Những 'căn nhà ma' ở làng đại học lớn nhất miền Trung

Công bố quy hoạch năm 1997, đến nay Dự án Làng Đại học Đà Nẵng vẫn chưa triển khai khiến hàng nghìn hộ dân trong vùng dự án lâm cảnh cùng cực, nhà cửa bỏ hoang.

Dự án Làng Đại học Đà Nẵng được kỳ vọng là “chiếc nôi” đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực, được Chính phủ phê duyệt từ năm 1997 với tổng vốn đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, hơn 20 năm qua, dự án gần như “giậm chân tại chỗ” khiến cuộc sống của hàng nghìn người dân lâm cảnh khốn đốn, "đi không được, ở không xong''.

 Do dự án bị “treo” hơn 20 năm khiến hơn 500 hộ dân phường Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) và gần 1.000 hộ dân phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) phải sống khổ sở vì đất đai đa phần đã được kiểm kê nhưng công tác đền bù kéo dài. Nhà cửa xuống cấp nhưng không được sửa chữa, người dân đành bỏ hoang, đi thuê trọ nơi khác.

Do dự án bị “treo” hơn 20 năm khiến hơn 500 hộ dân phường Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) và gần 1.000 hộ dân phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) phải sống khổ sở vì đất đai đa phần đã được kiểm kê nhưng công tác đền bù kéo dài. Nhà cửa xuống cấp nhưng không được sửa chữa, người dân đành bỏ hoang, đi thuê trọ nơi khác.

 Nhiều gia đình cố bám trụ nhưng không được sửa chữa nhà, phải dùng tôn che chắn tạm bợ.

Nhiều gia đình cố bám trụ nhưng không được sửa chữa nhà, phải dùng tôn che chắn tạm bợ.

 Theo ghi nhận của PV, khu vực Dự án Làng Đại học Đà Nẵng, nhiều ngôi nhà bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm, những căn nhà cấp 4 xây dựng cách đây 25-30 năm xuống cấp trầm trọng, người dân không dám ở mà nâng cấp, sửa chữa cũng không được vì đây là khu vực đã được quy hoạch, chờ giải tỏa, đền bù.

Theo ghi nhận của PV, khu vực Dự án Làng Đại học Đà Nẵng, nhiều ngôi nhà bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm, những căn nhà cấp 4 xây dựng cách đây 25-30 năm xuống cấp trầm trọng, người dân không dám ở mà nâng cấp, sửa chữa cũng không được vì đây là khu vực đã được quy hoạch, chờ giải tỏa, đền bù.

 Nhiều căn nhà cấp 4 xây dựng trái phép trong vùng quy hoạch dự án, giờ xuống cấp nhưng vẫn được rao bán.

Nhiều căn nhà cấp 4 xây dựng trái phép trong vùng quy hoạch dự án, giờ xuống cấp nhưng vẫn được rao bán.

 Một căn nhà trong vùng quy hoạch dự án bỏ hoang được người dân "chuyển công năng" thành trại ươm giống gà, vịt.

Một căn nhà trong vùng quy hoạch dự án bỏ hoang được người dân "chuyển công năng" thành trại ươm giống gà, vịt.

 Có gia đình tập kết vật liệu để xây dựng nhà nhưng không thể triển khai vì vướng quy hoạch.

Có gia đình tập kết vật liệu để xây dựng nhà nhưng không thể triển khai vì vướng quy hoạch.

 Tuy nhiên, nhiều trường hợp vì quá bức bách nên làm liều vay mượn tiền xây dựng nhà.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp vì quá bức bách nên làm liều vay mượn tiền xây dựng nhà.

 Theo lãnh UBND phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam, dù biết việc xây dựng nhà trong vùng Dự án Làng Đại học Đà Nẵng là không đúng, nhưng vì nhu cầu chỗ ở thiết thực của người dân nên chính quyền rất lúng túng trong xử lý. Đến thời điểm này vẫn chưa thể khẳng định khi nào dự án triển khai nên chính quyền phải thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động người dân không xây dựng công trình kiên cố trên phần đất đã quy hoạch và phần đất sản xuất.

Theo lãnh UBND phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam, dù biết việc xây dựng nhà trong vùng Dự án Làng Đại học Đà Nẵng là không đúng, nhưng vì nhu cầu chỗ ở thiết thực của người dân nên chính quyền rất lúng túng trong xử lý. Đến thời điểm này vẫn chưa thể khẳng định khi nào dự án triển khai nên chính quyền phải thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động người dân không xây dựng công trình kiên cố trên phần đất đã quy hoạch và phần đất sản xuất.

 Công bố quy hoạch từ năm 1997, đến nay làng đại học lớn nhất miền Trung mới chỉ có Trường Cao đẳng Việt Hàn, Viện Khoa học xã hội và Trường Đại học Kỹ thuật y dược (cơ sở II) xây dựng, đi vào hoạt động.

Công bố quy hoạch từ năm 1997, đến nay làng đại học lớn nhất miền Trung mới chỉ có Trường Cao đẳng Việt Hàn, Viện Khoa học xã hội và Trường Đại học Kỹ thuật y dược (cơ sở II) xây dựng, đi vào hoạt động.

Dự án Làng Đại học Đà Nẵng được Chính phủ phê duyệt từ năm 1997 với tổng vốn đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng, rộng gần 300ha. Trong đó, 190ha thuộc địa phận phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn (Quảng Nam), diện tích còn lại thuộc địa phận phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng).

Dự kiến quy mô đào tạo đến năm 2035 là 66.000 người, gồm 60.000 sinh viên và khoảng 6.000 giảng viên, cán bộ.

Do dự án bị “treo” suốt 20 năm nay đã khiến hơn 500 hộ dân phường Điện Ngọc và gần 1.000 hộ dân phường Hòa Quý phải sống khổ sở vì đất đai đa phần đã được kiểm kê nhưng công tác đền bù vẫn chưa giải quyết dứt điểm.

Sau rất nhiều cuộc làm việc với các bộ, ngành, cuối tháng 3, đầu tháng 4/2019, Thường trực Thành ủy giao Sở Xây dựng TP Đà Nẵng chủ trì, phối hợp với Đại học Đà Nẵng, Sở Tài nguyên-Môi trường thành phố, UBND quận Ngũ Hành Sơn quy hoạch phân khu xây dựng Đại học Đà Nẵng.

Cụ thể, quy hoạch dự án có tỷ lệ 1/2000 để triển khai các thủ tục tiếp theo đúng quy định và công bố công khai trên các phương tiện thông tin truyền thông.

Tuy nhiên, đến nay người dân vẫn chưa biết chính xác khi nào dự án có thể triển khai.

XUÂN TIẾN

Nguồn VTC: https://vtc.vn/anh-nhung-can-nha-ma-o-lang-dai-hoc-lon-nhat-mien-trung-d497779.html