Nhà kính thông minh của hai cậu học trò

Với kết quả ban đầu, sản phẩm dự thi: 'Hệ thống nhà kính thông minh sử dụng năng lượng mặt trời' của hai em Ðỗ Thành Hiếu (lớp 12A1) và Nguyễn Việt Hùng (lớp 12A4) Trường THPT Ðơn Dương (tỉnh Lâm Ðồng) vừa xuất sắc đoạt giải nhất cấp tỉnh và được lựa chọn là một trong 12 dự án dự thi đoạt giải tư cấp Quốc gia trong Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2018 - 2019 (khu vực phía Nam).

Hiếu và Hùng với hệ thống nhà kính thông minh sử dụng năng lượng mặt trời. Ảnh: T.T.Hiền

Lấy cảm hứng từ công việc của gia đình

Vinh dự nhận được giải tư cấp Quốc gia do Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) khen thưởng, hai em Đỗ Thành Hiếu và Nguyễn Việt Hùng phấn khởi chia sẻ: “Vừa bất ngờ và hạnh phúc khi sản phẩm của tụi em được Ban giám khảo đánh giá tốt và có khả năng thực tế cao”.

Nhắc tới hai cậu học trò nhỏ, cô Nguyễn Thị Thanh Nga - giáo viên hướng dẫn trực tiếp đề tài của hai em bộc bạch: “Hiếu và Hùng đều là học sinh chăm ngoan, luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi của trường. Hai em cũng đam mê tìm tòi sáng tạo trong học tập, biết lắng nghe, học hỏi, được bạn bè và thầy cô yêu mến. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh là mong muốn và mục tiêu của hai em trong đợt kỳ thi tuyển sinh năm 2019”.

Xuất phát từ thực tế, Đơn Dương là vùng chuyên canh rau lớn nhất của tỉnh Lâm Đồng, hai em Hiếu và Hùng nhận thấy việc trồng rau trong nhà kính đang phát triển nhanh chóng, đem lại lợi ích cao cho người nông dân. Tuy nhiên, do chi phí đầu tư cao nên việc ứng dụng công nghệ chỉ hạn chế trong các nông trại lớn hoặc chỉ một phần ứng dụng điều khiển bán tự động bởi hầu hết các trang thiết bị điều khiển đều phải nhập từ nước ngoài nên giá thành cao.

Chia sẻ về đề tài, Hùng nói: “Vốn dĩ gia đình của em và Hiếu đều làm nông nên từ nhỏ tụi em đã theo bố mẹ vào vườn rau của gia đình để đỡ đần một số công việc. Chính những điều đã trải qua giúp tụi em hiểu được những khó khăn mà người nông dân đang gặp phải. Lấy nguồn cảm hứng từ công việc của gia đình để từ đó chúng em lên ý tưởng với mong muốn giúp ích một phần nào đó cho bố mẹ. Theo như chúng em thấy, nếu được áp dụng có thể giúp bà con nông dân có một hệ thống nhà kính tự động sử dụng bằng năng lượng mặt trời sẽ tiện lợi, tiết kiệm công sức, thời gian và tiền bạc rất nhiều”.

Nhà kính hoạt động bằng năng lượng mặt trời

Với ý tưởng táo bạo và có khả năng ứng dụng thực tế cao nên hệ thống nhà kính thông minh sử dụng năng lượng mặt trời của hai em đã nhận được nhiều sự ủng hộ từ gia đình và đặc biệt là thầy cô giáo trong trường.

Những ngày đầu thực hiện đề tài, hai em gặp không ít khó khăn từ lên ý tưởng đến chi phí. Hiếu tâm sự: “Khi mới chớm ý tưởng thì nghĩ đơn giản, nhưng khi tụi em bắt tay vào làm thì lại phát sinh ra nhiều ý kiến, có lúc còn tranh luận vì ý kiến của hai đứa trái ngược nhau. Bên cạnh đó, kinh phí bỏ ra để làm hệ thống cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là trong lúc này tụi em vẫn còn đang đi học”.

Trong vòng 6 tháng (từ tháng 7 tới tháng 12/2018), Hiếu và Hùng vừa thiết kế, vừa thử nghiệm sản phẩm dự thi “Hệ thống nhà kính thông minh sử dụng năng lượng mặt trời” cuối cùng cũng hoàn thành.

Về cơ bản, nguyên lí của hệ thống đó là pin năng lượng mặt trời sẽ chuyển hóa quang năng thành điện năng, sạc cho bình ắc quy.

Khi chuẩn bị đóng, điện thoại được kết nối tín hiệu, thông báo trạng thái hoạt động của hệ thống, có tín hiệu từ cảm biến ánh sáng (cường độ sáng quá cao), moto tự động kích hoạt giúp kéo màng lưới ra cho đến khi gặp công tắc hành trình moto sẽ tắt và ngược lại. Còn nhiệt độ của hệ thống cao hơn so với ngưỡng quy định, hệ thống quạt điều hòa sẽ tự động kích hoạt giúp cho nhiệt độ luôn ổn định trong mức cài đặt qua công tắc cảm biến nhiệt độ. Khi độ ẩm trong môi trường đất thấp (

Thầy Trần Quang Dương - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Đơn Dương nhận xét: “Nhà trường luôn đánh giá cao về những đề tài mà các em tham dự. Và để tạo động lực cũng như điều kiện tốt nhất cho học sinh thì những đề tài được lựa chọn tham gia dự thi, trường sẽ cử một giáo viên đã có nhiều kinh nghiệm để trực tiếp hướng dẫn và góp ý cho đề tài các em được hoàn chỉnh. Đây sẽ là môi trường tốt để các em có thể truyền cảm hứng sáng tạo cho nhau, từ đó nhà trường hy vọng sẽ có thêm nhiều ý tưởng mang tính ứng dụng cao trong đời sống hằng ngày”.

THÂN THU HIỀN

,

CÁC TIN KHÁC

Mười năm xây đắp nông thôn mới (Bài 3)

Ðổi thay ở một xã nghèo

Bảo Lộc: Gần 140 ca mắc sốt xuất huyết

Công đoàn Viên chức tỉnh sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm

.

Còn 5 xã chưa vận hành hệ thống một cửa điện tử
Cát Tiên sáp nhập 4 đơn vị hành chính cấp xã
Ðề nghị nâng cấp hay thay thế mới phần mềm eOffice
10 đơn vị ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập

.

.

Nguồn Lâm Đồng: http://baolamdong.vn/xahoi/201907/nha-kinh-thong-minh-cua-hai-cau-hoc-tro-2955131/