Những tấm hình thắng giải nhiếp ảnh đời sống hoang dã

Nữ công tước xứ Cambridge Kate Middleton đã công bố những bức ảnh được trao giải nhiếp ảnh đời sống hoang dã, trong một buổi lễ tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London ngày 13/10.

 Hình ảnh một con hổ cái ôm cây linh sam Mãn Châu cổ trong khu rừng xa xôi ở Siberia đã giành được giải thưởng cao nhất và giải thưởng của hạng mục Động vật tại môi trường sống trong cuộc thi nhiếp ảnh của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London. Những bức ảnh thắng cuộc sẽ được triển lãm tại bảo tàng từ ngày 16/10 đến 6/6/2021. Ảnh: Sergey Gorshkov.

Hình ảnh một con hổ cái ôm cây linh sam Mãn Châu cổ trong khu rừng xa xôi ở Siberia đã giành được giải thưởng cao nhất và giải thưởng của hạng mục Động vật tại môi trường sống trong cuộc thi nhiếp ảnh của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London. Những bức ảnh thắng cuộc sẽ được triển lãm tại bảo tàng từ ngày 16/10 đến 6/6/2021. Ảnh: Sergey Gorshkov.

 Bức ảnh có tên Cân bằng tuyệt đối này đã đạt giải thưởng ở hạng mục dành cho người tham gia từ 10 tuổi trở xuống. Vào mùa xuân, những đồng cỏ gần ngôi nhà của bé Andrés ở Ubrique, Andalucia, Tây Ban Nha, đầy hoa khoe sắc. Andrés đã đi bộ đến đó và nhìn thấy một con chim sẻ châu Âu đang săn tìm côn trùng. Ảnh: Andrés Luis Dominguez Blanco.

Bức ảnh có tên Cân bằng tuyệt đối này đã đạt giải thưởng ở hạng mục dành cho người tham gia từ 10 tuổi trở xuống. Vào mùa xuân, những đồng cỏ gần ngôi nhà của bé Andrés ở Ubrique, Andalucia, Tây Ban Nha, đầy hoa khoe sắc. Andrés đã đi bộ đến đó và nhìn thấy một con chim sẻ châu Âu đang săn tìm côn trùng. Ảnh: Andrés Luis Dominguez Blanco.

 Ảnh chụp chú cá hề ở Bắc Sulawesi, Indonesia của Sam Sloss đã được vinh danh ở hạng mục dành cho lứa tuổi 11-14. Khi đi nghỉ mát ở Indonesia, Sam đã quan sát hành vi của một đàn cá hề khi chúng bơi quanh ngôi nhà, một con hải quỳ tuyệt đẹp. Cậu bé đã bị thu hút bởi một con cá hề liên tục há miệng. Chỉ khi xem lại ảnh, Sam mới nhận ra con cá hề này bị một con rận ăn lưỡi kí sinh trong miệng. Ảnh: Sam Sloss.

Ảnh chụp chú cá hề ở Bắc Sulawesi, Indonesia của Sam Sloss đã được vinh danh ở hạng mục dành cho lứa tuổi 11-14. Khi đi nghỉ mát ở Indonesia, Sam đã quan sát hành vi của một đàn cá hề khi chúng bơi quanh ngôi nhà, một con hải quỳ tuyệt đẹp. Cậu bé đã bị thu hút bởi một con cá hề liên tục há miệng. Chỉ khi xem lại ảnh, Sam mới nhận ra con cá hề này bị một con rận ăn lưỡi kí sinh trong miệng. Ảnh: Sam Sloss.

 Bức ảnh Cáo ăn thịt ngỗng này đã đạt giải thưởng ở hạng mục dành cho lứa tuổi 15-17 và giải thưởng cao nhất trong nhóm tác giả trẻ. Một đàn cáo con ở Phần Lan đã tranh giành nhau con ngỗng và trong ảnh là chú cáo đã đánh bại được các anh chị em của mình. Ảnh: Liina Heikkinen.

Bức ảnh Cáo ăn thịt ngỗng này đã đạt giải thưởng ở hạng mục dành cho lứa tuổi 15-17 và giải thưởng cao nhất trong nhóm tác giả trẻ. Một đàn cáo con ở Phần Lan đã tranh giành nhau con ngỗng và trong ảnh là chú cáo đã đánh bại được các anh chị em của mình. Ảnh: Liina Heikkinen.

 Một con khỉ vòi đực non nhắm mắt trong bức ảnh đạt giải ở hạng mục Chân dung động vật của tác giả Mogens Trolle. Khi con khỉ này trưởng thành, mũi của nó có thể phát triển lớn đến nỗi thòng xuống miệng. Con khỉ này có thể sẽ cần phải đẩy mũi sang một bên để ăn. Ảnh: Mogens Trolle.

Một con khỉ vòi đực non nhắm mắt trong bức ảnh đạt giải ở hạng mục Chân dung động vật của tác giả Mogens Trolle. Khi con khỉ này trưởng thành, mũi của nó có thể phát triển lớn đến nỗi thòng xuống miệng. Con khỉ này có thể sẽ cần phải đẩy mũi sang một bên để ăn. Ảnh: Mogens Trolle.

 Một con ếch thủy tinh Manduriacu đánh chén một con nhện ở chân núi Andes, tây bắc Ecuador. Là loài tiêu thụ động vật không xương sống, ếch thủy tinh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng hệ sinh thái. Bức ảnh này đạt giải ở hạng mục dành cho lưỡng cư và bò sát. Ảnh: Jaime Culebras.

Một con ếch thủy tinh Manduriacu đánh chén một con nhện ở chân núi Andes, tây bắc Ecuador. Là loài tiêu thụ động vật không xương sống, ếch thủy tinh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng hệ sinh thái. Bức ảnh này đạt giải ở hạng mục dành cho lưỡng cư và bò sát. Ảnh: Jaime Culebras.

 Sau vài giờ ngâm mình trong đầm nước gần Brozas, Tây Ban Nha, tác giả Jose Luis đã chụp được khoảnh khắc ấm áp của một gia đình chim lặn mào lớn. Chúng thường xây tổ bằng những loài cây thủy sinh và tổ thường nằm giữa những đám lau sậy ở mép nước nông. Bức ảnh đạt giải ở hạng mục dành cho chim. Ảnh: Jose Luis Ruiz Jiménez.

Sau vài giờ ngâm mình trong đầm nước gần Brozas, Tây Ban Nha, tác giả Jose Luis đã chụp được khoảnh khắc ấm áp của một gia đình chim lặn mào lớn. Chúng thường xây tổ bằng những loài cây thủy sinh và tổ thường nằm giữa những đám lau sậy ở mép nước nông. Bức ảnh đạt giải ở hạng mục dành cho chim. Ảnh: Jose Luis Ruiz Jiménez.

 Bức ảnh ấn tượng về một con ong bắp cày dải đỏ (trái) và một con tò vò biếc, sắp chui vào những chiếc tổ cạnh nhau đã mang về cho tác giả Frank Deschandol đến từ nước Pháp giải thưởng ở hạng mục dành cho động vật không xương sống. Ảnh: Frank Deschandol.

Bức ảnh ấn tượng về một con ong bắp cày dải đỏ (trái) và một con tò vò biếc, sắp chui vào những chiếc tổ cạnh nhau đã mang về cho tác giả Frank Deschandol đến từ nước Pháp giải thưởng ở hạng mục dành cho động vật không xương sống. Ảnh: Frank Deschandol.

 Tác giả Shanyuan Li đã giành được giải thưởng của hạng mục Ảnh động vật có vú với bức ảnh hiếm có về một gia đình mèo Pallas ở cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng này. Những con mèo nhỏ này thường sống đơn độc, khó tìm và chủ yếu hoạt động vào lúc bình minh và hoàng hôn. Ảnh: Shanyuan Li.

Tác giả Shanyuan Li đã giành được giải thưởng của hạng mục Ảnh động vật có vú với bức ảnh hiếm có về một gia đình mèo Pallas ở cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng này. Những con mèo nhỏ này thường sống đơn độc, khó tìm và chủ yếu hoạt động vào lúc bình minh và hoàng hôn. Ảnh: Shanyuan Li.

 Một con mực kim cương nhỏ phát sáng trên nền đen đã mang lại cho tác giả Songda Cai đến từ Trung Quốc giải thưởng dành cho ảnh sinh vật dưới nước. Tế bào sắc tố (các cơ quan ngay dưới da) của con mực chứa các túi sắc tố đổi màu nhanh chóng khi các cơ xung quanh chúng co lại. Ảnh: Songda Cai.

Một con mực kim cương nhỏ phát sáng trên nền đen đã mang lại cho tác giả Songda Cai đến từ Trung Quốc giải thưởng dành cho ảnh sinh vật dưới nước. Tế bào sắc tố (các cơ quan ngay dưới da) của con mực chứa các túi sắc tố đổi màu nhanh chóng khi các cơ xung quanh chúng co lại. Ảnh: Songda Cai.

 Trên những vách đá dựng đứng của đảo Sardinia, một con chim cắt Eleonora đực mang thức ăn cho bạn đời của mình - một con chim di cư nhỏ, có thể là một con chim sơn ca, chộp được từ bầu trời khi con chim xấu số này bay qua Địa Trung Hải. Bức ảnh đạt giải ở hạng mục dành cho nhiếp ảnh gia có triển vọng. Ảnh: Alberto Fantoni.

Trên những vách đá dựng đứng của đảo Sardinia, một con chim cắt Eleonora đực mang thức ăn cho bạn đời của mình - một con chim di cư nhỏ, có thể là một con chim sơn ca, chộp được từ bầu trời khi con chim xấu số này bay qua Địa Trung Hải. Bức ảnh đạt giải ở hạng mục dành cho nhiếp ảnh gia có triển vọng. Ảnh: Alberto Fantoni.

Như Trần

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/nhung-tam-hinh-thang-giai-nhiep-anh-doi-song-hoang-da-post1141728.html