Người đàn ông nghèo bán kem dạo bị thủng đại tràng nguy kịch

Khi anh Dũng xảy ra chuyện, người thân ở quê nhà Đồng Tháp chẳng có tiền để bắt xe lên thăm, càng không lo nổi tiền điều trị.

Anh Trần Thanh Dũng đang điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 175.

Anh Trần Thanh Dũng đang điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 175.

Trong cơn mê man, mắt anh Dũng chợt ngấn lệ khi nghe thấy bác sĩ trao đổi cùng chúng tôi. Người đàn ông có gương mặt hiền lành, nằm lặng im, phó mặc mọi sự cho người khác.

Anh Dũng nhập viện Bệnh viện Quân y 175 từ ngày 4/12. Bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực (A12) cho biết, anh bị thủng túi thừa đại tràng. Do nhập viện trễ, phân đã tràn ra khắp ổ bụng, dẫn đến sốc nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.

Sau khi mổ cấp cứu và điều trị hơn hai tuần nay, sức khỏe của anh Dũng đang dần phục hồi. Bác sĩ chỉ định anh vẫn phải lọc máu liên tục, cùng với đó là điều trị kháng sinh mạnh, kháng nấm và dinh dưỡng tích cực. Thế nhưng, chỉ riêng một lần lọc máu, chi phí đã lên tới 25-30 triệu đồng, một mình người vợ "hờ” của anh chạy vạy không nổi.

Hiện tại, anh vẫn đang phải thở máy, lọc máu liên tục, chi phí vô cùng tốn kém.

Hiện tại, anh vẫn đang phải thở máy, lọc máu liên tục, chi phí vô cùng tốn kém.

Anh Trần Thanh Dũng sinh ra trong một gia đình nghèo ở tỉnh Đồng Tháp. Ngay từ thuở nhỏ, anh đã phải làm mướn để phụ cha mẹ sinh kế. Thế nhưng, làm bao nhiêu cũng cứ nghèo mãi, nghe người ta chỉ, anh rời quê lên Sài Gòn đi bán kem dạo.

Ở tuổi 52, anh Dũng đã trải qua một đời “vợ”. Gọi là vợ nhưng thực chất cũng chẳng danh chính ngôn thuận, vì không đăng ký kết hôn. Sau nhiều năm bất đồng lối sống, cách đây 4 năm, anh và người vợ đầu dứt khoát chia tay. Lúc này, tài sản còn lại của anh chỉ có chiếc xe đạp, thùng đựng kem.

Những người sống gần khu trọ đều khen anh hiền lành, thật thà, lại chăm chỉ, chịu khó, ăn uống tiết kiệm nên ai cũng mến. Mùa hè vừa rồi, trong khoảng thời gian nghỉ bán kem do dịch covid, anh Dũng vô tình quen chị Lê Thị Thu, người đàn bà góa chồng đã nhiều năm nay.

Thương số phận và tính cách của chị, anh Dũng ngỏ ý “rủ” chị về sống cùng, với ý định có người mà dựa dẫm, tâm sự lúc tuổi già.

Mới ở với nhau chưa được 5 tháng, nhưng sự chăm sóc tận tình của anh, cũng như thực sự hiểu được con người chất phác của anh, tôi cảm thấy vui mừng vì gặp được người đàn ông tốt. Thế mà giờ anh ấy xảy ra chuyện không may như vậy, tôi đã lo hết nước hết cái rồi”, chị Thu tâm sự.

Ở quê, anh Dũng còn có anh trai và em gái, nhưng đã có gia đình riêng, đều nghèo khổ, bệnh tật. Khi hay biết anh bị bệnh nằm viện, họ cũng chẳng có khả năng lên thăm, lại càng không có tiền hỗ trợ viện phí.

Suốt những ngày anh bệnh, chị Thu phải nghỉ công việc phụ quán cơm để chăm sóc và kiếm tiền lo viện phí, thuốc thang.

"Nhiều lúc lo không được tiền, mà bị bác sĩ giục quá, tôi bất lực đến muốn buông tay. Nhưng một người tốt như vậy mà bị bỏ rơi thì xót xa quá nên tôi phải ráng", chị Thu buồn bã.

"Nhiều lúc lo không được tiền, mà bị bác sĩ giục quá, tôi bất lực đến muốn buông tay. Nhưng một người tốt như vậy mà bị bỏ rơi thì xót xa quá nên tôi phải ráng", chị Thu buồn bã.

Chị không còn cách nào xoay sở tiền để cứu "chồng".

Chị không còn cách nào xoay sở tiền để cứu "chồng".

Chị Thu nghẹn ngào: “Trước đây, anh ấy đi bán kem dạo, chi tiêu chắt bóp lắm thì dư được khoảng 2 triệu mỗi tháng. Tôi đi làm mướn từ 4 giờ sáng đến 8 giờ tối được 6 triệu đồng. Chúng tôi gắng tiết kiệm để về già bớt khổ. Ấy vậy mà giờ số tiền ấy chẳng thấm vào đâu so với chi phí để chữa trị cho anh”.

Đến nay, chị mới đóng được 49 triệu đồng tạm ứng viện phí, và khoảng 50 triệu đồng tiền mua thuốc. Hiện tại, viện phí của anh Dũng vẫn đang nợ hơn 60 triệu đồng.

Sau khi không còn ai để vay, cứ mỗi lần có đơn thuốc mới là tôi phải chạy ra hiệu thuốc nhờ tra tổng hóa đơn đặng còn về tìm kế lo liệu. Có nhiều lúc các cô ấy khó chịu vì nhiều việc quá, hoặc bị bác sĩ giục mua thuốc để theo kịp liệu trình, tôi bất lực đến độ có ý nghĩ buông xuôi, nhưng rồi lại không đành. Tôi chấp nhận đi vay nặng lãi, vay 5 triệu, trả lãi 1,5 triệu mỗi tháng. Nhưng nếu cứ vay lãi mãi thì đến lúc anh khỏi bệnh, chúng tôi cũng trả không nổi nữa cô ơi”, chị giãi bày.

Nhìn những tờ hóa đơn tiền thuốc ít thì hơn 1 triệu đồng, nhiều thì 5-6 triệu. Tổng số ấy khoảng 50 triệu đồng, chúng tôi thực đồng cảm với hoàn cảnh của chị.

Bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực chia sẻ: “Hoàn cảnh của bệnh nhân rất khó khăn và đáng thương. Chúng tôi cũng đã giúp đỡ bằng nhiều cách, nhưng chi phí điều trị cho anh Dũng quá lớn, dự kiến sắp tới vẫn còn cả trăm triệu đồng. Chúng tôi rất mong các nhà hảo tâm giúp đỡ để bệnh nhân có cơ hội trở về với cuộc sống bình thường”.

Khánh Hòa

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Bạn đọc giúp đỡ xin liên hệ Ban Công tác xã hội Bệnh viện Quân y 175; địa chỉ: số 786 Nguyễn Kiệm, P.3, quận Gò Vấp, TP.HCM; điện thoại: 0334357345 (đồng chí Nguyễn Quang Thuấn).
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.323 (anh Trần Thanh Dũng)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436.

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/vn/ban-doc/chia-se/nguoi-dan-ong-ngheo-ban-kem-dao-bi-thung-dai-trang-nguy-kich-698156.html