Người phụ nữ trọn đời đấu tranh cho quyền của người Mỹ bản địa

Ruth Muskrat Bronson (3/10/1897 - 12/6/1982) là một nhà thơ, nhà giáo dục và nhà hoạt động vì quyền của người da đỏ thuộc bộ tộc Cherokee - 1 trong 3 bộ tộc dân tộc bản địa châu Mỹ lớn nhất được công nhận tại Mỹ.

Bà dành cả cuộc đời làm việc và đấu tranh cho quyền của người Mỹ bản địa, thúc đẩy sự phát triển và vai trò lãnh đạo của họ.

Ruth sinh ra tại khu White Water, bang Oklahoma, Mỹ, ngay trên đất của Khu bảo tồn quốc gia Delaware. Cha của bà là một người Cherokee di cư tới đây từ cuối những năm 1830 qua "Đường mòn nước mắt" (1).

Bà Ruth Muskrat Bronson cùng Tổng thống Mỹ Calvin Coolidge (trái) và Mục sư Sherman Coolidge, người đồng sáng lập Hiệp hội Người da đỏ Mỹ

Bà Ruth Muskrat Bronson cùng Tổng thống Mỹ Calvin Coolidge (trái) và Mục sư Sherman Coolidge, người đồng sáng lập Hiệp hội Người da đỏ Mỹ

Ngay từ bé, bà đã phải trải qua nhiều khó khăn khi những người Mỹ bản địa bị chèn ép. Cuộc sống khốn khó làm chậm việc học của bà nhưng điều đó không ngăn cản tài năng của cô gái trẻ.

Ruth Muskrat Bronson năm 1923, sau cuộc họp “Ủy ban Một trăm”

Ruth Muskrat Bronson năm 1923, sau cuộc họp “Ủy ban Một trăm”

Năm 1921, bà bắt đầu làm việc cho Hiệp hội Cơ đốc giáo dành cho phụ nữ trẻ (YWCA) và được cử đến làm việc tại Khu bảo tồn Mescalero Apache ở New Mexico. Ở đây, bà đã có những báo cáo ấn tượng, giúp bà lấy được học bổng để theo học tại Đại học Kansas.

Bà Ruth cùng “Ủy ban Một trăm” và Tổng thống Mỹ Calvin Coolidge, Mục sư Sherman Coolidge, năm 1923

Bà Ruth cùng “Ủy ban Một trăm” và Tổng thống Mỹ Calvin Coolidge, Mục sư Sherman Coolidge, năm 1923

Năm 1922, Ruth đến Bắc Kinh (Trung Quốc) để tham dự một hội nghị thanh niên quốc tế với tư cách là thành viên của phái đoàn YWCA và là một trong những người phụ nữ bản địa đầu tiên làm đại biểu sinh viên ở nước ngoài.

Quyển sách mang tên “Người da đỏ cũng là con người” của bà, xuất bản năm 1944

Quyển sách mang tên “Người da đỏ cũng là con người” của bà, xuất bản năm 1944

Chuyến đi đã đưa bà trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của báo chí quốc tế. Ngay năm sau đó, bà đã gửi lời kêu gọi đến Tổng thống Mỹ đương nhiệm là Calvin Coolidge về việc cải thiện các cơ sở giáo dục cho người Mỹ bản địa.

Bộ trang phục đặc trưng của bà trên bàn trưng bày

Bộ trang phục đặc trưng của bà trên bàn trưng bày

Sau đó, bà trình bày tại một cuộc họp của các nhà lãnh đạo người Mỹ bản địa, gọi là "Ủy ban Một trăm", để tư vấn cho Tổng thống Coolidge về chính sách liên quan đến dân tộc của họ.

Sau khi có bằng Cử nhân Nghệ thuật chuyên ngành tiếng Anh vào năm 1925, Ruth làm việc tại các trường học. Bà dạy học, viết thơ, xuất bản sách về văn hóa người Mỹ bản địa và tích cực tuyên truyền về việc bảo tồn văn hóa.

Chuck Hoskin Jr., Tù trưởng của bộ tộc Cherokee và Phó tù trưởng Bryan Warner trong lễ ký bản tuyên ngôn ngày 13/12/2023, tuyên bố ngày này là Ngày Ruth Muskrat Bronson của bộ tộc

Chuck Hoskin Jr., Tù trưởng của bộ tộc Cherokee và Phó tù trưởng Bryan Warner trong lễ ký bản tuyên ngôn ngày 13/12/2023, tuyên bố ngày này là Ngày Ruth Muskrat Bronson của bộ tộc

Bên cạnh đó, bà còn làm việc cho nhiều tổ chức cả trong nước lẫn quốc tế, thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của người Mỹ bản địa, cách mạng hóa các chuẩn mực giới trong chính cộng đồng Cherokee của mình.

Ngôi mộ của bà Ruth Muskrat Bronson tại Nghĩa trang Riverside thuộc bang Connecticut, Mỹ

Ngôi mộ của bà Ruth Muskrat Bronson tại Nghĩa trang Riverside thuộc bang Connecticut, Mỹ

Bà đã nhận được nhiều giải thưởng xuyên suốt sự nghiệp của mình như: Giải thưởng Henry Morgenthau (1926), Huân chương Thành tựu của người da đỏ (1937), Giải thưởng Dịch vụ Oveta Culp Hobby (1962)…

------

(1): "Đường mòn nước mắt" (Trail of Tears) là một sự kiện di cư của những người bản địa tại Mỹ từ năm 1836 đến năm 1839.

Thiên Ánh (Tổng hợp)

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/nguoi-phu-nu-tron-doi-dau-tranh-cho-quyen-cua-nguoi-my-ban-dia-20241004165830747.htm