Philippines không áp dụng thuế tự vệ với hạt nhựa HDPE Việt Nam

Bộ Công Thương cho biết, Bộ trưởng Bộ Công Thương Philippines (DTI) vừa ra quyết định đối với vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với hạt nhựa mật độ cao (High-Density Polyethylene - HDPE) thuộc mã (AHTN 3901.20.00) nhập khẩu. Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định

Bộ Công Thương cho biết, Bộ trưởng Bộ Công Thương Philippines (DTI) vừa ra quyết định đối với vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với hạt nhựa mật độ cao (High-Density Polyethylene - HDPE) thuộc mã (AHTN 3901.20.00) nhập khẩu.

Theo đó, Philippines không áp dụng thuế tự vệ đối với hạt nhựa HDPE Việt Nam do nằm trong nhóm các nước đang phát triển được loại trừ do lượng nhập khẩu không đáng kể. Bởi vậy, Việt Nam không bị áp thuế tự vệ do nằm trong nhóm các nước đang phát triển được loại trừ do lượng nhập khẩu không đáng kể.

Thuế tự vệ sẽ có hiệu lực trong vòng ba (03) năm kể từ khi Cơ quan Hải quan Philippines ra lệnh thu thuế. Mức thuế tự vệ lần lượt qua các năm như sau: 1.338 Php/MT cho năm đầu tiên; 1.271 Php/MT cho năm thứ hai và 1.208 Php/MT cho năm cuối cùng.

Thế nhưng, Bộ Công Thương Philippines (DTI) có thể tiến hành rà soát điều chỉnh mức thuế hoặc danh sách các nước được loại trừ nếu nhập khẩu từ các nước này tăng lên.

LHQ kêu gọi giải quyết tình trạng ùn tắc tàu chở ngũ cốc qua Biển Đen

Ngày 24-10, Liên hợp quốc (LHQ) đã nhấn mạnh tầm quan trọng cần nhanh chóng giải quyết tình trạng tồn đọng hơn 150 tàu hàng trong khuôn khổ thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen.

Hiện các tàu chở ngũ cốc và các loại lương thực khác đến và đi từ cảng của Ukraine đều phải đặt dưới sự giám sát trung tâm điều phối chung (JCC) khi neo đậu tại Thổ Nhĩ Kỳ. Người phát ngôn của LHQ về Sáng kiến xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen Ismini Palla cho biết, có khoảng hơn 50 tàu đang đợi tại Istanbul để dời đi và tình trạng chậm trễ này có nguy cơ gây gián đoạn chuỗi nguồn cung và các hoạt động tại cảng. Cùng ngày, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Moskva đã đề nghị LHQ cung cấp dữ liệu về điểm đến và khách hàng tiêu thụ đầu cuối các lô hàng ngũ cốc xuất khẩu của Ukraine. Phát biểu tại họp báo, Ngoại trưởng Lavrov khẳng định việc điều chỉnh thỏa thuận nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động vận chuyển qua Biển Đen sẽ phụ thuộc vào thông tin này. Ông nêu rõ khoảng 5-7% lượng ngũ cốc xuất khẩu đang đến những nước nghèo nhất, trong khi có khoảng 50% lô hàng xuất khẩu được đưa tới Liên minh châu Âu (EU)./.

PV

Nguồn Nam Định: http://baonamdinh.com.vn/channel/5089/202210/philippines-khong-ap-dung-thue-tu-ve-voi-hat-nhua-hdpe-viet-nam-2553737/