Nhiều khó khăn trong thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Theo số liệu tổng hợp của cơ quan chức năng, tổng lượng chất thải rắn trên địa bàn tỉnh năm 2018 khoảng 211.870 tấn, trong đó rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 154.000 tấn; chất thải rắn công nghiệp khoảng 25.000 tấn; chất thải rắn nông nghiệp khoảng 32.000 tấn; chất thải y tế khoảng 870 tấn. Lượng chất thải rắn phát sinh ngày càng lớn đã và đang gia tăng áp lực cho công tác thu gom, xử lý.

Rác thải ở các khu dân cư được thu gom nhưng chưa được phân loại. Ảnh: PV

Hiện trên địa bàntỉnh có 6 cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, gồm 1 nhà máy xử lý chất thảirắn thành phân vi sinh và 5 lò đốt rác quy mô nhỏ. Trong đó, Nhà máy xử lý chấtthải rắn Ninh Bình được đặt tại xã Đông Sơn (thành phố Tam Điệp) thực hiện phânloại, xử lý lượng chất thải rắn hữu cơ thành phân vi sinh với công suất xử lý200 tấn/ngày đêm, lượng chất thải vô cơ còn lại được chôn lấp tại bãi rác thungQuèn Khó. 5 lò đốt rác quy mô nhỏ công suất xử lý 500 kg/giờ được đầu tư tạihuyện Yên Khánh và huyện Kim Sơn.

Riêng lò đốt rác ở Kim Sơn (đặt tại xã HôìNinh) có công suất 250kg/giờ do HTX Đồng Tâm quản lý đi vào hoạt động từ năm2015, tuy nhiên, hiện đang tạm dừng do kinh phí duy trì hoạt động tốn kém,thường xuyên phải sửa chữa, công đoạn chế biến phân vi sinh không hiệu quả. Đôívới địa bàn các xã miền núi, xã vùng bãi ngang, khu dân cư thưa thớt, việc thugom, xử lý rác thải rắn sinh hoạt được thực hiện tại gia đình, bằng phương phápchôn lấp.

Việc thu gom, xửlý chất thải rắn công nghiệp được các đơn vị thu gom, phân loại, một phần đượctái chế, phần còn lại được các doanh nghiệp ký hợp đồng với các đơn vị có chứcnăng để vận chuyển, xử lý theo quy định. Chất thải y tế được thu gom, phân loạitại nguồn thành 2 loại: chất thải y tế thông thường (gồm chất thải dùng sinhhoạt hàng ngày của cán bộ, công nhân viên, bệnh nhân, người thăm nuôi, bệnhnhân) và chất thải y tế nguy hại (ống truyền dịch, kim tiêm đã qua sử dụng,chất phóng xạ, bệnh phẩm...). Từng loại chất thải được phân loại và thu gom vàocác thùng có màu sắc riêng và được lưu giữ tại các đơn vị để xử lý.

Đối với chất thảirắn nông nghiệp từ quá trình trồng trọt được người dân thu gom và xử lý chủ yêúbằng phương pháp đốt thành tro dùng để bón ruộng. Riêng bao bì thuốc bảo vệthực vật cơ bản đã được thu gom vào các bể chứa đặt tại các cánh đồng, do đótình trạng vứt tràn lan ra đồng ruộng đã cơ bản được hạn chế. Chất thải từ quátrình chăn nuôi được người dân thu gom và áp dụng nhiều biện pháp xử lý khácnhau, trong đó phổ biến là biện pháp ủ phân compost, xử lý qua bể biogas, bóncho cây trồng và cho cá ăn.

Các biện pháp này được sử dụng với tỷ lệ khác nhautùy thuộc vào đặc điểm của từng hệ thống trang trại. Mặc dù áp dụng nhiều biệnpháp xử lý khác nhau nhưng chất thải của một số trang trại hiện nay vẫn chưađược xử lý triệt để, vẫn còn một lượng lớn chất thải được thải trực tiếp rangoài môi trường.

Việc thu gom rácthải rắn phát sinh từ sinh hoạt tại 2 thành phố (Ninh Bình và Tam Điệp) do Côngty cổ phần môi trường và dịch vụ đô thị thành phố Ninh Bình và Công ty cổ phầnmôi trường đô thị Tam Điệp thu gom, vận chuyển. Rác thải sinh hoạt phát sinhtại các huyện còn lại chủ yếu được Trung tâm vệ sinh môi trường các huyện vàUBND cấp xã tổ chức thu gom.

Quá trình triểnkhai thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt gặp nhiều khó khăn do rác chưa đượcphân loại tại nguồn, trang thiết bị phục vụ công tác thu gom chưa đảm bảo. Toàntỉnh mới chỉ có khu xử lý rác tập trung tại thung Quèn Khó, phạm vi vận chuyểnrác thải từ địa bàn các huyện, thành phố về khu xử lý xa, chi phí vận chuyển lớn.

Trong khi đó, việc xử lý chất thải sinh hoạt theo mô hình lò đốt nhỏ lẻ là chưaphù hợp do hệ thống mới chỉ có buồng đốt sơ cấp, nhiệt độ chưa đảm bảo, hầu hếtkhông có hệ thống xử lý khí thải phát sinh; quy trình công nghệ còn sử dụngnhiều thao tác thủ công, mất nhiều công lao động; rác sau ủ đem phơi để đốt bốcmùi ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, đặc biệt là trong mùa mưa, gây ônhiễm môi trường thứ cấp, làm tăng sức ép lên môi trường nước và môi trườngkhông khí xung quanh khu vực đặt lò đốt.

Bên cạnh đó, việc xử lý rác thải xâydựng, rác thải công nghiệp vẫn chưa có công nghệ phù hợp cho các địa phương, dovậy còn xảy ra tình trạng đổ rác thải xây dựng bừa bãi, gây mất cảnh quan đôthị. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm còn nhiều hạn chế về nhân lực,do đó chưa phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm để xử lý nghiêm minh.

Những khó khăn,bất cập trong công tác thu gom, xử lý rác thải rắn cần phải sớm được khắc phụcnhằm bảo vệ môi trường sống, góp phần phục vụ cho công tác thu hút đầu tư, pháttriển. Cùng với đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại các khuvực đô thị, nông thôn, các khu công nghiệp và các cụm công nghiệp. Nâng cao ýthức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường. Ngành chức năng cần tăngcường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm việc xả thải bưàbãi, đảm bảo tính răn đe, giáo dục của pháp luật. Về lâu dài, tỉnh cần tiếp tụccó chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xâydựng các công trình dịch vụ phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường và xử lýchất thải rắn...

Mai Lan

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/nhieu-kho-khan-trong-thu-gom-xu-ly-chat-thai-ran-sinh-hoat-20190809075014891p3c23.htm