Nữ thi sĩ nổi danh nào dám tự ý thăng đường xử án thay chồng?
Vốn là người phụ nữ cá tính, sinh thời nhiều lần khi chông bà đi vắng, có người đến thưa kiện, bà đã tự ý thăng đường xử án. Các tài liệu lịch sử từng thuật lại ít nhất có 3 lần bà thăng đường thay chồng xử án. Nữ thi sĩ này là ai?
1. Nữ thi sĩ nổi danh nào trong sử Việt dám tự ý thăng đường xử án thay chồng?
A. Hồ Xuân Hương
B. Nguyễn Thị Hinh
Câu trả lời đúng là đáp án B: Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, người huyện Vĩnh Hồ (Hà Nội ngày nay). Năm sinh và mất của bà vẫn là điều bí ẩn. Có ý kiến cho rằng bà sinh năm 1805 và mất năm 1843. Vì có chồng làm quan tri huyện Thanh Quan, nên bà vẫn thường được gọi là Bà Huyện Thanh Quan. Vốn là người phụ nữ cá tính, sinh thời nhiều lần khi chông bà đi vắng, có người đến thưa kiện, bà đã tự ý thăng đường xử án. Các tài liệu lịch sử từng thuật lại ít nhất có 3 lần bà thăng đường thay chồng xử án.Vốn xuất thân trong gia đình khoa bảng, cha đỗ đại khoa năm 1783 dưới thời vua Lê Hiển Tông, nên dù sống dưới chế độ phong kiến trọng nam khinh nữ, bà vẫn được học hành tử tế ngay khi còn nhỏ.Bà vốn là học trò của Phạm Phú Thích, người huyện Thọ Xương (Hà Nội), cũng là người rất tài năng. Ông đỗ tiến sĩ khi mới chỉ 19 tuổi, làm quan triều Nguyễn trải qua nhiều chức vụ khác nhau.Nhờ học sâu hiểu rộng nên dưới thời vua Minh Mạng, bà từng được mời vào cung giữ chức Cung Trung Giáo Tập, dạy học cho công chúa và cung phi. Sau này, vì không may chồng mất sớm, bà đã lấy cớ xin về quê sống cho đến hết đời.
C. Nguyễn Thị Yến
2. Ai là nữ quan đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam?
A. Lê Thị Loan
B. Nguyễn Thị Bích Châu
C. Nguyễn Thị Lộ
Câu trả lời đúng là đáp án C: Theo sách Những người thầy trong sử Việt, bà Nguyễn Thị Lộ (1440-1442) là vị nữ quan đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Xuất thân là con gái duy nhất của ông đồ Mỗ ở xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ngày nay. Thông minh, nhanh nhẹn từ nhỏ nên dù là phận “nữ nhi thường tình”, bà vẫn được cha cho theo học. Dưới thời Hậu Lê bà được phong chức Lễ nghi nữ học sĩ chuyên phụ trách việc dạy học cho cung nhân ở chốn cung đình.Nguyễn Thị Lộ là vợ thứ của danh thần Nguyễn Trãi và là một nữ quan nhà Lê trong lịch sử Việt Nam. Tên tuổi bà từ lâu đã gắn liền với vụ thảm án Lệ Chi Viên xảy ra vào năm Nhâm Tuất (1422), dẫn đến cái chết của vợ chồng bà và cái án tru di tam tộc.Nguyễn Thị Lộ sinh ra tại làng Hải Hồ (sau đổi là làng Hải Triều, tục gọi làng Hới), tổng Thanh Triều, huyện Ngự Thiên, phủ Tân Hưng (nay thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).Cha bà là Nguyễn Mỗ, làm nghề thầy thuốc. Nhờ tư chất thông minh, lại được cha cho đi học, nên bà sớm thông hiểu các kinh sách và lại biết làm thơ. Ngoài ra, bà còn nổi tiếng là một người xinh đẹp.
3. Ai là nữ tiến sĩ duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam?
A. Nguyễn Thị Duệ
Câu trả lời đúng là đáp án A: Nguyễn Thị Duệ (1574-1654), bà còn có những tên khác như Nguyễn Thị Du, Nguyễn Thị Ngọc Toàn, quê ở làng Kiệt Đặc, nay thuộc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Giáo dục Việt Nam thời phong kiến coi trọng Nho học, phụ nữ không có quyền tham gia thi cử. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Duệ là ngoại lệ. Bà không chỉ là nữ tiến sĩ đầu tiên ở nước ta, mà còn là nữ trạng nguyên duy nhất trong lịch sử khoa bảng. Nguyễn Thị Duệ (hay Nguyễn Thị Du) sinh năm 1574 trong một gia đình nhà Nho nghèo ở Chí Linh, Hải Dương. Thuở nhỏ, bà nổi tiếng xinh đẹp, tài hoa. Tương truyền, bà biết viết văn, làm thơ khi mới 4 tuổi. Danh tiếng lan xa khiến nhiều người người ngưỡng mộ tài sắc, đến xin hỏi cưới nhưng bà không đồng ý.Dù hiếu học nhưng thời đó nữ nhân không được đi học. Bà phải giả nam để có thể theo nghiệp đèn sách. Khoa thi tiến sỹ năm Giáp Ngọ (1594) bà mang tên giả Nguyễn Du đi thi và đỗ đầu khoa bảng khi vừa tròn 20. Triều đình có mở yến tiệc chiêu đãi các tân khoa, vua Mạc Đăng Dung khi ấy thấy vị trạng nguyên trẻ tuổi, dáng người mảnh mai, mặt mày thanh tú… nên hỏi dò.Khi đã rõ chuyện, vua rất bất ngờ vì tân khoa trạng nguyên là nữ nhưng do quý mến hiền tài, lại tiếc nuối cho một tài năng trẻ, vua không những không trách tội mà còn cho Nguyễn Thị Duệ ở lại triều, bỏ danh trạng nguyên. Bà được vời vào cung, phụ trách việc dạy học cho các phi tần. Một thời gian sau, Mạc Kính Cung lập bà làm phi, ban hiệu Tinh Phi. Vì thế, dân gian còn gọi bà là bà chúa Sao.
B. Nguyễn Thị Hinh
C. Nguyễn Thị Yến
4. Người phụ nữ nước Việt từng đánh hổ cứu chồng?
A. Triệu Thị Trinh
B. Phạm Thị Uyển
C. Bùi Thị Xuân
Câu trả lời đúng là đáp án C: Bùi Thị Xuân là danh tướng của nhà Tây Sơn. Theo sách "Nhà Tây Sơn", trong lần đầu gặp gỡ, chàng trai trẻ Trần Quang Diệu đang bị hổ dữ tấn công. Bà dã ra tay trợ giúp, đánh đuổi thú dữ. Về sau, cả 2 vợ chồng bà đều trở thành danh tướng của nhà Tây Sơn.Bùi Thị Xuân sinh ra trong gia đình nhà giàu có ở tổng Phú Phong, huyện Tuy Viễn (Quy Nhơn). Lúc trẻ bà đã nổi tiếng khắp vùng là một cô gái xinh đẹp, văn chương võ nghệ hơn người. Nhiều chàng trai ngấp nghé ngỏ lời, nhưng nàng chẳng màng, mà chiêu tập các bạn gái thành lập lò võ cùng nhau luyện tập.Một hôm nàng cưỡi ngựa đi săn, trên quãng đường rừng bỗng nghe thấy tiếng hổ gầm, tiếng cây đổ ràn rạt. Không hề sợ hãi, nàng phóng ngựa xông tới thì thấy một tráng sĩ đang đánh nhau với con mãnh hổ. Con hổ xem chừng đã mệt, nhưng chàng trai cũng bị thương nặng, máu chảy đẫm áo. Nàng nhảy phắt xuống ngựa, dùng đôi song kiếm xông vào đâm chết con hổ.Bùi Thị Xuân đưa chàng trai về nhà chữa trị vết thương. Chàng trai xứ Quảng ấy tên là Trần Quang Diệu, đang trên đường tìm đến đầu quân với nghĩa quân Tây Sơn. Trần Quang Diệu rất giỏi võ nghệ lại có chí nên được cụ Bùi rất yêu mến. Chàng và thiếu nữ họ Bùi từ chỗ cảm mến tài nghệ của nhau, đã nảy nở tình yêu lúc nào không rõ. Sau khi vết thương lành, hai người xin phép lên đường xuống Quy Nhơn ra mắt vua Thái Đức Nguyễn Nhạc.Nguyễn Nhạc rất vui mừng có được hai tướng tài trẻ tuổi, bèn đứng làm chủ hôn cho họ kết nghĩa vợ chồng.
5. Người phụ nữ từng giả trai để tòng quân đánh giặc?
A. Bùi Thị Xuân
B. Bà Triệu
C. Nguyễn Thị Bành
Câu trả lời đúng là đáp án C: Bà Nguyễn Thị Bành là vợ của tướng quân Nguyễn Chích. Trong kháng chiến chống quân Minh, vợ chồng bà từng huấn luyện đội quân bồ câu nổi tiếng, lập nhiều chiến công. Ngày đó, để có cơ hội lên đường tòng quân, đánh đuổi quân Minh xâm lược, bà phải cải trang thành nam nhi, trà trộn vào quân sĩ.
6. Nữ tướng nổi tiếng, có công lớn cùng Lý Nam Đế lập nước Vạn Xuân?
A. Dương Khoan Khoáng
Câu trả lời đúng là đáp án A: Dương Khoan Khoáng (?-546): Bà quê ở trang Báo Văn, xứ Hồ Kì (tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay), được xem là nữ tướng nổi tiếng, có công lớn cùng Lý Nam Đế lập nước Vạn Xuân. Khi thành Gia Ninh vỡ, vua Lý Nam Đế vào miền Khuất Lão tập hợp lực lượng, nữ tướng Dương Khoan Khoáng vẫn cùng đạo quân của mình đánh giặc, chiến đấu dũng cảm trong suốt hai năm (545-546) cho đến khi bị trọng thương và hy sinh trong trận chiến tại Yên Lạc. Sau khi bà mất, nhân dân nhớ ơn Khoan Khoáng, nhiều nơi lập đền thờ. Các triều đại sau này truy phong bà làm “Đệ nhị á nương Khoan Khoáng đại vương mỹ mạo linh dung”.
B. Triệu Thị Trinh
C. Bà Triệu
7. Hoàng hậu đầu tiên trong lịch sử nước ta từng cầm quân đánh giặc?
A. Nguyễn Thị Bích Châu
B. Phạm Thị Uyển
Câu trả lời đúng là đáp án B: Phạm Thị Uyển (?-722): Bà Phạm Thị Uyển, vợ Mai Hắc Đế, được xem là hoàng hậu đầu tiên trong lịch sử nước ta từng cầm quân đánh giặc. Theo sử sách, bà quê ở quận Nam Xương (Cầu Giấy, Hà Nội ngày nay). Vốn là người có chí khí, văn võ song toàn, am hiểu binh thư, sách lược đánh trận, bà thường bàn luận việc cơ mật với Mai Thúc Loan. Khi nhà Đường mang 100.000 quân sang đàn áp khởi nghĩa, bà Phạm Thị Uyển đưa binh thuyền bày trận trên sông Tô Lịch, chiến đấu dũng cảm. Khi sức cùng lực kiệt, bà cùng số ít binh tướng nhảy xuống sông Tô Lịch tự vẫn. Ngày nay, đền Dục Anh nằm trên đường Nguyễn Ngọc Vũ, quay mặt ra sông Tô Lịch, đoạn gần cầu Trung Hòa, chính là đền thờ bà.
C. Nguyễn Thị Lộ
Số câu trả lời đúng
1. Nữ thi sĩ nổi danh nào trong sử Việt dám tự ý thăng đường xử án thay chồng?
A. Hồ Xuân Hương
B. Nguyễn Thị Hinh
Câu trả lời đúng là đáp án B: Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, người huyện Vĩnh Hồ (Hà Nội ngày nay). Năm sinh và mất của bà vẫn là điều bí ẩn. Có ý kiến cho rằng bà sinh năm 1805 và mất năm 1843. Vì có chồng làm quan tri huyện Thanh Quan, nên bà vẫn thường được gọi là Bà Huyện Thanh Quan. Vốn là người phụ nữ cá tính, sinh thời nhiều lần khi chông bà đi vắng, có người đến thưa kiện, bà đã tự ý thăng đường xử án. Các tài liệu lịch sử từng thuật lại ít nhất có 3 lần bà thăng đường thay chồng xử án.Vốn xuất thân trong gia đình khoa bảng, cha đỗ đại khoa năm 1783 dưới thời vua Lê Hiển Tông, nên dù sống dưới chế độ phong kiến trọng nam khinh nữ, bà vẫn được học hành tử tế ngay khi còn nhỏ.Bà vốn là học trò của Phạm Phú Thích, người huyện Thọ Xương (Hà Nội), cũng là người rất tài năng. Ông đỗ tiến sĩ khi mới chỉ 19 tuổi, làm quan triều Nguyễn trải qua nhiều chức vụ khác nhau.Nhờ học sâu hiểu rộng nên dưới thời vua Minh Mạng, bà từng được mời vào cung giữ chức Cung Trung Giáo Tập, dạy học cho công chúa và cung phi. Sau này, vì không may chồng mất sớm, bà đã lấy cớ xin về quê sống cho đến hết đời.
C. Nguyễn Thị Yến
2. Ai là nữ quan đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam?
A. Lê Thị Loan
B. Nguyễn Thị Bích Châu
C. Nguyễn Thị Lộ
Câu trả lời đúng là đáp án C: Theo sách Những người thầy trong sử Việt, bà Nguyễn Thị Lộ (1440-1442) là vị nữ quan đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Xuất thân là con gái duy nhất của ông đồ Mỗ ở xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ngày nay. Thông minh, nhanh nhẹn từ nhỏ nên dù là phận “nữ nhi thường tình”, bà vẫn được cha cho theo học. Dưới thời Hậu Lê bà được phong chức Lễ nghi nữ học sĩ chuyên phụ trách việc dạy học cho cung nhân ở chốn cung đình.Nguyễn Thị Lộ là vợ thứ của danh thần Nguyễn Trãi và là một nữ quan nhà Lê trong lịch sử Việt Nam. Tên tuổi bà từ lâu đã gắn liền với vụ thảm án Lệ Chi Viên xảy ra vào năm Nhâm Tuất (1422), dẫn đến cái chết của vợ chồng bà và cái án tru di tam tộc.Nguyễn Thị Lộ sinh ra tại làng Hải Hồ (sau đổi là làng Hải Triều, tục gọi làng Hới), tổng Thanh Triều, huyện Ngự Thiên, phủ Tân Hưng (nay thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).Cha bà là Nguyễn Mỗ, làm nghề thầy thuốc. Nhờ tư chất thông minh, lại được cha cho đi học, nên bà sớm thông hiểu các kinh sách và lại biết làm thơ. Ngoài ra, bà còn nổi tiếng là một người xinh đẹp.
3. Ai là nữ tiến sĩ duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam?
A. Nguyễn Thị Duệ
Câu trả lời đúng là đáp án A: Nguyễn Thị Duệ (1574-1654), bà còn có những tên khác như Nguyễn Thị Du, Nguyễn Thị Ngọc Toàn, quê ở làng Kiệt Đặc, nay thuộc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Giáo dục Việt Nam thời phong kiến coi trọng Nho học, phụ nữ không có quyền tham gia thi cử. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Duệ là ngoại lệ. Bà không chỉ là nữ tiến sĩ đầu tiên ở nước ta, mà còn là nữ trạng nguyên duy nhất trong lịch sử khoa bảng. Nguyễn Thị Duệ (hay Nguyễn Thị Du) sinh năm 1574 trong một gia đình nhà Nho nghèo ở Chí Linh, Hải Dương. Thuở nhỏ, bà nổi tiếng xinh đẹp, tài hoa. Tương truyền, bà biết viết văn, làm thơ khi mới 4 tuổi. Danh tiếng lan xa khiến nhiều người người ngưỡng mộ tài sắc, đến xin hỏi cưới nhưng bà không đồng ý.Dù hiếu học nhưng thời đó nữ nhân không được đi học. Bà phải giả nam để có thể theo nghiệp đèn sách. Khoa thi tiến sỹ năm Giáp Ngọ (1594) bà mang tên giả Nguyễn Du đi thi và đỗ đầu khoa bảng khi vừa tròn 20. Triều đình có mở yến tiệc chiêu đãi các tân khoa, vua Mạc Đăng Dung khi ấy thấy vị trạng nguyên trẻ tuổi, dáng người mảnh mai, mặt mày thanh tú… nên hỏi dò.Khi đã rõ chuyện, vua rất bất ngờ vì tân khoa trạng nguyên là nữ nhưng do quý mến hiền tài, lại tiếc nuối cho một tài năng trẻ, vua không những không trách tội mà còn cho Nguyễn Thị Duệ ở lại triều, bỏ danh trạng nguyên. Bà được vời vào cung, phụ trách việc dạy học cho các phi tần. Một thời gian sau, Mạc Kính Cung lập bà làm phi, ban hiệu Tinh Phi. Vì thế, dân gian còn gọi bà là bà chúa Sao.
B. Nguyễn Thị Hinh
C. Nguyễn Thị Yến
4. Người phụ nữ nước Việt từng đánh hổ cứu chồng?
A. Triệu Thị Trinh
B. Phạm Thị Uyển
C. Bùi Thị Xuân
Câu trả lời đúng là đáp án C: Bùi Thị Xuân là danh tướng của nhà Tây Sơn. Theo sách "Nhà Tây Sơn", trong lần đầu gặp gỡ, chàng trai trẻ Trần Quang Diệu đang bị hổ dữ tấn công. Bà dã ra tay trợ giúp, đánh đuổi thú dữ. Về sau, cả 2 vợ chồng bà đều trở thành danh tướng của nhà Tây Sơn.Bùi Thị Xuân sinh ra trong gia đình nhà giàu có ở tổng Phú Phong, huyện Tuy Viễn (Quy Nhơn). Lúc trẻ bà đã nổi tiếng khắp vùng là một cô gái xinh đẹp, văn chương võ nghệ hơn người. Nhiều chàng trai ngấp nghé ngỏ lời, nhưng nàng chẳng màng, mà chiêu tập các bạn gái thành lập lò võ cùng nhau luyện tập.Một hôm nàng cưỡi ngựa đi săn, trên quãng đường rừng bỗng nghe thấy tiếng hổ gầm, tiếng cây đổ ràn rạt. Không hề sợ hãi, nàng phóng ngựa xông tới thì thấy một tráng sĩ đang đánh nhau với con mãnh hổ. Con hổ xem chừng đã mệt, nhưng chàng trai cũng bị thương nặng, máu chảy đẫm áo. Nàng nhảy phắt xuống ngựa, dùng đôi song kiếm xông vào đâm chết con hổ.Bùi Thị Xuân đưa chàng trai về nhà chữa trị vết thương. Chàng trai xứ Quảng ấy tên là Trần Quang Diệu, đang trên đường tìm đến đầu quân với nghĩa quân Tây Sơn. Trần Quang Diệu rất giỏi võ nghệ lại có chí nên được cụ Bùi rất yêu mến. Chàng và thiếu nữ họ Bùi từ chỗ cảm mến tài nghệ của nhau, đã nảy nở tình yêu lúc nào không rõ. Sau khi vết thương lành, hai người xin phép lên đường xuống Quy Nhơn ra mắt vua Thái Đức Nguyễn Nhạc.Nguyễn Nhạc rất vui mừng có được hai tướng tài trẻ tuổi, bèn đứng làm chủ hôn cho họ kết nghĩa vợ chồng.
5. Người phụ nữ từng giả trai để tòng quân đánh giặc?
A. Bùi Thị Xuân
B. Bà Triệu
C. Nguyễn Thị Bành
Câu trả lời đúng là đáp án C: Bà Nguyễn Thị Bành là vợ của tướng quân Nguyễn Chích. Trong kháng chiến chống quân Minh, vợ chồng bà từng huấn luyện đội quân bồ câu nổi tiếng, lập nhiều chiến công. Ngày đó, để có cơ hội lên đường tòng quân, đánh đuổi quân Minh xâm lược, bà phải cải trang thành nam nhi, trà trộn vào quân sĩ.
6. Nữ tướng nổi tiếng, có công lớn cùng Lý Nam Đế lập nước Vạn Xuân?
A. Dương Khoan Khoáng
Câu trả lời đúng là đáp án A: Dương Khoan Khoáng (?-546): Bà quê ở trang Báo Văn, xứ Hồ Kì (tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay), được xem là nữ tướng nổi tiếng, có công lớn cùng Lý Nam Đế lập nước Vạn Xuân. Khi thành Gia Ninh vỡ, vua Lý Nam Đế vào miền Khuất Lão tập hợp lực lượng, nữ tướng Dương Khoan Khoáng vẫn cùng đạo quân của mình đánh giặc, chiến đấu dũng cảm trong suốt hai năm (545-546) cho đến khi bị trọng thương và hy sinh trong trận chiến tại Yên Lạc. Sau khi bà mất, nhân dân nhớ ơn Khoan Khoáng, nhiều nơi lập đền thờ. Các triều đại sau này truy phong bà làm “Đệ nhị á nương Khoan Khoáng đại vương mỹ mạo linh dung”.
B. Triệu Thị Trinh
C. Bà Triệu
7. Hoàng hậu đầu tiên trong lịch sử nước ta từng cầm quân đánh giặc?
A. Nguyễn Thị Bích Châu
B. Phạm Thị Uyển
Câu trả lời đúng là đáp án B: Phạm Thị Uyển (?-722): Bà Phạm Thị Uyển, vợ Mai Hắc Đế, được xem là hoàng hậu đầu tiên trong lịch sử nước ta từng cầm quân đánh giặc. Theo sử sách, bà quê ở quận Nam Xương (Cầu Giấy, Hà Nội ngày nay). Vốn là người có chí khí, văn võ song toàn, am hiểu binh thư, sách lược đánh trận, bà thường bàn luận việc cơ mật với Mai Thúc Loan. Khi nhà Đường mang 100.000 quân sang đàn áp khởi nghĩa, bà Phạm Thị Uyển đưa binh thuyền bày trận trên sông Tô Lịch, chiến đấu dũng cảm. Khi sức cùng lực kiệt, bà cùng số ít binh tướng nhảy xuống sông Tô Lịch tự vẫn. Ngày nay, đền Dục Anh nằm trên đường Nguyễn Ngọc Vũ, quay mặt ra sông Tô Lịch, đoạn gần cầu Trung Hòa, chính là đền thờ bà.
C. Nguyễn Thị Lộ
Số câu trả lời đúng