Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, chúng ta chỉ có sẵn tại chỗ 62.000 quân trong khi Trung Quốc tung vào trận đánh này mà trước đó được rêu rao là "quy mô giới hạn" tới 600.000 quân. Nguồn ảnh: TTXVN.
Khi này, phần lớn các lực lượng chủ lực của chúng ta đang tham chiến ở biên giới Tây Nam với quân đội Khmer Đỏ, chống lại diệt chủng... số còn lại ở trong nước làm nhiệm vụ bảo vệ Thủ đô. Nguồn ảnh: TTXVN.
Phía Trung Quốc tự tin rằng với sức mạnh áp đảo của mình, họ sẽ chiếm được toàn bộ các thị xã lớn của chúng ta ở dọc biên giới chỉ sau 3 ngày. Nguồn ảnh: TTXVN.
Tuy nhiên sự thật lại hoàn toàn ngược lại, quân đội Trung Quốc đã vấp phải sự phản kháng kiên cường của quân dân địa phương, du kích và các lực lượng công an vũ trang của chúng ta đóng quân trên tuyến biên giới. Nguồn ảnh: TTXVN.
Kết quả là "cái hẹn" 3 ngày mà Trung Quốc tự tin tuyên bố trước đó không bao giờ thành hiện thực, giấc mơ ngông cuồng về việc "tiến về Hà Nội chỉ 2 giờ sau khi chiếm được Lạng Sơn" cũng mãi mãi không còn được truyền thông Trung Quốc nhắc tới. Nguồn ảnh: TTXVN.
Tính ra trên toàn tuyến biên giới, nơi nhanh nhất Trung Quốc cũng chỉ tiến quân được khoảng nửa cây số mỗi ngày do sức kháng cự quá mạnh của quân và dân ta. Ảnh: Vũ khí Trung Quốc bị ta thu giữ làm chiến lợi phẩm. Nguồn ảnh: TTXVN.
Xe tăng Trung Quốc "lộn cổ" khi tham chiến ở biên giới phía Bắc. Nguồn ảnh: TTXVN.
Pháo binh Việt Nam dội biển lửa xuống đầu giặc bành trướng. Nguồn ảnh: TTXVN.
Xe tăng Trung Quốc vượt sông tiến vào lãnh thổ Việt Nam. Một điểm đáng lưu ý đó là không quân Trung Quốc dù xuất kích nhưng chưa từng dám bay vào không phận Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.
Một gia đình với cha và năm người con cả trai lẫn gái xung phong cầm vũ khí chiến đấu chống quân Trung Quốc trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 . Nguồn ảnh: TTXVN.
Xe tăng của quân đội Trung Quốc bị tiêu diệt tại mặt trận Cao Bằng. Nguồn ảnh: TTXVN.
Chiến sĩ xe tăng Trung đội 1, Đại đội 2, Đoàn 407 truy kích quân địch ở thị xã Lạng Sơn với xe tăng T-34-85 - loại xe tăng được Liên Xô viện trợ cho ta từ đầu thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Nguồn ảnh: TTXVN.
Phóng viên Isao Takano (người đeo kính) của Báo Akahata - cơ quan ngôn luận Đảng Cộng Sản Nhật Bản đi đưa tin tại thị xã Lạng Sơn ngay trong những ngày đầu ác liệt của cuộc chiến. Ông hy sinh vào trưa ngày 7/3/1979 tại đầu đường Quang Trung, phương Chi Lăng, thị xã Lạng Sơn. Nguồn ảnh: TTXVN.
Một bệnh viện dã chiến nơi cứu chữa vết thương cho các học sinh trường cấp hai xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, Hà Giang bị trúng mảnh pháo ngay trong sân trường. Nguồn ảnh: TTXVN.
Du kích địa phương của Việt Nam sử dụng vũ khí chiến lợi phẩm từ thời đánh Mỹ như súng phóng lựu M72 LAW để chống lại quân Trung Quốc. Nguồn ảnh: TTXVN.
Tướng lĩnh Trung Quốc đau đầu tìm phương án đối phó với quân và dân Việt Nam. Vào thời điểm này, quân đội Trung Quốc được xem là "thiếu và yếu", thứ duy nhất họ có thường là quân số, còn lại từ trang bị vũ khí, tư duy chiến tranh, chiến thuật, chiến lược đều rất kém và cổ hủ. Nguồn ảnh: TL.
Quân Trung Quốc mệt mỏi khi phải gánh chịu thiệt hại quá lớn. Nguồn ảnh: TL.
Hội ngộ nhân vật bức ảnh Chiến tranh Biên giới phía Bắc.
Khắc Đôn