Sản vật của bản bán tận trời Âu

Những sản phẩm mây tre đan của bản Diềm được nhiều người đón nhận, thậm chí xuất khẩu sang tận các nước châu Âu, Nhật Bản.

Clip: Người dân bản Diềm có thu nhập ổn định nhờ nghề đan lát

Bản Diềm, xã Châu Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An) có 153 hộ dân, chủ yếu là dân tộc Thái và tộc người Đan Lai sống nương tựa vào nhau giữa đại ngàn Vườn Quốc gia Pù Mát. Nằm giữa vùng lõi thuộc Vườn Quốc gia Pù Mát, nguồn nguyên liệu đan lát từ rừng rất sẵn có, trong đó chủ yếu là cây mây, cây tre.

Bản Diềm, xã Châu Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An) có 153 hộ dân, chủ yếu là dân tộc Thái và tộc người Đan Lai sống nương tựa vào nhau giữa đại ngàn Vườn Quốc gia Pù Mát. Nằm giữa vùng lõi thuộc Vườn Quốc gia Pù Mát, nguồn nguyên liệu đan lát từ rừng rất sẵn có, trong đó chủ yếu là cây mây, cây tre.

Nhiều sản phẩm như: Ghế, mâm cơm, rá đựng, gùi, ép xôi... được người dân trong bản làm ra để phục vụ cuộc sống hằng ngày. Nhờ được đan lát tỉ mỉ, đẹp mắt, những sản phẩm này dần vươn ra khỏi bản, đến tay nhiều người dân trên địa bàn huyện Con Cuông.

Nhiều sản phẩm như: Ghế, mâm cơm, rá đựng, gùi, ép xôi... được người dân trong bản làm ra để phục vụ cuộc sống hằng ngày. Nhờ được đan lát tỉ mỉ, đẹp mắt, những sản phẩm này dần vươn ra khỏi bản, đến tay nhiều người dân trên địa bàn huyện Con Cuông.

Đầu năm 2014, một nhóm hộ làm sản phẩm mây, tre đan bản Diềm được thành lập với 17 thành viên. Nhóm hộ cung cấp các sản phẩm cho sinh hoạt hàng ngày như quạt, mâm cơm bằng mây, rổ rá, gùi, ép xôi...Các sản phẩm này khi làm ra, người dân lập những tổ nhỏ đi bán tại các phiên chợ và dần dần bán khắp các nơi trong huyện Con Cuông.

Đầu năm 2014, một nhóm hộ làm sản phẩm mây, tre đan bản Diềm được thành lập với 17 thành viên. Nhóm hộ cung cấp các sản phẩm cho sinh hoạt hàng ngày như quạt, mâm cơm bằng mây, rổ rá, gùi, ép xôi...Các sản phẩm này khi làm ra, người dân lập những tổ nhỏ đi bán tại các phiên chợ và dần dần bán khắp các nơi trong huyện Con Cuông.

Năm 2015, Hợp tác xã mây tre đan bản Diềm đã ra đời. Bà con còn nghiên cứu những sản phẩm với mẫu mã mới, nhằm hướng tới những thị trường khó tính.

Năm 2015, Hợp tác xã mây tre đan bản Diềm đã ra đời. Bà con còn nghiên cứu những sản phẩm với mẫu mã mới, nhằm hướng tới những thị trường khó tính.

Đã ngoài tuổi 70, bà Vy Thị Nội (trú bản Diềm) vẫn miệt mài ngày ngày đan lát, tạo ra những sản phẩm thủ công đẹp mắt. Đôi bàn tay chi chít các vết trầy xước, bà nói công việc này hơi cầu kỳ, song thu nhập tốt. “Mỗi ngày tôi đan được 2 chiếc mẹt nhỏ, bán được 100.000 đồng, từng đó tiền cũng đủ trang trải cuộc sống hằng ngày”, bà Nội cho biết.

Đã ngoài tuổi 70, bà Vy Thị Nội (trú bản Diềm) vẫn miệt mài ngày ngày đan lát, tạo ra những sản phẩm thủ công đẹp mắt. Đôi bàn tay chi chít các vết trầy xước, bà nói công việc này hơi cầu kỳ, song thu nhập tốt. “Mỗi ngày tôi đan được 2 chiếc mẹt nhỏ, bán được 100.000 đồng, từng đó tiền cũng đủ trang trải cuộc sống hằng ngày”, bà Nội cho biết.

Em Vy Thị Cẩm Ly (15 tuổi) cho hay, sau mỗi giờ học, em thường phụ giúp bà làm các công việc trong tổ nhóm mây, tre đan. Sau 1 năm học nghề, nay em đã đan được các vật dụng thông thường. Những ngày nghỉ, Ly tranh thủ ra nhà văn hóa cộng đồng cùng với bà và mọi người đan các sản phẩm để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình và mua sách vở.

Em Vy Thị Cẩm Ly (15 tuổi) cho hay, sau mỗi giờ học, em thường phụ giúp bà làm các công việc trong tổ nhóm mây, tre đan. Sau 1 năm học nghề, nay em đã đan được các vật dụng thông thường. Những ngày nghỉ, Ly tranh thủ ra nhà văn hóa cộng đồng cùng với bà và mọi người đan các sản phẩm để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình và mua sách vở.

Bà Lang Thị Hoa - Chủ nhiệm HTX mây tre đan bản Diềm cho biết, làng nghề mây tre đan bản Diềm có 54 hộ tham gia với 75 thành viên. Các sản phẩm mây tre đan của HTX bản Diềm đã được xuất khẩu sang Nhật Bản, Đức và Pháp, mang lại thu nhập ổn định cho người dân trong bản.

Bà Lang Thị Hoa - Chủ nhiệm HTX mây tre đan bản Diềm cho biết, làng nghề mây tre đan bản Diềm có 54 hộ tham gia với 75 thành viên. Các sản phẩm mây tre đan của HTX bản Diềm đã được xuất khẩu sang Nhật Bản, Đức và Pháp, mang lại thu nhập ổn định cho người dân trong bản.

Trước đây mỗi tháng làng nghề xuất khẩu khoảng 500 sản phẩm. Tuy nhiên do dịch bệnh COVID-19, sản phẩm xuất khẩu sang các nước châu Âu và Nhật Bản giảm đi một nửa, thị trường trong nước cũng hạn chế.

Trước đây mỗi tháng làng nghề xuất khẩu khoảng 500 sản phẩm. Tuy nhiên do dịch bệnh COVID-19, sản phẩm xuất khẩu sang các nước châu Âu và Nhật Bản giảm đi một nửa, thị trường trong nước cũng hạn chế.

Theo bà Hoa, gia đình bà có 3 người tham gia làng nghề mây tre đan. Trước dịch, mỗi tháng gia đình thu nhập khoảng 10-15 triệu đồng. “Lưu giữ nghề mây tre đan truyền thống của đồng bào dân tộc Thái và đưa sản phẩm vươn ra thị trường thế giới là tâm huyết của tôi và chị em trong tổ mây tre đan bản Diềm. Trải qua nhiều khó khăn, hiện sản phẩm của chúng tôi đã được xuất bán ra thị trường trong nước và nước ngoài mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con” - bà Hoa nói.

Theo bà Hoa, gia đình bà có 3 người tham gia làng nghề mây tre đan. Trước dịch, mỗi tháng gia đình thu nhập khoảng 10-15 triệu đồng. “Lưu giữ nghề mây tre đan truyền thống của đồng bào dân tộc Thái và đưa sản phẩm vươn ra thị trường thế giới là tâm huyết của tôi và chị em trong tổ mây tre đan bản Diềm. Trải qua nhiều khó khăn, hiện sản phẩm của chúng tôi đã được xuất bán ra thị trường trong nước và nước ngoài mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con” - bà Hoa nói.

Cảnh Huệ

Nguồn Tiền Phong: http://tienphong.vn/san-vat-cua-ban-ban-tan-troi-au-post1394272.tpo