Nguyên nhân của sự kiện tuyệt chủng lớn nhất trong lịch sử thế giới đã được khám phá

có 5 sự kiện tuyệt chủng hàng loạt được xác nhận trong lịch sử Trái Đất. Đại tuyệt chủng kỷ Permi được cho là tồi tệ nhất và đánh dấu ranh giới giữa kỷ Permi và kỷ Trias.

Các nhà khoa học tin rằng họ có thể đã tìm ra nguyên nhân của sự kiện tuyệt chủng lớn nhất trong lịch sử Trái Đất: Sự nóng lên toàn cầu do các vụ phun trào núi lửa lớn gây ra từ 256 đến 252 triệu năm trước ở khu vực ngày nay là bờ biển phía đông nước Úc.

Ảnh minh họa. Nguồn: TC

Bài liên quan

Hạn hán chưa từng có ở Pháp cho thấy biến đổi khí hậu đang 'ngoài tầm kiểm soát'

Hơn 90% rạn san hô lớn nhất thế giới của Úc bị tẩy trắng do biến đổi khí hậu

Trồng rừng ngập mặn ở châu Phi để chống lại các thảm họa khí hậu

Nhà khoa học khí hậu của NASA giành Giải thưởng Lương thực Thế giới

Các nhà khoa học trước đó biết rằng sự kiện tuyệt chủng là do hành tinh nóng lên, nhưng họ không chắc về nguyên nhân chính. Giả thuyết phổ biến là núi lửa phun trào ở vùng mà ngày nay là Siberia, nhưng có bằng chứng cho thấy trái đất đã nóng lên 6 - 8 độ C trước thời điểm núi lửa ở Siberia bắt đầu phun ra magma.

Bằng chứng đã được phát hiện ở khu vực New England của New South Wales thuộc nước Úc, rằng một siêu núi lửa khổng lồ, tương tự như được tìm thấy ở Công viên Yellowstone ở Mỹ và Taupo ở New Zealand, đã bắn 150.000 km3 khí nhà kính vào bầu khí quyển và bao phủ toàn bộ bờ biển phía đông của Úc; đồng thời tạo ra lớp tro bụi dày tới hàng mét ở một số nơi.

Nói cách khác, vụ phun trào Núi Vesuvius 79AD đã phá hủy thành phố La Mã Pompeii và thải ra 3-4 km3 vật chất núi lửa. Để có một ví dụ hiện đại hơn, vụ phun trào núi St. Helens năm 1980 đã giết chết 57 người và là vụ phun trào chết người nhất trong lịch sử Mỹ, chỉ thải ra 1 km3 vật chất núi lửa.

Các nhà khoa học, những người đã công bố phát hiện của họ trên tạp chí Nature, tin rằng những ngọn núi lửa ở Siberia sau đó đã làm trầm trọng thêm thảm họa.

Điều đáng chú ý là vào thời điểm đó, Trái Đất là một nơi khác xa so với ngày nay. Gần như mọi lục địa đều được kết nối với nhau, bao gồm cả vùng đất ngày nay là Úc và Siberia, trong một siêu lục địa được gọi là Pangea.

Trong khi sự kiện tuyệt chủng giết chết loài khủng long vào cuối kỷ Jura cách đây 65 triệu năm là nổi tiếng nhất, thì sự kiện tuyệt chủng này, được gọi là Đại tuyệt chủng kỷ Permi còn tồi tệ hơn nhiều và gần như chấm dứt hoàn toàn sự sống trên hành tinh.

Sau cả hai sự kiện núi lửa ở Úc và Siberia, nhiệt độ của trái đất tiếp tục tăng lên, nhiều hơn đến 10 độ C trên đất liền và 8 độ C trên bề mặt đại dương. Điều này dẫn đến cái chết của gần như tất cả cây cối, giết chết 95% sinh vật biển và 70% các loài trên cạn.

Một số nhà khoa học tin rằng chúng ta đang sống qua một sự kiện tuyệt chủng hàng loạt thứ sáu, được gọi là tuyệt chủng Holocen. Nó bắt đầu từ 10.000 năm trước nhưng người ta tin rằng hoạt động của con người đang đẩy nhanh nó lên rất nhiều thông qua ô nhiễm và phá hủy môi trường sống.

Quốc Thiên (theo Nature, Sputnik)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/nguyen-nhan-cua-su-kien-tuyet-chung-lon-nhat-trong-lich-su-the-gioi-da-duoc-kham-pha-post194846.html