Ngủ muộn có tác hại như thế nào đến trẻ nhỏ?

Dưới đây là những tác hại của việc ngủ muộn đối với trẻ nhỏ.

Nguy cơ mắc chứng tăng động: Thường xuyên thức khuya dẫn đến không kịp tái tạo tế bào, gây hại cho não bộ. Thậm chí có thể gây ra các vấn đề về tăng động, mất kiểm soát. Ảnh minh họa

Nguy cơ mắc chứng tăng động: Thường xuyên thức khuya dẫn đến không kịp tái tạo tế bào, gây hại cho não bộ. Thậm chí có thể gây ra các vấn đề về tăng động, mất kiểm soát. Ảnh minh họa

Chậm phát triển thể chất: Vì hormone tăng trưởng thường được tiết ra trong khi ngủ, nếu trẻ thường xuyên ngủ quá ít do ngủ muộn hoặc thiếu ngủ, hormone tăng trưởng sẽ bị ức chế. Ảnh minh họa

Chậm phát triển thể chất: Vì hormone tăng trưởng thường được tiết ra trong khi ngủ, nếu trẻ thường xuyên ngủ quá ít do ngủ muộn hoặc thiếu ngủ, hormone tăng trưởng sẽ bị ức chế. Ảnh minh họa

Suy giảm khả năng miễn dịch: Thức khuya kéo dài có thể phá vỡ hệ thống miễn dịch của trẻ, làm giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. Do đó, trẻ dễ bị cảm lạnh, cảm cúm, sốt, ho. Ảnh minh họa

Suy giảm khả năng miễn dịch: Thức khuya kéo dài có thể phá vỡ hệ thống miễn dịch của trẻ, làm giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. Do đó, trẻ dễ bị cảm lạnh, cảm cúm, sốt, ho. Ảnh minh họa

Ảnh hưởng đến khả năng phát triển chiều cao: Quá trình tiết hormone tăng trưởng của trẻ bắt đầu từ 10 giờ tối đến 2 giờ sáng. Chỉ khi trẻ chìm vào giấc ngủ sâu thì hormone tăng trưởng bắt đầu tiết ra. Do đó nên cho trẻ đi ngủ trước 10 giờ để đạt được giấc ngủ sâu lúc 11 giờ để đạt hiệu quả tăng chiều cao tốt nhất. Ảnh minh họa

Ảnh hưởng đến khả năng phát triển chiều cao: Quá trình tiết hormone tăng trưởng của trẻ bắt đầu từ 10 giờ tối đến 2 giờ sáng. Chỉ khi trẻ chìm vào giấc ngủ sâu thì hormone tăng trưởng bắt đầu tiết ra. Do đó nên cho trẻ đi ngủ trước 10 giờ để đạt được giấc ngủ sâu lúc 11 giờ để đạt hiệu quả tăng chiều cao tốt nhất. Ảnh minh họa

Ảnh hưởng đến tâm trạng của trẻ: Trẻ dễ cáu kỉnh, ủ rũ, lâu ngày có thể gây rối loạn tâm thần như trầm cảm và lo âu. Ảnh minh họa

Ảnh hưởng đến tâm trạng của trẻ: Trẻ dễ cáu kỉnh, ủ rũ, lâu ngày có thể gây rối loạn tâm thần như trầm cảm và lo âu. Ảnh minh họa

Nguy cơ béo phì: Khi trẻ bị thức khuya, hormone kiểm soát cảm giác đói và no sẽ bị ảnh hưởng. Trong đó hormone leptin (điều chỉnh quá trình chuyển hóa năng lượng) giảm xuống và hormone ghrelin (kích thích cảm giác thèm ăn) sẽ tăng lên. Điều này dẫn đến việc trẻ ăn quá mức vào ban ngày hoặc thường xuyên ăn vào ban đêm. Ảnh minh họa

Nguy cơ béo phì: Khi trẻ bị thức khuya, hormone kiểm soát cảm giác đói và no sẽ bị ảnh hưởng. Trong đó hormone leptin (điều chỉnh quá trình chuyển hóa năng lượng) giảm xuống và hormone ghrelin (kích thích cảm giác thèm ăn) sẽ tăng lên. Điều này dẫn đến việc trẻ ăn quá mức vào ban ngày hoặc thường xuyên ăn vào ban đêm. Ảnh minh họa

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Thiếu ngủ do thức khuya có thể làm tăng khả năng đau tim và đột quỵ. Ảnh minh họa

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Thiếu ngủ do thức khuya có thể làm tăng khả năng đau tim và đột quỵ. Ảnh minh họa

Diệp Thảo/VOV.VN Healthshots

Nguồn VOV: https://vov.vn/suc-khoe/ngu-muon-co-tac-hai-nhu-the-nao-den-tre-nho-post1007616.vov