Nông dân Cà Mau canh tác lúa thân thiện môi trường

Nhờ tiếp cận giải pháp canh tác mới, nông dân Cà Mau vừa nâng cao năng suất lúa, tăng lợi nhuận, vừa góp phần bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính.

Là một trong những nông dân tham gia hiệu quả cao nhờ giải pháp mới, nông dân Phạm Long Giang tại ấp Đá Bạc A, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau bày tỏ: “Tôi rất vui mừng và bất ngờ về sản lượng lúa trong vụ này. Trước đây, tôi cũng làm lúa ST nhưng năng suất không cao bằng. Tôi xin cảm ơn Hội Nông dân các cấp trong tỉnh và Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau đã tạo điều kiện cho tôi tiếp cận được loại phân tốt như vậy”.

Ông Huỳnh Quốc Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Cà Mau thăm mô hình trình diễn Phân bón Cà Mau của hộ ông Phạm Long Giang ở ấp Đá Bạc A, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời.

Ông Huỳnh Quốc Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Cà Mau thăm mô hình trình diễn Phân bón Cà Mau của hộ ông Phạm Long Giang ở ấp Đá Bạc A, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời.

Được biết, ông Giang là một trong 4 hộ tiêu biểu tham gia mô hình thực tế cho nông dân tỉnh Cà Mau. Mô hình do Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, Phân bón Cà Mau) phối hợp cùng Hội Nông dân tỉnh Cà Mau, Hội Nông dân TP Cà Mau, Hội Nông dân huyện Trần Văn Thời, Hội Nông dân huyện U Minh và các Hội Nông dân các xã Lý Văn Lâm, Khánh Bình Tây, Khánh Hội triển khai thực hiện.

Kết quả đạt được năng suất lúa đạt 6.300 kg/ha so với đối chứng 5.800 kg/ha, tăng 8,6%. Chi phí phân bón của Phân bón Cà Mau là 5.326.000 đồng/ha so với đối chứng là 5.780.000 đồng/ha, giảm 9,4%. Lợi nhuận canh tác đạt 40.044.000 đồng/ha so với đối chứng 34.200.000 đồng/ha, tăng 17,1%. Bên cạnh đó, NPK Cà Mau cũng giúp lúa cứng cây, đứng lá và giảm đổ ngã.

Hội thảo tổng kết mô hình trình diễn Phân bón Cà Mau.

Hội thảo tổng kết mô hình trình diễn Phân bón Cà Mau.

Vừa qua, Phân bón Cà Mau đã phối hợp cùng các đơn vị tổ chức 3 Hội thảo tổng kết các mô hình trình diễn. Sự kiện không chỉ là cơ hội để nông dân địa phương tiếp cận các phương pháp canh tác mới mà còn giúp bà con hiểu rõ hơn về cách sử dụng phân bón hợp lý, tăng năng suất và bảo vệ môi trường nhờ các sản phẩm NPK Cà Mau công nghệ Polyphosphate.

Với những “minh chứng thực tế”, Hội thảo đã thu hút đông đảo bà con nông dân tham gia. Đặc biệt, bà con ấn tượng với các giải pháp sản xuất lúa vừa mang lại hiệu quả tối ưu và vừa thân thiện môi trường, góp phần phát triển bền vững.

Ông Huỳnh Quốc Hùng - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Cà Mau rất phấn khởi sau khi đi thăm các hộ có điểm trình diễn Phân bón Cà Mau. Ông nhận định, các ruộng lúa đồng đều, năng suất đạt khá cao trong vụ mùa này. Ông mong rằng thời gian tới, Phân bón Cà Mau sẽ hỗ trợ cho hội viên nông dân có được nhiều điểm trình diễn hơn nữa, để đời sống bà con được tốt hơn và góp phần lan tỏa giải pháp hay, thân thiện môi trường, cùng giảm phát thải khí nhà kính.

Thường trực Hội Nông dân tỉnh Cà Mau thăm mô hình trình diễn Phân bón Cà Mau của hộ ông Mạc Văn Huynh ở ấp Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau.

Thường trực Hội Nông dân tỉnh Cà Mau thăm mô hình trình diễn Phân bón Cà Mau của hộ ông Mạc Văn Huynh ở ấp Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau.

Phân bón Cà Mau đã ứng dụng công nghệ Polyphosphate tiên tiến trong sản xuất phân bón NPK, đảm bảo cung cấp đầy đủ và đồng đều các dưỡng chất N, P, K cho cây lúa. Công nghệ này giúp hạn chế sự kết tủa lân, tăng khả năng hấp thụ lân của cây, từ đó nâng cao năng suất và sức khỏe cây trồng.

Những kết quả tích cực từ mô hình trình diễn phân bón NPK Cà Mau không chỉ chứng minh hiệu quả của sản phẩm mà còn khẳng định vị thế tiên phong của Phân bón Cà Mau, cùng nông dân, nông nghiệp phát triển bền vững hơn, thịnh vượng hơn.

P.V

Nguồn PetroTimes: https://petrovietnam.petrotimes.vn/nong-dan-ca-mau-canh-tac-lua-than-thien-moi-truong-717782.html