Ngày Tránh thai thế giới: 'Chủ động tránh thai, chủ động tương lai'
Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) vừa tổ chức Hội thảo hưởng ứng Ngày tránh thai thế giới (26/9) với thông điệp'Chủ động tránh thai, chủ động tương lai' nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức cho cộng đồng.
Theo ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng Cụctrưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, hằng năm trên thế giới vẫn có tới 1/3 trong số cáctrường hợp mang thai là mang thai ngoài ý muốn, 36% độ tuổi vị thành niên chobiết có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ, trong khi tỉ lệ bệnhlây truyền qua đường tình dục cao nhất ở độ tuổi dưới 25.
Tại Việt Nam, theo số liệu của Tổngcục Thống kê, mỗi năm dân số Việt Nam tăng thêm khoảng gần 1 triệu người. Trongnhững năm tới, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) vẫn tiếp tục gia tăng.Nhu cầu sử dụng các phương tiện tránh thai tiếp tục tăng, đặc biệt tuổi vịthành niên và thanh niên cần được quan tâm hơn. Tuy nhiên, hiện nay các kết quảđiều tra cho thấy nhu cầu chưa được đáp ứng về các biện pháp tránh thai hiện đaiợ̉ phụ nữ độ tuổi từ 15-24 còn tới 30%. Tình trạng phá thai lặp lại còn khá phổbiến; tỉ lệ vô sinh, nhất là vô sinh thứ phát đang có chiều hướng gia tăng, dịchvụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình còn một số hạn chế. Giảiquyết các nhu cầu chưa được đáp ứng về KHHGĐ chính là một trong những cách thứcđầu tư mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
Trước tình hình trên, Ngày Tránhthai thế giới có ý nghĩa như một chiến dịch toàn cầu, khơi dậy trách nhiệm củagiới trẻ trong việc quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai, đồng thơìkhuyến khích tất cả mọi người đều có thể chủ động hành vi mang thai vì những lơịích của chính mình và cộng đồng. Mục tiêu của Ngày tránh thai thế giới nhằm cảithiện nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân, cộng đồng xã hội, đặc biệt là giơítrẻ, nhóm vị thành niên, thanh niên, phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh đẻ vềtất cả các biện pháp tránh thai để giúp họ có sự lựa chọn sáng suốt về sức khoẻgiới tính và sức khỏe sinh sản.
Phòng tránh thai mang lại rất nhiêùlợi ích như: chủ động trong việc sinh con, khoảng cách sinh và số lượng consinh ra; tránh được những tai biến sản khoa và không bị các bệnh lây truyền quađường tình dục… Nhờ việc không sinh con sớm, quá dày, quá nhiều hay quá muộn, đặcbiệt khi người phụ nữ chưa phát triển đầy đủ cả về thể chất lẫn sinh lý nên sẽhạn chế được các tai biến cho bà mẹ và thai nhi. Đẻ quá muộn thì làm tăng tỉ lệdị tật thai. Đẻ quá nhiều và dày khiến cho phụ nữ hao mòn, dễ bị tai biến khisinh đẻ, thậm chí là chết lưu và suy dinh dưỡng…
Phòng tránh thai giúp nâng cao chấtlượng cuộc sống gia đình, từ đó, có điều kiện để chăm sóc, giáo dục con cái tốthơn, góp phần nâng cao được đời sống, kinh tế của mỗi gia đình. Do có sức khỏe,văn hóa và kinh tế tốt, chị em phụ nữ và các cặp vợ chồng có đủ điều kiện để thựchiện quyền hưởng thụ và bồi dưỡng sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản.