Nhìn lại các đại án tham nhũng, kinh tế xét xử 2023

Năm 2023, nhiều đại án tham nhũng, kinh tế đã được đưa ra xét xử như chuyến bay giải cứu, AIC- BV Đồng Nai, vụ án 'Tham ô tài sản' xảy ra tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển…

 Vụ án AIC- Bệnh viện Đồng Nai: Ngày 4/1/2023, TAND TP Hà Nội tuyên án sơ thẩm Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty AIC tổng 30 năm tù về hai tội đưa hối lộ và Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng (bà Nhàn đang bỏ trốn bị tuyên án vắng mặt); cựu Bí thư Đồng Nai Trần Đình Thành 11 năm tù, cựu chủ tịch UBND tỉnh Đinh Quốc Thái 9 năm tù cùng về tội Nhận hối lộ; cựu giám đốc BV Đa khoa tỉnh Đồng Nai Phan Huy Anh Vũ bị tuyên tổng 19 năm tù; Bồ Ngọc Thu, cựu giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai, lĩnh 3 năm 6 tháng tù về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Các bị cáo còn lại lĩnh từ 30 tháng tù treo đến 25 năm tù.

Vụ án AIC- Bệnh viện Đồng Nai: Ngày 4/1/2023, TAND TP Hà Nội tuyên án sơ thẩm Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty AIC tổng 30 năm tù về hai tội đưa hối lộ và Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng (bà Nhàn đang bỏ trốn bị tuyên án vắng mặt); cựu Bí thư Đồng Nai Trần Đình Thành 11 năm tù, cựu chủ tịch UBND tỉnh Đinh Quốc Thái 9 năm tù cùng về tội Nhận hối lộ; cựu giám đốc BV Đa khoa tỉnh Đồng Nai Phan Huy Anh Vũ bị tuyên tổng 19 năm tù; Bồ Ngọc Thu, cựu giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai, lĩnh 3 năm 6 tháng tù về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Các bị cáo còn lại lĩnh từ 30 tháng tù treo đến 25 năm tù.

Theo bản án, Chủ tịch AIC - Nguyễn Thị Thanh Nhàn đưa hối lộ cho các quan chức tỉnh Đồng Nai như Trần Đình Thành số tiền 14,5 tỷ đồng; Đinh Quốc Thái, 14,5 tỷ đồng; Phan Huy Anh Vũ 14,8 tỷ đồng... để tạo điều kiện, tác động cho AIC đã trúng 16 gói thầu tại Bệnh viện Đồng Nai với giá cao hơn thị trường, gây thiệt hại 152 tỷ đồng.

Theo bản án, Chủ tịch AIC - Nguyễn Thị Thanh Nhàn đưa hối lộ cho các quan chức tỉnh Đồng Nai như Trần Đình Thành số tiền 14,5 tỷ đồng; Đinh Quốc Thái, 14,5 tỷ đồng; Phan Huy Anh Vũ 14,8 tỷ đồng... để tạo điều kiện, tác động cho AIC đã trúng 16 gói thầu tại Bệnh viện Đồng Nai với giá cao hơn thị trường, gây thiệt hại 152 tỷ đồng.

Tháng 5/2023, tòa phúc thẩm xem xét, giảm nhẹ cho cựu Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai Phan Huy Anh Vũ 3 năm tù, ông Vũ phải chấp hành tổng cộng 16 năm tù về hai tội danh "Nhận hối lộ" và "Vi phạm quy định về đấu thấu gây hậu quả nghiêm trọng". HĐXX cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Hoàng Thị Thúy Nga, cựu Phó Tổng giám đốc AIC. Cấp sơ thẩm đã tuyên bà Nga 12 năm tù về tội danh “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Tháng 5/2023, tòa phúc thẩm xem xét, giảm nhẹ cho cựu Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai Phan Huy Anh Vũ 3 năm tù, ông Vũ phải chấp hành tổng cộng 16 năm tù về hai tội danh "Nhận hối lộ" và "Vi phạm quy định về đấu thấu gây hậu quả nghiêm trọng". HĐXX cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Hoàng Thị Thúy Nga, cựu Phó Tổng giám đốc AIC. Cấp sơ thẩm đã tuyên bà Nga 12 năm tù về tội danh “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

 Vụ tham ô tài sản xảy ra tại Bộ tư lệnh Cảnh sát biển: Ngày 29/6, Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội đã tuyên án sơ thẩm đối với Nguyễn Văn Sơn, cựu Tư lệnh Cảnh sát biển cùng các bị cáo khác trong vụ tham ô tài sản. Theo đó, bị cáo Nguyễn Văn Sơn bị tuyên 16 năm tù; Hoàng Văn Đồng, cựu Chính ủy CSB 15 năm 6 tháng tù; Doãn Bảo Quyết, cựu Phó chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị CSB; Phạm Kim Hậu, cựu Tham mưu trưởng CSB và Bùi Trung Dũng, cựu Phó tư lệnh CSB cùng bị tuyên 15 năm tù. Bị cáo Nguyễn Văn Hưng, cựu Cục trưởng Cục Kỹ thuật CSB 10 năm tù; Bùi Văn Hòe, cựu Phó trưởng phòng Tài chính, Phụ trách Trưởng phòng Tài chính 12 năm tù.

Vụ tham ô tài sản xảy ra tại Bộ tư lệnh Cảnh sát biển: Ngày 29/6, Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội đã tuyên án sơ thẩm đối với Nguyễn Văn Sơn, cựu Tư lệnh Cảnh sát biển cùng các bị cáo khác trong vụ tham ô tài sản. Theo đó, bị cáo Nguyễn Văn Sơn bị tuyên 16 năm tù; Hoàng Văn Đồng, cựu Chính ủy CSB 15 năm 6 tháng tù; Doãn Bảo Quyết, cựu Phó chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị CSB; Phạm Kim Hậu, cựu Tham mưu trưởng CSB và Bùi Trung Dũng, cựu Phó tư lệnh CSB cùng bị tuyên 15 năm tù. Bị cáo Nguyễn Văn Hưng, cựu Cục trưởng Cục Kỹ thuật CSB 10 năm tù; Bùi Văn Hòe, cựu Phó trưởng phòng Tài chính, Phụ trách Trưởng phòng Tài chính 12 năm tù.

Theo cáo trạng, tháng 4/2019, Nguyễn Văn Sơn đã chủ động trao đổi với Hoàng Văn Đồng, Doãn Bảo Quyết, Phạm Kim Hậu và Bùi Trung Dũng về việc chỉ đạo Nguyễn Văn Hưng rút 50 tỷ đồng để chi cho các cá nhân này. Hưng theo chỉ đạo của Nguyễn Văn Sơn, yêu cầu 6 trưởng phòng thuộc Cục Kỹ thuật phải rút lại 50 tỷ đồng. Sau khi nhận 50 tỷ đồng, Nguyễn Văn Sơn chia cho mình và Đồng, Hậu, Quyết, Dũng.

Theo cáo trạng, tháng 4/2019, Nguyễn Văn Sơn đã chủ động trao đổi với Hoàng Văn Đồng, Doãn Bảo Quyết, Phạm Kim Hậu và Bùi Trung Dũng về việc chỉ đạo Nguyễn Văn Hưng rút 50 tỷ đồng để chi cho các cá nhân này. Hưng theo chỉ đạo của Nguyễn Văn Sơn, yêu cầu 6 trưởng phòng thuộc Cục Kỹ thuật phải rút lại 50 tỷ đồng. Sau khi nhận 50 tỷ đồng, Nguyễn Văn Sơn chia cho mình và Đồng, Hậu, Quyết, Dũng.

 Xét xử 54 bị cáo vụ chuyến bay giải cứu: Từ ngày 11 đến 28/7, TAND TP Hà Nội đã xét xử sơ thẩm và tuyên án 54 bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu, trong đó có 21 người bị xét xử về tội nhận hối lộ. HĐXX đã tuyên 4 bị cáo mức tù chung thân, các bị cáo còn lại nhận mức án từ 15 tháng tù treo đến 18 năm tù giam về 5 tội danh: "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Môi giới hối lộ", "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Xét xử 54 bị cáo vụ chuyến bay giải cứu: Từ ngày 11 đến 28/7, TAND TP Hà Nội đã xét xử sơ thẩm và tuyên án 54 bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu, trong đó có 21 người bị xét xử về tội nhận hối lộ. HĐXX đã tuyên 4 bị cáo mức tù chung thân, các bị cáo còn lại nhận mức án từ 15 tháng tù treo đến 18 năm tù giam về 5 tội danh: "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Môi giới hối lộ", "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Theo bản án sơ thẩm, quá trình cấp phép các chuyến bay, phê duyệt cách ly tại địa phương và giải quyết vụ án, từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2022, 25 bị cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao để nhận hối lộ tổng cộng gần 165 tỷ đồng và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại hơn 10 tỷ đồng. 23 bị cáo là đại diện các doanh nghiệp đã đưa hối lộ hơn 226 tỷ đồng, 4 cá nhân môi giới hối lộ hơn 74 tỷ đồng và lừa đảo chiếm đoạt số tiền gần 25 tỷ đồng.

Theo bản án sơ thẩm, quá trình cấp phép các chuyến bay, phê duyệt cách ly tại địa phương và giải quyết vụ án, từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2022, 25 bị cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao để nhận hối lộ tổng cộng gần 165 tỷ đồng và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại hơn 10 tỷ đồng. 23 bị cáo là đại diện các doanh nghiệp đã đưa hối lộ hơn 226 tỷ đồng, 4 cá nhân môi giới hối lộ hơn 74 tỷ đồng và lừa đảo chiếm đoạt số tiền gần 25 tỷ đồng.

Ngày 25/12 tới, TAND Cấp cao tại Hà Nội dự kiến sẽ đưa vụ án xét xử phúc thẩm. Trong số các bị cáo kháng cáo, có Hoàng Văn Hưng, cựu điều tra viên, cựu trưởng Phòng 5, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an và Trần Minh Tuấn, Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hòa có đơn kháng cáo kêu oan, không thừa nhận hành vi phạm tội. Tại phiên sơ thẩm, Hưng bị tuyên mức tù chung thân về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"; Trần Minh Tuấn bị tuyên phạt 18 năm tù cho hai tội danh "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Đưa hối lộ".

Ngày 25/12 tới, TAND Cấp cao tại Hà Nội dự kiến sẽ đưa vụ án xét xử phúc thẩm. Trong số các bị cáo kháng cáo, có Hoàng Văn Hưng, cựu điều tra viên, cựu trưởng Phòng 5, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an và Trần Minh Tuấn, Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hòa có đơn kháng cáo kêu oan, không thừa nhận hành vi phạm tội. Tại phiên sơ thẩm, Hưng bị tuyên mức tù chung thân về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"; Trần Minh Tuấn bị tuyên phạt 18 năm tù cho hai tội danh "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Đưa hối lộ".

 Vụ án nâng khống giá cây xanh: Ngày 28/8, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội) 18 tháng tù giam về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Tổng hợp với 12 năm tù của ba bản án đã tuyên trước đó, ông Chung phải chịu 13 năm 6 tháng tù. Các bị cáo còn lại nhận từ 24 tháng tù treo đến 8 năm tù giam.

Vụ án nâng khống giá cây xanh: Ngày 28/8, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội) 18 tháng tù giam về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Tổng hợp với 12 năm tù của ba bản án đã tuyên trước đó, ông Chung phải chịu 13 năm 6 tháng tù. Các bị cáo còn lại nhận từ 24 tháng tù treo đến 8 năm tù giam.

Theo bản án sơ thẩm, việc lựa chọn nhà thầu thực hiện trồng mới, thay thế, bổ sung cây xanh phải áp dụng theo hình thức đấu thầu. Tuy nhiên, giai đoạn năm 2016, với động cơ cá nhân, ông Nguyễn Đức Chung đã chỉ đạo tạm dừng toàn bộ việc đấu thầu, chuyển sang đặt hàng theo từng quý. Ông Chung chỉ đạo miệng Giám đốc Sở Xây dựng triển khai cho cấp dưới tại Sở Xây dựng đặt hàng dịch vụ cây xanh từ Công ty Sinh Thái Xanh và Công ty Cây xanh. Với mục đích "rút ruột" ngân sách, các bị cáo tại 2 đơn vị này đã câu kết với đơn vị cung cấp cây để nâng khống giá đầu vào, gây thiệt hại ngân sách hơn 34 tỷ đồng.

Theo bản án sơ thẩm, việc lựa chọn nhà thầu thực hiện trồng mới, thay thế, bổ sung cây xanh phải áp dụng theo hình thức đấu thầu. Tuy nhiên, giai đoạn năm 2016, với động cơ cá nhân, ông Nguyễn Đức Chung đã chỉ đạo tạm dừng toàn bộ việc đấu thầu, chuyển sang đặt hàng theo từng quý. Ông Chung chỉ đạo miệng Giám đốc Sở Xây dựng triển khai cho cấp dưới tại Sở Xây dựng đặt hàng dịch vụ cây xanh từ Công ty Sinh Thái Xanh và Công ty Cây xanh. Với mục đích "rút ruột" ngân sách, các bị cáo tại 2 đơn vị này đã câu kết với đơn vị cung cấp cây để nâng khống giá đầu vào, gây thiệt hại ngân sách hơn 34 tỷ đồng.

 Giai đoạn 2 vụ án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi: Tháng 10/2023, TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử 22 bị cáo trong vụ án xảy ra ở đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giai đoạn 2. HĐXX tuyên cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) Trần Văn Tám phải nhận 5 năm 6 tháng tù về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Cựu Chủ tịch HĐTV, Tổng giám đốc VEC - Mai Anh Tuấn bị phạt 42 tháng tù về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Các bị cáo còn lại bị tuyên phạt từ 2 năm tù treo đến 6 năm tù giam.

Giai đoạn 2 vụ án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi: Tháng 10/2023, TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử 22 bị cáo trong vụ án xảy ra ở đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giai đoạn 2. HĐXX tuyên cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) Trần Văn Tám phải nhận 5 năm 6 tháng tù về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Cựu Chủ tịch HĐTV, Tổng giám đốc VEC - Mai Anh Tuấn bị phạt 42 tháng tù về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Các bị cáo còn lại bị tuyên phạt từ 2 năm tù treo đến 6 năm tù giam.

Theo HĐXX, các bị cáo đã không tuân thủ nhiều quy định trong quá trình xây dựng, từ chọn vật liệu, thiết kế, thi công... Gây hậu quả là đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi không đảm bảo chất lượng nhưng vẫn được đưa vào vận hành. Giai đoạn 2 của đường cao tốc này dài 74km, từ địa phận Tam Kỳ đến Quảng Ngãi nhưng không đảm bảo chất lượng.

Theo HĐXX, các bị cáo đã không tuân thủ nhiều quy định trong quá trình xây dựng, từ chọn vật liệu, thiết kế, thi công... Gây hậu quả là đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi không đảm bảo chất lượng nhưng vẫn được đưa vào vận hành. Giai đoạn 2 của đường cao tốc này dài 74km, từ địa phận Tam Kỳ đến Quảng Ngãi nhưng không đảm bảo chất lượng.

 Vụ án Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh – NSJ: Ngày 17/10, HĐXX TAND tỉnh Quảng Ninh đã tuyên phạt bị cáo Hoàng Thị Thúy Nga, cựu Chủ tịch NSJ 20 năm tù; Vũ Liên Oanh, cựu Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh tổng cộng 15 năm tù; bị cáo Ngô Vui, cựu Trưởng phòng Kế hoạch-Tài chính, Sở GD&ĐT 11 năm tù và bị cáo Hà Huy Long, cựu Phó phòng Kế hoạch-Tài chính, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh 6 năm tù. Các bị cáo khác bị tuyên phạt cao nhất là 4 năm tù và thấp nhất là 20 tháng tù, cho hưởng án treo.

Vụ án Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh – NSJ: Ngày 17/10, HĐXX TAND tỉnh Quảng Ninh đã tuyên phạt bị cáo Hoàng Thị Thúy Nga, cựu Chủ tịch NSJ 20 năm tù; Vũ Liên Oanh, cựu Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh tổng cộng 15 năm tù; bị cáo Ngô Vui, cựu Trưởng phòng Kế hoạch-Tài chính, Sở GD&ĐT 11 năm tù và bị cáo Hà Huy Long, cựu Phó phòng Kế hoạch-Tài chính, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh 6 năm tù. Các bị cáo khác bị tuyên phạt cao nhất là 4 năm tù và thấp nhất là 20 tháng tù, cho hưởng án treo.

Theo bản án, cựu Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh cùng một số cán bộ sở này đã tạo điều kiện cho Công ty NSJ và các Liên danh NSJ - Toàn Thịnh trúng 6/6 gói thầu, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 80 tỷ đồng. Cuối năm 2016 đến đầu 2020, bị cáo Nga tìm gặp bị cáo Oanh trong các dịp Tết. Mỗi lần gặp thường biếu từ 1-5 tỷ đồng, với tổng số tiền “cảm ơn" và "chúc Tết” là 14 tỷ đồng. Bị cáo Ngô Vui 14,8 tỷ đồng và bị cáo Long hơn 1,8 tỷ đồng.

Theo bản án, cựu Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh cùng một số cán bộ sở này đã tạo điều kiện cho Công ty NSJ và các Liên danh NSJ - Toàn Thịnh trúng 6/6 gói thầu, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 80 tỷ đồng. Cuối năm 2016 đến đầu 2020, bị cáo Nga tìm gặp bị cáo Oanh trong các dịp Tết. Mỗi lần gặp thường biếu từ 1-5 tỷ đồng, với tổng số tiền “cảm ơn" và "chúc Tết” là 14 tỷ đồng. Bị cáo Ngô Vui 14,8 tỷ đồng và bị cáo Long hơn 1,8 tỷ đồng.

 Sắp xét xử đại án Việt Á: Dự kiến từ 8h30 sáng 3/1/2024, TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng KH&CN Chu Ngọc Anh cùng 36 bị cáo trong vụ Việt Á về các tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng," "Tham ô tài sản," "Nhận hối lộ" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Sắp xét xử đại án Việt Á: Dự kiến từ 8h30 sáng 3/1/2024, TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng KH&CN Chu Ngọc Anh cùng 36 bị cáo trong vụ Việt Á về các tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng," "Tham ô tài sản," "Nhận hối lộ" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Theo cáo trạng, đầu năm 2020, khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh, Phan Quốc Việt biết chủ trương nghiên cứu sinh phẩm phục vụ phòng, chống dịch nên xin cùng tham gia đề án. Ngay sau khi được chuyển giao quy trình nghiên cứu kit xét nghiệm, Việt giao cấp dưới tiếp tục phát triển để sản xuất, rồi xin cấp phép lưu hành, kinh doanh thương mại. Để Công ty Việt Á được tham gia nghiên cứu đề tài, phát triển sản phẩm kit test được cấp số đăng ký lưu hành sản phẩm không thuộc sở hữu của Công ty Việt Á, tạo điều kiện hiệp thương giá và kiểm tra giá hiệp thương theo giá đã được nâng khống, Phan Quốc Việt đã đưa tổng số tiền là 3,45 triệu USD và 4 tỷ đồng cho một số cán bộ liên quan trong vụ án.

Theo cáo trạng, đầu năm 2020, khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh, Phan Quốc Việt biết chủ trương nghiên cứu sinh phẩm phục vụ phòng, chống dịch nên xin cùng tham gia đề án. Ngay sau khi được chuyển giao quy trình nghiên cứu kit xét nghiệm, Việt giao cấp dưới tiếp tục phát triển để sản xuất, rồi xin cấp phép lưu hành, kinh doanh thương mại. Để Công ty Việt Á được tham gia nghiên cứu đề tài, phát triển sản phẩm kit test được cấp số đăng ký lưu hành sản phẩm không thuộc sở hữu của Công ty Việt Á, tạo điều kiện hiệp thương giá và kiểm tra giá hiệp thương theo giá đã được nâng khống, Phan Quốc Việt đã đưa tổng số tiền là 3,45 triệu USD và 4 tỷ đồng cho một số cán bộ liên quan trong vụ án.

Bên cạnh đó, để Công ty Việt Á được thuận lợi trong việc tiêu thụ kit test, thu lời bất chính, Phan Quốc Việt trực tiếp hoặc chỉ đạo 7 nhân viên phụ trách vùng của Công ty Việt Á liên hệ làm việc và thỏa thuận, thống nhất với lãnh đạo, cán bộ các công ty trung gian hoặc lãnh đạo, cán bộ các đơn vị, cơ sở y tế để Công ty Việt Á giao kit test và các thiết bị, vật tư y tế khác cho các đơn vị, cơ sở y tế sử dụng trước. Sau đó thông đồng hợp thức hồ sơ đấu thầu, ký hợp đồng để đơn vị, cơ sở y tế thanh quyết toán, chuyển tiền cho Công ty Việt Á/công ty trung gian theo đơn giá do Công ty Việt Á/công ty trung gian đưa ra.

Bên cạnh đó, để Công ty Việt Á được thuận lợi trong việc tiêu thụ kit test, thu lời bất chính, Phan Quốc Việt trực tiếp hoặc chỉ đạo 7 nhân viên phụ trách vùng của Công ty Việt Á liên hệ làm việc và thỏa thuận, thống nhất với lãnh đạo, cán bộ các công ty trung gian hoặc lãnh đạo, cán bộ các đơn vị, cơ sở y tế để Công ty Việt Á giao kit test và các thiết bị, vật tư y tế khác cho các đơn vị, cơ sở y tế sử dụng trước. Sau đó thông đồng hợp thức hồ sơ đấu thầu, ký hợp đồng để đơn vị, cơ sở y tế thanh quyết toán, chuyển tiền cho Công ty Việt Á/công ty trung gian theo đơn giá do Công ty Việt Á/công ty trung gian đưa ra.

Mời độc giả xem thêm video 5 năm qua, hơn 2.500 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng. Nguồn: VTV24

Tâm Đức

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/nhin-lai-cac-dai-an-tham-nhung-kinh-te-xet-xu-2023-1934320.html