Nữ họa sĩ kể chuyện qua 'manh vải vụn'

Trong gian phòng nhỏ hơn 10m2, Trần Thanh Thục vẫn ngày đêm tỉ mỉ với những tác phẩm tranh ghép của mình. Bằng tình yêu nghệ thuật, sự tinh tế, nhạy cảm đầy nữ tính, họa sĩ Trần Thanh Thục đã liên kết những mảnh vải vụn tưởng chừng chẳng liên quan thành một tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Đến với tranh ghép vải vì tình cờ, ở lại vì tình yêu

Khác với dòng tranh khác, tranh ghép vải mang một nét độc đáo rất riêng về phong cách và chất liệu. Bởi nó là sự kết hợp khéo léo từ những mảnh vải riêng lẻ để làm nên một tổng thể hài hòa, trong bố cục và màu sắc, mang đến những bất ngờ thú vị cho người xem.

Nói đến sự hấp dẫn của tranh ghép vải, phải nhắc đến những họa sĩ, nghệ sĩ “lão làng” của dòng tranh này. Dù đã có 40 năm gắn bó với dòng tranh ghép vải, nữ họa sĩ Trần Thanh Thục vẫn ngày ngày bên góc làm việc của mình miệt mài sáng tạo. Nhìn những đứa con tinh thần và lắng nghe chia sẻ của bà, mới thấy cái tâm của bà danh cho tranh ghép vải sâu sắc thế nào.

Họa sĩ Thanh Thục bên những đứa con tinh thần của mình.

Họa sĩ Thanh Thục bên những đứa con tinh thần của mình.

Ngồi trò chuyện về con đường dài làm tranh của mình, nữ họa sĩ tìm xem lại từng bức tranh như tìm nhớ lại về quãng thời gian làm nghề của mình: “Khi đến với tranh ghép vải, tôi chưa từng nghe được về thể loại này ở trong hay ngoài nước trước đó. Thậm chí, khi học tại ngôi trường Mỹ thuật, thể loại này chưa từng được nhắc tới. Từ khoảnh khắc đầu tiên khi tôi vô tình cầm trên tay những mảnh vải vụn để dán lên một miếng bìa, những hình ảnh ngôi nhà, cây cối ngô nghê nhất được ghép từ nhiều miếng vải đã tạo trở thành đam mê của tôi khi nào không hay”, nữ họa sĩ bồi hồi nhớ lại.

Bà kể: “Vì không có ai hướng dẫn, tất cả đều là tự mày mò nghiên cứu nên tôi gặp nhiều khó khăn trong việc sáng tạo và thực hiện làm tranh. Không có sẵn những tác phẩm về tranh ghép vải trước đó nên tôi chưa thể mường tượng được từng công đoạn của tranh sẽ ra sao. Trên con đường độc đạo đó, tôi vẫn một mình đi.”

Bằng việc chọn lối đi riêng với tranh ghép vải, nữ họa sĩ Trần Thanh Thục đã khẳng định tên tuổi trong làng mỹ thuật Việt Nam qua những tác phẩm độc đáo và sáng tạo.

Bằng việc chọn lối đi riêng với tranh ghép vải, nữ họa sĩ Trần Thanh Thục đã khẳng định tên tuổi trong làng mỹ thuật Việt Nam qua những tác phẩm độc đáo và sáng tạo.

Để đưa một tác phẩm tranh ghép vải đến người xem đối với họa sĩ Thanh Thục là cả một chặng đường gian nan. Tốt nghiệp đại học, bà làm công chức trong một cơ quan, chỉ đến khi tan làm, trở về nhà, bà mới có thời gian dành cho tranh ghép vải. “Làm hỏng nhiều lắm, ý tưởng thì chưa tròn trịa, chọn vải ghép cho hợp lý cũng khó khăn, nhiều lúc tôi muốn buông xuôi để tìm những đam mê khác.”, nữ họa sĩ kể. Thế nhưng, đã là duyên thì luôn có những gắn kết vô hình khó có thể tách rời. Những sắc vải như có mê lực gì đó níu chân người.

Nếu thoạt nhìn qua, ai cũng sẽ nghĩ là những bức tranh được họa điểm bằng cây cọ và màu vẽ, thế nhưng khi nhìn sâu vào, từng lớp vải, họa tiết, hoa văn hiện lên một cách tài tình và vô cùng lạ lẫm.

Nếu thoạt nhìn qua, ai cũng sẽ nghĩ là những bức tranh được họa điểm bằng cây cọ và màu vẽ, thế nhưng khi nhìn sâu vào, từng lớp vải, họa tiết, hoa văn hiện lên một cách tài tình và vô cùng lạ lẫm.

Từ những chợ lớn như Ninh Hiệp, những chợ vải cách cả hơn chục cây số hay thậm chí từng cửa hàng may mặc gần nhà, gần như đã quen thuộc với bóng dáng một người phụ nữ chăm chú tìm kiếm ý tưởng cho bức tranh của mình trên từng miếng vải. Họa sĩ Trần Thanh Thục cho biết, chất liệu vải thường được bà lựa chọn sử dụng là vải may áo dài và những tấm khăn quàng lụa. Vải lụa mỏng, nhẹ và trong nên thường dùng để chồng xếp tạo không gian. Các dạng chất liệu khác cũng được tận dụng trong từng khung cảnh khác nhau. Ngoài ra, nhưng chi tiết, họa tiết trên tấm vải phong phú, độc đáo, là nguồn sáng tạo nghệ thuật cho mỗi bức tranh.

Họa tiết vải sau khi cắt được đính trên tranh bằng keo sữa. Đặt ở đâu, hình dạng như thế nào là cả một sự tính toán kỹ lưỡng cùng trí tưởng tượng phong phú.

Họa tiết vải sau khi cắt được đính trên tranh bằng keo sữa. Đặt ở đâu, hình dạng như thế nào là cả một sự tính toán kỹ lưỡng cùng trí tưởng tượng phong phú.

Đa dạng trong chất liệu, kỳ công trong từng công đoạn sáng tạo nghệ thuật, mỗi bức tranh ghép vải giúp người thưởng thức cảm nhận được rõ nét từng khung cảnh, con người, hoạt động thường nhật...

Muốn truyền tải thông điệp về sự vĩ đại của người phụ nữ

Tuổi thơ gắn với những lần chạy giặc, khi người đàn ông mang lý tưởng lớn cống hiến cho quê hương, đất nước, hình ảnh người bà, người mẹ tần tảo chăm sóc và cáng đáng cho gia đình in sâu vào trong tâm thức của nữ họa sĩ Trần Thanh Thục. Và bà đã tái hiện từng câu chuyện qua tranh ghép vải từ chính ký ức của mình, với một góc nhìn độc đáo và bằng một tình yêu lớn.

“Xuyên suốt quá trình sáng tác, người phụ nữ, đặc biệt là người mẹ là chủ đề lớn mà tôi theo đuổi. Trong tất cả các bức tranh, sẽ luôn là bóng dáng một người mẹ địu con làm nương, một người mẹ cần mẫn hăng say khi đứa con đang say giấc dưới gốc cây, hay người mẹ dắt con trên con đường núi,... Thông điệp mà tôi muốn truyền tải là sự vĩ đại của người phụ nữ, họ có thể là con thảo, là người vợ đảm, là người mẹ hiền, nhưng khi lao động, họ cũng chính là chuyên gia trong lĩnh vực của mình, họ đẹp nhất khi làm điều họ muốn”, nữ họa sĩ chia sẻ.

Bức tranh về mái ấm gia đình xưa gợi cảm giác bình yên, dù trong ngôi nhà tranh vách đất, nhờ nụ cười hạnh phúc của các thành viên. Vò rượu quý tượng trưng cho người đàn ông, người lao động chính, còn bếp lửa hồng đại diện cho người phụ nữ - người xây mái ấm, giữ lửa cho hạnh phúc của một gia đình, chăm sóc chồng con.

Bức tranh về mái ấm gia đình xưa gợi cảm giác bình yên, dù trong ngôi nhà tranh vách đất, nhờ nụ cười hạnh phúc của các thành viên. Vò rượu quý tượng trưng cho người đàn ông, người lao động chính, còn bếp lửa hồng đại diện cho người phụ nữ - người xây mái ấm, giữ lửa cho hạnh phúc của một gia đình, chăm sóc chồng con.

Thật không quá lời khi đánh giá các phẩm của họa sĩ Thanh Thục là sự hòa quyện tinh tế những đường nét và hình khối, tái hiện vẻ đẹp đa chiều của người phụ nữ. Với bức tranh về Hà Nội, ẩn hiện trong những nhà xưa, ngõ cổ là bóng hình người phụ nữ Tràng An xưa, rất thanh lịch, thướt tha trong với tà áo dài duyên dáng. Bên cạnh đó là Thêm yêu vẻ đẹp lao động của các bà, các mẹ khi lúc gặt lúa, làm trồng nương, sàng thóc, phơi rơm trong bộ áo bà ba, váy đụp giản d; và đị. Đôi khi lại rất đời với những khi ngồi râm ran kể nhau nghe những câu chuyện về con tôm, cái tép,..

Muôn hình dáng vẻ người phụ nữ trong tranh của họa sĩ Thanh Thục.

Muôn hình dáng vẻ người phụ nữ trong tranh của họa sĩ Thanh Thục.

Sự đánh giá cao từ giới chuyên môn, sự yêu mến, đón nhận của người yêu nghệ thuật chính là thành quả to lớn nhất với những năm tháng “trầy trật” bám trụ với đam mê của nữ họa sĩ Trần Thanh Thục. Và có lẽ con số sẽ không dừng lại ở 40 năm nghề, hàng trăm tác phẩm mà còn nhiều hơn thế nữa với ngọn lửa nghề cháy rực của bà.

Đào Trang

Nguồn Bảo Vệ Công Lý: https://baove.congly.vn/nu-hoa-si-ke-chuyen-qua-manh-vai-vun-455533.html