Rợn người con rắn tiết ra nọc độc đủ đoạt mạng 400 người

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, một con rắn taipan duyên hải Cyclone tiết ra lượng nọc độc 5,2 gram chỉ với một lần cắn. Lượng nọc độc này nhiều gấp 3 lần mức trung bình và đủ để giết chết 400 người.

Mới đây, các nhà nghiên cứu thông báo một con rắn taipan duyên hải Cyclone được nuôi nhốt ở Australia phá vỡ kỷ lục thế giới khi tiết ra nọc độc nhiều nhất.

Mới đây, các nhà nghiên cứu thông báo một con rắn taipan duyên hải Cyclone được nuôi nhốt ở Australia phá vỡ kỷ lục thế giới khi tiết ra nọc độc nhiều nhất.

Cụ thể, chỉ với một lần cắn, con rắn thuộc loài rắn taipan duyên hải (Oxyuranus scutellatus) có tên Cyclone đã tiết ra hơn 5,2 gram nọc độc, nhiều gấp 3 lần mức trung bình và đủ để giết chết 400 người. Thông tin này do Công viên Bò sát Australia, vườn thú cách Sydney ở bang New South Wales 50 km về phía bắc, cho hay.

Cụ thể, chỉ với một lần cắn, con rắn thuộc loài rắn taipan duyên hải (Oxyuranus scutellatus) có tên Cyclone đã tiết ra hơn 5,2 gram nọc độc, nhiều gấp 3 lần mức trung bình và đủ để giết chết 400 người. Thông tin này do Công viên Bò sát Australia, vườn thú cách Sydney ở bang New South Wales 50 km về phía bắc, cho hay.

"Cyclone là một trong những con rắn nguy hiểm nhất ở công viên, nổi tiếng khó dự đoán và khiến chúng tôi căng thẳng mọi lúc", Billy Collett, quản lý hoạt động ở Công viên bò sát Australia, cho biết.

"Cyclone là một trong những con rắn nguy hiểm nhất ở công viên, nổi tiếng khó dự đoán và khiến chúng tôi căng thẳng mọi lúc", Billy Collett, quản lý hoạt động ở Công viên bò sát Australia, cho biết.

Rắn taipan duyên hải nằm trong số những loài rắn độc nhất thế giới. Chúng là động vật bản xứ, phân bố ở vùng ven biển phía bắc và phía đông Australia.

Rắn taipan duyên hải nằm trong số những loài rắn độc nhất thế giới. Chúng là động vật bản xứ, phân bố ở vùng ven biển phía bắc và phía đông Australia.

Theo Bảo tàng Australia, khi trưởng thành, mỗi cá thể rắn taipan duyên hải thường dài 2m. Chúng có phần đầu hình chữ nhật với mũi màu xanh xám và đôi mắt lớn màu nâu vàng. Phần thân có màu sắc đa dạng từ vàng tới đỏ nâu, nâu sẫm và đen.

Theo Bảo tàng Australia, khi trưởng thành, mỗi cá thể rắn taipan duyên hải thường dài 2m. Chúng có phần đầu hình chữ nhật với mũi màu xanh xám và đôi mắt lớn màu nâu vàng. Phần thân có màu sắc đa dạng từ vàng tới đỏ nâu, nâu sẫm và đen.

Theo ông Collett, rắn taipan duyên hải không phải loài rắn độc nhất trên Trái đất nhưng loài này rất hung dữ và gây ra nhiều ca tử vong do rắn cắn mỗi năm.

Theo ông Collett, rắn taipan duyên hải không phải loài rắn độc nhất trên Trái đất nhưng loài này rất hung dữ và gây ra nhiều ca tử vong do rắn cắn mỗi năm.

Kỷ lục vắt nọc độc rắn trước đây thuộc về một con rắn taipan duyên hải khác tại công viên tên Whiplash với 4,9 g nọc trong một lần vắt vào năm 2022. Công viên bò sát Australia là cơ sở duy nhất tại quốc gia này vắt nọc rắn taipan để sản xuất huyết thanh chống nọc độc.

Kỷ lục vắt nọc độc rắn trước đây thuộc về một con rắn taipan duyên hải khác tại công viên tên Whiplash với 4,9 g nọc trong một lần vắt vào năm 2022. Công viên bò sát Australia là cơ sở duy nhất tại quốc gia này vắt nọc rắn taipan để sản xuất huyết thanh chống nọc độc.

Các nhân viên tại Công viên bò sát Australia cũng vắt nọc độc của nhiều loài rắn nguy hiểm khác như: rắn nâu phương đông (Pseudonaja textilis), rắn hổ (Notechis scutatus) và rắn đen (Pseudechis).

Các nhân viên tại Công viên bò sát Australia cũng vắt nọc độc của nhiều loài rắn nguy hiểm khác như: rắn nâu phương đông (Pseudonaja textilis), rắn hổ (Notechis scutatus) và rắn đen (Pseudechis).

Vắt nọc rắn là công việc nguy hiểm. Để vắt nọc độc của một con rắn độc, các nhân viên tại Công viên bò sát Australia phải giữ chặt con rắn, để răng nanh của nó cắm ngập một ly thủy tinh nhỏ phủ nhựa khiến nó tiết ra nọc độc. Nọc độc sau đó được sấy thăng hoa, tức khử nước ở nhiệt độ thấp rồi chuyển tới nhà sản xuất vắc xin.

Vắt nọc rắn là công việc nguy hiểm. Để vắt nọc độc của một con rắn độc, các nhân viên tại Công viên bò sát Australia phải giữ chặt con rắn, để răng nanh của nó cắm ngập một ly thủy tinh nhỏ phủ nhựa khiến nó tiết ra nọc độc. Nọc độc sau đó được sấy thăng hoa, tức khử nước ở nhiệt độ thấp rồi chuyển tới nhà sản xuất vắc xin.

Lượng nọc độc kỷ lục của con rắn Cyclone sẽ góp phần cứu sống tính mạng của nhiều người. Theo thống kê, khoảng 3.000 trường hợp bị rắn cắn ở Australia mỗi năm. Trong số này, khoảng 500 ca nhập viện và trung bình mỗi năm có 2 ca tử vong.

Lượng nọc độc kỷ lục của con rắn Cyclone sẽ góp phần cứu sống tính mạng của nhiều người. Theo thống kê, khoảng 3.000 trường hợp bị rắn cắn ở Australia mỗi năm. Trong số này, khoảng 500 ca nhập viện và trung bình mỗi năm có 2 ca tử vong.

Mời độc giả xem video: Kỳ lạ loài rắn biết bay phổ biến ở Việt Nam.

Tâm Anh (theo LS)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/ron-nguoi-con-ran-tiet-ra-noc-doc-du-doat-mang-400-nguoi-2013355.html