Người tiên phong gieo mầm xanh hy vọng từ tái chế

Câu chuyện của nhà tái chế công nghệ cao duy nhất tại Việt Nam

Nhà máy Nhựa tái chế DUYTAN tại Long An

Nhà máy Nhựa tái chế DUYTAN tại Long An

Làđơn vị tái chế tiên phong tại Việt Namđạt chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao của Bộ Khoa học và công nghệ, Nhựa táichế DUYTAN vẫn vấp phải không ít thách thức trên con đường thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Hơn5 năm trước, một nhóm các chuyên gia, đội ngũ nhân sự chuyên ngành với hơn 30năm kinh nghiệm sản xuất nhựa, đã bôn ba khắp các nước châu Âu để tìm kiếm côngnghệ tái chế nhựa tiên tiến, phù hợp để ứng dụng tại Việt Nam, với mong muốngóp phần giải quyết hiệu quả vấn nạn “ô nhiễm trắng”.

Bốnnăm sau, vào năm 2023, Công ty CP Nhựa tái chế DUYTAN (DTR), chính thức được BộKhoa học và công nghệ cấp giấy chứng nhận Doanh nghiệp công nghệ cao, trở thànhnhà tái chế đầu tiên tại Việt Nam đạt được danh hiệu này.

Đây chính là thành quả của những thángngày ngược xuôi tìm kiếm, nghiên cứu công nghệ của đội ngũ nhân sự và cũng là một trong những bước tiến quan trọng đối vơícông ty nhằm đảm bảo các tiêu chí đánhgiá tạo ra sản phẩm tái chế đạt chất lượng, giá trị và hiệu quả cao, đáp ứngcác tiêu chuẩn quốc tế.

"ỞViệt Nam, không nhiều công ty được chứng nhận công nghệ cao, hầu hết thuộc lĩnhvực phần mềm, điện tử, sản xuất robot, tự động hóa, chỉ có một đại diện duynhất trong ngành tái chế”, ông Lê Anh, Giám đốc Phát triển bền vững của công tycho biết.

Ở Việt Nam, không nhiều công ty được chứng nhận công nghệ cao, hầu hết thuộc lĩnh vực phần mềm, điện tử, sản xuất robot, tự động hóa, chỉ có một đại diện duy nhất trong ngành tái chế

Ông Lê Anh, Giám đốc Phát triển bền vững Công ty CP Nhựa tái chế DUYTAN

Côngnghệ cao của DTR được thể hiện qua việc ứng dụng quy trình tái chế “bottle tobottle” (từ chai ra chai) sản xuất ra hạt nhựa tái sinh đạt tiêu chuẩn sử dụnglàm bao bì đóng gói thực phẩm, có thể nói là công nghệ tái chế nhựa hàng đâùhiện nay.

“Từchai nhựa phế liệu, chúng tôi tái chế thành các hạt nhựa tái sinh có chất lượngtương đương với hạt nhựa nguyên sinh., từ đó tạo ra một vòng lặp bao bì chai nhựa mới.,”ông Lê Anh giải thích về ý nghĩa của quy trình “bottle to bottle”.

Ngoàiviệc đảm bảo chất lượng nhựa tái sinh đầu ra, DTR còn đầu tư mạnh mẽ vào hệthống các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, môi trường, an toàn và sức khỏe.

DTR hiện có hơn 20 chứngchỉ đạt chuẩn, trong đó tiêu biểu nhất là tiêu chuẩn FDA của Cục Quản lý thựcphẩm và fược phẩm Hoa Kỳ và chứng nhận EFSA của Cơ quan An toàn thực phẩm châuÂu.

Bên cạnh đó, Nhà máy DTR hiện đang được vận hànhtheo tiêu chí "3 không" trong quy trình sản xuất, bao gồm:"Không rác thải – Không khí thải – Không nước thải". Điều này đạtđược nhờ vào việc tái sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng và phế liệu phátsinh trong quá trình sản xuất.

Hoạt động của nhà máy DTR không chỉ góp phầnhoàn thiện mô hình kinh tế tuần hoàn trong việc quản lý rác thải nhựa, mà còngiúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Ông Lê Anh, Giám đốc Phát triển bền vững Nhựa tái chế DUYTAN

Ông Lê Anh, Giám đốc Phát triển bền vững Nhựa tái chế DUYTAN

Đồngthời, nhà máy hướng tới việc xây dựng nền kinh tế xanh, khuyến khích các doanhnghiệp tăng cường sử dụng nhựa tái chế trong sản xuất bao bì và đóng góp vào sựphát triển bền vững.

Nhữngyếu tố đó giúp DTR trở thành nhà sản xuất nhựa tái chế hàng đầu không chỉ tạiViệt Nam mà còn trong khu vực Đông Nam Á.

Cùngvới những danh hiệu, giải thưởng về phát triển bền vững, trách nhiệm xã hội nhưtop 50 doanh nghiệp phát triển bền vững của Tạp chí Nhịp cầu đầu tư,

Doanhnghiệp xanh TP.HCM 2023 và 2024, DTR đang từng bước thay đổi cái nhìn của côngchung về ngành công nghiệp tái chế, vốn mang hình ảnh manh mún, nhỏ lẻ, tựphát, lạc hậu và gây ô nhiễm thứ cấp.

Con đường khó

Đâùtư bài bản với công nghệ tiên tiến nhưng DTR, trong vai trò là nhà tiên phongxây dựng ngành công nghiệp tái chế hiện đại, đạt chuẩn, cũng phải đối diện vơíkhông ít bài toán khó.

Chấtlượng phế liệu đầu vào luôn là thách thức với các nhà tái chế trong suốt hàngchục năm qua. Không được phân loại tại nguồn, phế liệu nhựa thường được vứtchung với rác thải sinh hoạt, do đó lẫn nhiều tạp chất hoặc bị nhiễm bẩn, rấtkhó tách ra bằng máy móc, công nghệ dù tiên tiến đến đâu nên vẫn phải phụ thuộcvào bàn tay con người.

Cùngvới đó, Việt Nam chưa thiết lập tiêu chuẩn sinh thái cho bao bì, dẫn đến một sốdoanh nghiệp sản xuất các loại bao bì như chai nhựa màu hoặc có nhãn dán phủkín hầu như toàn bộ chai nhựa. Dù rất bắt mắt, tuy nhiên những bao bì như vâỵlại là “cơn ác mộng” của nhà tái chế.

Bởi,nhãn dán, đề can trên thân chai nhựa có thể trở thành tạp chất ảnh hưởng đếnchất lượng nhựa tái sinh nếu không được tách riêng một cách triệt để. Chai nhưạcó màu cũng không thể tái chế chung với chai nhựa trong suốt, bởi thành phẩmcho ra sẽ bị ám màu, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và không thể tiêu thụ được trênthị trường.

Trướcthực trạng đó, nhiều nhà tái chế lựa chọn sử dụng phế liệu nhập khẩu đã đượclàm sạch, phân loại kỹ càng và đóng thành từng kiện, thuận tiện cho tái chếchất lượng cao.

Giảipháp này có thể đảm bảo lợi nhuận nhà tái chế nhưng không giúp được gì cho bứctranh quản lý chất thải rắn tại Việt Nam, thậm chí có thể làm trầm trọng thêmvấn đề ô nhiễm nếu không kiểm soát tốt các lô phế liệu nhập khẩu.

“Chúngtôi muốn tái chế bằng phế liệu trên đất nước mình, bởi có như vậy mới có thểkhép kín được vòng lặp tuần hoàn”, ông Lê Anh lý giải việc doanh nghiệp này đã xâydựng mạng lưới hệ thống thu gom trải dài trên khắp Việt Nam bao gồm 3 trạm thugom chính, hơn 100 trạm vệ tinh và 2.900 các đối tác địa phương. Mỗi năm, côngty thu gom 64,5 nghìn tấn nhựa, tương đương 180 tấn/ngày (14 triệu chai nhựa).

Chọnđi theo con đường khó ngay từ đầu, DTR đã xây dựng và hỗ trợ hàng trăm vựa vechai từ Đà Nẵng đổ vào phía Nam để chuyển đổi theo hướng bài bản, cơ giới hóa,từ đó cung ứng cho công ty nguồn chai nhựa qua sử dụng được phân loại kỹ lưỡng,không lẫn tạp chất và đặc biệt là đi kèm hóa đơn bán hàng, đảm bảo tính minhbạch.

Dùđã được trải qua nhiều bước phân loại trước đó nhưng lượng phế liệu tập kết vềnhà máy vẫn phải tiếp tục được sàng lọc bởi các đội ngũ công nhân. Ông Lê Anhcho biết, hiện nay với mỗi 10 chai nhựa phế liệu đầu vào, doanh nghiệp này chỉcó thể sản xuất ra lượng hạt nhựa tái sinh đạt chuẩn tương đương 6 – 7 chai.

Sốcòn lại bị hao hụt trong quá trình sản xuất hoặc có chất lượng chưa đảm bảo,bắt buộc DTR phải chuyển nhượng cho các đơn vị khác để tái chế thứ cấp, tức làtạo ra các sản phẩm có chất lượng thấp hơn so với chai nhựa ban đầu.

Công nhân phân loại phế liệu

Công nhân phân loại phế liệu

Vơítỷ lệ tái chế như vậy, giá thành sản xuất nhựa tái sinh của DTR cao hơn đáng kểso với nhựa nguyên sinh, gấp khoảng 1,3 lần, chưa kể đến việc phải cạnh tranhgiá thu mua với nhiều cơ sở tái chế nhựa khác. Theo ông Lê Anh, đây là mộttrong những rào cản lớn khiến nhiều nhà sản xuất chưa muốn sử dụng nhựa táisinh làm nguyên liệu sản xuất bao bì.

Hiệntại, khoảng 50% sản lượng hạt nhựa tái sinh của DTR được xuất khẩu ra nướcngoài, đặc biệt là thị trường Mỹ và EU. Gần đây, một số nhà sản xuất lớn ở ViệtNam, bao gồm Coca Cola, Nestle, La Vie,Unilever, Suntory Pepsico … đã tiên phong chuyển sang sử dụng nhựa tái sinh của DTRcho một số sản phẩm.

ÔngLê Anh cho biết, dù sở hữu hơn 20 tiêu chuẩn chất lượng, bao gồm FDA và ESFAnhưng quá trình cung ứng nhựa tái sinh làm bao bì cho các thương hiệu lớn khônghề đơn giản.

Đơncử như một thương hiệu nước giải khát lớn phải mất đến trên dưới hai năm để thửnghiệm, xác nhận các đặc tính của hạt nhựa tái sinh DTR đáp ứng tiêu chuẩn dùngcho bao bì của họ.

“Đólà một quá trình rất dài và tốn nhiều công sức, đủ để cho thấy chúng tôi và cảnhững đối tác đã phải nỗ lực và kiên trì đến đâu”, Giám đốc phát triển bền vữngcủa DTR nói.

Kỳ vọng vào tương lai

ViệtNam bị “gọi tên” trong một danh sách liệt kê top 5 quốc gia xả rác nhựa ra đạidương lớn nhất trên thế giới. Thông tin này đã không còn chính xác, nhờ vào nỗlực bền bỉ từ DTR cùng nhiều nhà tái chế, nhà sản xuất và các bên liên quan,đang ngày đêm tìm kiếm giải pháp bền vững nhất cho rác thải nhựa.

Ở những quốc gia có phân loại tại nguồn tốt, tỷ lệ tái chế được nâng lên rất cao

Ông Lê Anh, Giám đốc Phát triển bền vững Công ty CP Nhựa tái chế DUYTAN

“Từchính sách của nhà nước, truyền thông báo chí cho đến nỗ lực của các nhà táichế, nhà sản xuất và sự ủng hộ từ người tiêu dùng, tất cả đã và đang từng bướcthay đổi cách chúng ta sản xuất, tiêu dùng và xử lý vật liệu nhựa”, ông Lê Anhnhấn mạnh.

Tuynhiên, vẫn còn một chặng đường dài để những nỗ lực đó tạo ra lợi nhuận bền vữngcho các nhà tái chế và lớn hơn là thiết lập vòng lặp tuần hoàn khép kín cho vậtliệu nhựa.

Mộttrong những điều được các nhà tái chế trông chờ nhất hiện nay là chính sáchphân loại rác thải tại nguồn. Được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2020và sẽ chính thức áp dụng kể từ sau ngày 31/12/2024, chính sách này kỳ vọng sẽtách riêng phần phế liệu có tiềm năng tái chế ra khỏi rác thải hữu cơ và cácchất thải khác để giảm nguy cơ phế liệu bị nhiễm bẩn, lẫn tạp chất.

Đólà tiền đề giúp giảm tải áp lực tiền xử lý phế liệu cho nhà tái chế, giúp nângcao tiêu chuẩn đầu vào, giảm hao hụt trong sản xuất. Như vậy, nhựa tái sinh cógiá thành rẻ hơn, trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà sản xuất.

“Ởnhững quốc gia có phân loại tại nguồn tốt, tỷ lệ tái chế được nâng lên rấtcao”, ông Lê Anh cho biết.

Mặtkhác, tiêu chuẩn thiết kế bao bì sinh thái cũng là giải pháp được kỳ vọng đểchuẩn hóa phế liệu đầu vào, hiện đang được các bên liên quan tích cực thảoluận, đề xuất để sớm chính sách hóa và đưa vào thực tiễn.

Vềphần mình, với vai trò là một nhà tái chế tiên phong, DTR vẫn sẽ luôn tích cựckể câu chuyện của mình để kêu gọi người tiêu dùng ưu tiên sử dụng sản phẩm táichế, truyền cảm hứng cho các nhà tái chế mạnh dạn đầu tư công nghệ, đổi mới quytrình, các nhà sản xuất cùng chung tay vì mục tiêu khép kín vòng lặp tuần hoàn.

ÔngLê Anh kỳ vọng, đất nước sẽ có thêm nhiều nhà tái chế tiên tiến, nhiều nhà sảnxuất có trách nhiệm với môi trường và xã hội. Tất cả cùng nhau góp công sức,cùng nhau nỗ lực sẽ trở thành động lực mạnh mẽ giúp Việt Nam giải quyết dứtđiểm vấn nạn ô nhiễm, tạo ra cuộc sống an lành, tốt đẹp cho tất cả người dân.

Phạm Sơn

Nguồn Nhà Quản Trị: https://theleader.vn/nguoi-tien-phong-gieo-mam-xanh-hy-vong-tu-tai-che-d37487.html