Sau 20 năm, số người béo phì trên thế giới tăng gấp đôi; Nam Á - Đông Nam Á coi béo phì là bệnh mạn tính

Theo Atlas Thế giới năm 2022, tỷ lệ béo phì trên thế giới sẽ tăng gấp đôi từ năm 2010 đến năm 2030. Khu vực Nam Á - Đông Nam Á (S-SEA) đang chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của bệnh béo phì, đòi hỏi sự cấp thiết quan tâm tới phòng ngừa và điều trị béo phì.

Infographic_Bối cảnh béo phì ở Nam và Đông Nam Á

Infographic_Bối cảnh béo phì ở Nam và Đông Nam Á

Infographic_Các mốc quan trọng trong tiến trình quản lý béo phì toàn cầu

Infographic_Các mốc quan trọng trong tiến trình quản lý béo phì toàn cầu

Infographic_Béo phì ở Nam Á và Đông Nam Á, Đồng thuận mới về chăm sóc và quản lý

Infographic_Béo phì ở Nam Á và Đông Nam Á, Đồng thuận mới về chăm sóc và quản lý

Các chuyên gia y tế ở Nam Á và Đông Nam Á (khối S-SEA) phát triển tài liệu đồng thuận đầu tiên trong khu vực để chăm sóc bệnh béo phì và kêu gọi công nhận béo phì là một bệnh mạn tính. Đây là bước tiến quan trọng trong việc công nhận bệnh béo phì và cách tiếp cận để phòng chống béo phì toàn hệ thống, từ phòng ngừa đến điều trị.

Tài liệu "Béo phì ở Nam Á và Đông Nam Á - Đồng thuận mới về chăm sóc và quản lý" gồm 42 khuyến nghị lâm sàng do hội đồng gồm chuyên gia y tế từ 10 quốc gia trong khối S-SEA xây dựng, nhằm giúp các bác sĩ lâm sàng khu vực cải thiện chất lượng chăm sóc cho người béo phì.

Đồng thuận khu vực là tiến bộ quan trọng bởi quản lý béo phì khu vực được đặt trong bối cảnh đặc tính sinh học, văn hóa và điều kiện chăm sóc sức khỏe khác biệt của khu vực.

Hướng dẫn chăm sóc, quản lý béo phì ở khu vực gồm:

Các cách tiếp cận tối ưu xác định và phân chia giai đoạn béo phì, điều trị và duy trì cân nặng lâu dài.
Một số lĩnh vực cần hành động cụ thể, giải quyết nguy cơ kép suy dinh dưỡng ở nhiều vùng ở khu vực Nam Á - Đông Nam Á.
Phối hợp hành động nâng cao nhận thức cộng đồng, giải quyết vấn đề an ninh lương thực
Khuyến khích các thói quen lành mạnh, dinh dưỡng đầu đời
Cải thiện khả năng tiếp cận chăm sóc cho người thừa cân hoặc béo phì.

Nhận thấy có thể có sự thiếu hụt các phương pháp điều trị béo phì trong khu vực, bản Đồng thuận kêu gọi các chính sách và nguồn lực chăm sóc sức khỏe ưu tiên đào tạo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và các nhóm đa ngành.

Chúng tôi hy vọng rằng với các định nghĩa và khuyến nghị rõ ràng, chúng tôi đang tiến một bước gần hơn đến việc chăm sóc tối ưu cho những người sống chung với bệnh béo phì ở Nam Á và Đông Nam Á.

Giáo sư Brian Oldfield, Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Béo phì Châu Á - Châu Đại Dương (AOASO)

Khu vực Nam Á - Đông Nam Á đang chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng số người béo phì, điều này đòi hỏi sự quan tâm cấp thiết hơn đến việc phòng ngừa và điều trị béo phì. Béo phì là tình trạng phức tạp do sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm những yếu tố sinh học và di truyền kết hợp với những ảnh hưởng từ môi trường, xã hội và kinh tế.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các hiệp hội y tế trên thế giới công nhận béo phì là một căn bệnh mạn tính, sự đồng thuận này ủng hộ quan điểm rằng thách thức của việc quản lý béo phì không chỉ khuyến khích người dân thay đổi lối sống nhằm giảm thừa cân béo phì, mà còn đưa ra các chiến lược điều trị để giải quyết các nguyên nhân gây ra béo phì, giảm cân bền vững.

Nguyễn Vân

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/sau-20-nam-so-nguoi-beo-phi-tren-the-gioi-tang-gap-doi-nam-a-dong-nam-a-coi-beo-phi-la-benh-man-tinh-169221021113323814.htm