.000 - 2.500 năm trước. Đường kính mặt trống là 78,5 cm, đường kính chân 79,9 cm, cao 61,5 cm. Họa tiết trang trí trên trống tinh tế không thua kém gì trống Ngọc Lũ I.

Theo giám định, chiếc trống đồng Đông Sơn này có niên đại khoảng 2.000 - 2.500 năm trước. Đường kính mặt trống là 78,5 cm, đường kính chân 79,9 cm, cao 61,5 cm. Họa tiết trang trí trên trống tinh tế không thua kém gì trống Ngọc Lũ I.

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, cùng với trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Hoàng Hạ là biểu tượng cho đỉnh cao nhất trong mỹ thuật tạo hình của nghệ nhân Đông Sơn xưa.

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, cùng với trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Hoàng Hạ là biểu tượng cho đỉnh cao nhất trong mỹ thuật tạo hình của nghệ nhân Đông Sơn xưa.

3. Thạp Đào Thịnh được phát hiện ở xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái năm 1961. Hiện vật có niên đại từ 2.500 - 2.000 trước, được chế tác bằng đồng với chiều cao 98cm, đường kính miệng 61 cm, đường kính đáy 60 cm.

3. Thạp Đào Thịnh được phát hiện ở xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái năm 1961. Hiện vật có niên đại từ 2.500 - 2.000 trước, được chế tác bằng đồng với chiều cao 98cm, đường kính miệng 61 cm, đường kính đáy 60 cm.

Không chỉ là chiếc thạp Đông Sơn lớn nhất (nặng 760 kg), thạp Đào Thịnh còn có mật độ hoa văn dày đặc và được chế tác đặc biệt cẩn thận. Nét đặc sắc nhất của thạp là trên nắp thạp có 4 cặp tượng trai gái giao hợp, phản ánh khát vọng sinh sôi nẩy nở, sự phồn thịnh của con người và vạn vật.

Không chỉ là chiếc thạp Đông Sơn lớn nhất (nặng 760 kg), thạp Đào Thịnh còn có mật độ hoa văn dày đặc và được chế tác đặc biệt cẩn thận. Nét đặc sắc nhất của thạp là trên nắp thạp có 4 cặp tượng trai gái giao hợp, phản ánh khát vọng sinh sôi nẩy nở, sự phồn thịnh của con người và vạn vật.

Có thể nói, thạp đồng Đào Thịnh là bản thông điệp từ quá khứ gửi cho thế hệ mai sau về cuộc sống vật chất và quan niệm phồn thực, khát vọng sinh sôi nẩy nở của con người và vạn vật trong một nền nông nghiệp lúa nước.

Có thể nói, thạp đồng Đào Thịnh là bản thông điệp từ quá khứ gửi cho thế hệ mai sau về cuộc sống vật chất và quan niệm phồn thực, khát vọng sinh sôi nẩy nở của con người và vạn vật trong một nền nông nghiệp lúa nước.

4. Đèn đồng hình người quỳ là một hiện vật Đông Sơn được phát hiện tại Lạch Trường, Thanh Hóa, năm 1935. Hiện vật có niên đại khoảng 1.700-2.000 năm trước, cao 40 cm, rộng 27 cm, nặng 1,9 kg, mang hình một người đàn ông mình trần, đóng khố, hai tay nâng đĩa đèn trong tư thế quỳ.

4. Đèn đồng hình người quỳ là một hiện vật Đông Sơn được phát hiện tại Lạch Trường, Thanh Hóa, năm 1935. Hiện vật có niên đại khoảng 1.700-2.000 năm trước, cao 40 cm, rộng 27 cm, nặng 1,9 kg, mang hình một người đàn ông mình trần, đóng khố, hai tay nâng đĩa đèn trong tư thế quỳ.

Có nhiều cách lý giải khác nhau về tạo hình của hiện vật. Theo nhà nghiên cứu O.Jane, bức tượng thể hiện hình ảnh một vị thần. Ý kiến khác cho rằng cây đèn thể hiện văn hóa Hán và người đàn ông quỳ là một tù binh Hung Nô bị bắt và trở thành người hầu bê đèn...

Có nhiều cách lý giải khác nhau về tạo hình của hiện vật. Theo nhà nghiên cứu O.Jane, bức tượng thể hiện hình ảnh một vị thần. Ý kiến khác cho rằng cây đèn thể hiện văn hóa Hán và người đàn ông quỳ là một tù binh Hung Nô bị bắt và trở thành người hầu bê đèn...

Đây là cây đèn hình người lớn nhất trong số ít cây đèn cùng loại, thể hiện kỹ thuật đúc khéo léo và phản ánh thẩm mỹ cao của cư dân cổ ở Việt Nam cách đây 2 thiên niên kỷ.

Đây là cây đèn hình người lớn nhất trong số ít cây đèn cùng loại, thể hiện kỹ thuật đúc khéo léo và phản ánh thẩm mỹ cao của cư dân cổ ở Việt Nam cách đây 2 thiên niên kỷ.

5. Tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn là hiện vật Đông Sơn có niên đại 2.500 - 2.000 năm trước, được các nhà khảo cổ Pháp tìm thấy ở di chỉ Đông Sơn đầu thế kỷ 20. Tượng cao 8,5 cm, rộng: 9,5 cm. Mặc dù nhỏ, nhưng bức tượng lại là tuyệt tác về nghệ thuật đúc đồng.

5. Tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn là hiện vật Đông Sơn có niên đại 2.500 - 2.000 năm trước, được các nhà khảo cổ Pháp tìm thấy ở di chỉ Đông Sơn đầu thế kỷ 20. Tượng cao 8,5 cm, rộng: 9,5 cm. Mặc dù nhỏ, nhưng bức tượng lại là tuyệt tác về nghệ thuật đúc đồng.

Tượng có cấu trúc hình học khá phức tạp nhưng lại được đúc liền khối chứ không chắp vá. Điều này chứng tỏ kỹ nghệ làm khuôn rất giỏi, tạo ra được các khối thanh mảnh, các chỗ lồi lõm, mà khi đúc, nước đồng vẫn điền đầy chi tiết.

Tượng có cấu trúc hình học khá phức tạp nhưng lại được đúc liền khối chứ không chắp vá. Điều này chứng tỏ kỹ nghệ làm khuôn rất giỏi, tạo ra được các khối thanh mảnh, các chỗ lồi lõm, mà khi đúc, nước đồng vẫn điền đầy chi tiết.

Các nhà nghiên cứu đánh giá đây là tiêu bản hiếm hoi về nghệ thuật tượng tròn thời Đông Sơn, phản ánh về sinh hoạt âm nhạc mang đậm yếu tố truyền thống khởi nguồn từ xa xưa đến nay còn đọng lại trong nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam.

Các nhà nghiên cứu đánh giá đây là tiêu bản hiếm hoi về nghệ thuật tượng tròn thời Đông Sơn, phản ánh về sinh hoạt âm nhạc mang đậm yếu tố truyền thống khởi nguồn từ xa xưa đến nay còn đọng lại trong nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam.

6. Có niên đại cách ngày nay 2.500 năm, mộ thuyền Việt Khê được đánh giá là ngôi mộ cổ nhất và đẹp nhất của nền văn hóa Đông Sơn. Hiện vật được tìm thấy năm 1961 trong một nhóm mộ táng ở thôn Việt Khê, xã Phù Ninh, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

6. Có niên đại cách ngày nay 2.500 năm, mộ thuyền Việt Khê được đánh giá là ngôi mộ cổ nhất và đẹp nhất của nền văn hóa Đông Sơn. Hiện vật được tìm thấy năm 1961 trong một nhóm mộ táng ở thôn Việt Khê, xã Phù Ninh, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

Mộ làm bằng thân cây khoét rỗng, có chiều dài 476 cm, rộng 77 cm, dày 6 cm, sâu 39 cm, là ngôi mộ lớn và nguyên vẹn nhất trong số những mộ thuyền Đông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam. Đặc biệt, trong mộ chứa 107 đồ tùy táng, kỷ lục về số lượng đồ tùy táng trong một ngôi mộ Đông Sơn.

Mộ làm bằng thân cây khoét rỗng, có chiều dài 476 cm, rộng 77 cm, dày 6 cm, sâu 39 cm, là ngôi mộ lớn và nguyên vẹn nhất trong số những mộ thuyền Đông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam. Đặc biệt, trong mộ chứa 107 đồ tùy táng, kỷ lục về số lượng đồ tùy táng trong một ngôi mộ Đông Sơn.

Các chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá, mộ thuyền Việt Khê là một phát hiện khảo cổ học đặc biệt. Ngôi mộ là minh chứng điển hình cho táng thức và táng tục của cư dân Đông Sơn giai đoạn sớm, đồng thời đưa đến hình dung trực quan, sinh động về đời sống văn hóa của người Việt cổ.

Các chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá, mộ thuyền Việt Khê là một phát hiện khảo cổ học đặc biệt. Ngôi mộ là minh chứng điển hình cho táng thức và táng tục của cư dân Đông Sơn giai đoạn sớm, đồng thời đưa đến hình dung trực quan, sinh động về đời sống văn hóa của người Việt cổ.

Nghe ca khúc Việt nam quê hương tôi.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/ngam-loat-bao-vat-vo-gia-2000-nam-tuoi-cua-nguoi-viet-co-1386717.html