Quảng Ninh: Trồng rừng 'đất nào cây ấy'
Năm 2024, là năm thứ 5 Quảng Ninh có chủ trương thay đổi cây rừng bằng cây gỗ lớn, thực chất là hoàn trả lại rừng nguyên sinh vốn có từ khi hình thành thực bì trái đất, nhưng do phát triển kinh tế 'nóng' mà rừng nguyên sinh bị thay bằng cây trồng thời vụ ngắn ngày. Rừng gỗ tứ thiết quý bị nái thiêu, nhường chỗ cho cây keo cây bạch đàn, nay hoàn nguyên không phải là đổi mới.
Công bằng cây keo được thợ rừng và những người dân miền núi từng thần tượng là cây “xóa đói nghèo”. Cây keo họ đậu sinh trưởng nhanh, không kén đất, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu Việt Nam. Chu kỳ của cây keo từ 5-6 năm là thu hoạch được, sản phẩm dễ bán, thương nái đến mua tại rừng, một ha gỗ đều cây bán được 60-70 triệu đồng, người dân có thu nhập ngay. Rừng tự nhiên, trước đây lâm trường khai thác theo hai hình thức: một là khai thác triệt để rồi trồng lại, hai là chia lô khai thác tỉa. Rừng tái sinh rất chậm, hiệu quả kinh tế rất thấp.
Từ năm 1980, thực hiện chủ trương giao đất, giao rừng để rừng có người làm chủ, với mong muốn ngăn chặn nạn phá rừng, nâng cao độ che phủ, chất lượng rừng và xóa đói giảm nghèo; kết hợp với sự thay đổi chính sách sở hữu đất đai, với bài toán kinh tế trên, cơ bản rừng nguyên sinh của Quảng Ninh thay đổi bằng cây keo, cây bạch đàn, chỉ còn lại số ít rừng phòng hộ, rừng đặc dụng như: Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn-Kỳ thượng, vườn quốc gia Bái Tử Long, rừng quốc gia Yên Tử…
Trên 40 năm, những cánh rừng keo đã bộc lộ những yếu điểm, vòng đời ngắn, chu kỳ cây sinh trưởng từ 5-6 năm là khai thác triệt. Khi trồng lại, có thời gian khoảng 3 năm cây còn nhỏ và sau khai thác mặt đất rừng trơ trụi, đất phong hóa, mưa xuống trôi lớp đất màu mất độ phì nhiêu của đất. Rừng mất tác dụng lưu thủy, mặt đất bị mưa lũ xói mòm, lớp đất màu đổ xuống hạ lưu sa bồi sông suối, suối rừng thì mất nguồn sinh thủy. Dưới tán rừng keo lớp thực bì không phát triển được, mất đi sản phẩm lâm sản sau gỗ, như các loài cây dược liệu quí Sa Nhân, Mã Kích chẳng hạn. Rừng mất đi các loài gỗ quí như: Đinh, lim, sến, táu, lát, giổi… chỉ còn các loại cây gỗ rẻ tiền.
Quảng Ninh có Nghị quyết số 337/2021/NQ-HĐND ngày 24/3/2021 (Nghị quyết 337), quy định một số chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững. Qua gần 3 năm thực hiện Nghị quyết 337, toàn tỉnh trồng được 5.102ha cây gỗ lớn, cây bản địa; có trên 3.300ha lim, lát, giổi. Trong đó, trồng từ nguồn kinh phí trồng rừng thay thế được trên 362ha, trồng từ nguồn kinh phí hỗ trợ theo Nghị quyết 337 được trên 85ha, trồng từ nguồn xã hội hóa, vốn tự có của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được trên 1.840ha. Các mỏ than trồng được trên 1.800 ha rừng, theo kế hoạch trả lại mầu xanh khai trường, trong đó có nhiều cây gỗ lớn.
Năm 2023, thành phố Hạ Long trồng được 119,83ha rừng lim, giổi, lát. Thành phố Hạ Long (khu vực Hoành Bồ cũ) và huyện Ba Chẽ có 1.016 hộ gia đình, cá nhân nhận chính sách hỗ trợ trồng rừng cây gỗ lớn, cây bản địa theo Nghị quyết 337 với số tiền gần 34,4 tỷ đồng, đã trồng được 1.656,2ha công gỗ lớn. Hiện có 310 hộ gia đình, cá nhân vay gần 13,2 tỷ đồng vốn với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để trồng cây lim, sến, cây lát, cây giổi.
Tỉnh Quảng Ninh tiêu biểu toàn quốc về lập lại rừng nguyên sinh và trồng cây gỗ lớn, có nghị quyết chuyên đề về khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững; theo đó là các hướng dẫn về chính sách hỗ trợ kinh tế, lộ trình thay thế rừng với tỷ lệ phù hợp trên tinh thần lấy ngắn nuôi dài và giao cho cơ quan chuyên môn về lâm sinh hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây gỗ lớn, có tính toán đến thổ những-khí hậu. Tiểu sử rừng, địa phương chỉ có 4 đơn vị cấp dưới tỉnh gọi là huyện đất rừng cây lim phát triển được như: Ba Chẽ, Cẩm Phả, Hạ Long, Uông Bí. Vùng Trúc Bài Sơn, Bắc Phong Sinh rừng đại ngàn nhưng không có lim. Khu vực miền Đông của tỉnh không khí lạnh, chỉ phù hợp với cây rừng họ lá kim. Phía Tây cánh cung Đông Triều cũng không có lim, cây gỗ hàng tứ thiết.
Nhưng hiện nay có tình trạng một số đơn vị, địa phương bị cuốn hút theo phong trào về số lượng, thiếu chú trọng đến chất lượng; không nghiên cứu kỹ môi trường khí hậu, điều kiện địa chất để trồng cây gỗ lớn. Những người từng sống ở vùng rừng biết rõ cây lim sinh trưởng ở thung lũng (Hạ Long đô thị hóa nhưng vẫn còn địa danh Khe Lim, Ghềnh Táu); cây giổi sống trong những vạt rừng ẩn thấp, lớp đất thịt dày, rừng ẩm ướt; cây Táu thường mọc ở các dông núi pha đá. Cây gỗ lớn không sinh trưởng được ở trên đồi trọc, lộng gió biển độ mặn cao, đất mượn pha đá vừa moi dưới lò sâu lên còn dư lượng Axít. Mỏ than Núi Béo còn chưa quyên dự án trồng 10,21ha cỏ vetiver nhập ngoại, trồng hoàn nguyên bãi thải Chính Bắc năm (2007-2010) thất bại, sự rõ như ban ngày “đất nào cây ấy” không áp đặt ý chí chính trị vào kỹ thuật trông rừng được.
Quảng Ninh đang sửa đổi bổ sung Nghị quyết số 337/2021/NQ-HĐND ngày 24/3/2021, các ý kiến tập trung vào đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, điều kiện áp dụng chính sách hỗ trợ đặc thù vào phát triển trồng rừng sản xuất cây gỗ lớn, cây bản địa. Nên chăng cũng cần đầu tư thêm về khoa học, kỹ thuật ươn trồng cây rừng; đặc biệt là nghiên cứu thổ nhưỡng, tiểu vùng khí hậu lâm sinh… đất nào cây ấy, cho mục tiêu thay đổi cây rừng bằng cây gỗ lớn, cây bản địa, hoàn trả lại rừng nguyên sinh có hiệu quả.
Nguồn Xây Dựng: https://baoxaydung.com.vn/quang-ninh-trong-rung-dat-nao-cay-ay-369947.html