Sinh vật Tây Tạng 10.000 tuổi sắp 'hồi sinh', có thể gây đại dịch mới?
Các nhà khoa học đã bị sốc khi phát hiện ra 900 loài vi sinh vật chưa từng biết đến trên thế giới đang bị niêm phong trong băng vĩnh cửu ở Tây Tạng, trong đó có những loài có thể gây đại dịch mới.
Theo Live Science, các nhà nghiên cứu từ Học viện Khoa học Trung Quốc đã lấy mẫu từ 21 sông băng trên cao nguyên Tây Tạng, sau đó giải trình tự DNA của các sinh vật cực nhỏ đang "ngủ đông" trong băng vĩnh cửu.
Tất cả được tập hợp vào một cơ sở dũ liệu khổng lò về bộ gien vi sinh vật mà học đặt tên là "Bộ gien và gien sông băng Tây Tạng". Đây là lần đầu tiên trên thế giới một cộng đồng vi sinh vật bị "niêm phong" trong băng vĩnh cửu được giải trình tự gien.
Tổng cộng 968 loài vi sinh vật đã được xác định, chủ yếu là vi khuẩn nhưng có cả tảo, cổ khuẩn và nấm. Kinh ngạc hơn, 98% chúng chưa từng được ghi nhận trên Trái Đất.
Tiếp tục gây rùng mình, các vi khuẩn bí ẩn này dù đã mắc kẹt trong băng 10.000 năm, kết quả phân tích cho thấy chúng hoàn toàn có thể được hồi sinh nếu băng tiếp tục tan do biến đổi khí hậu và giải phóng chúng ra thế giới.
Nhiều loài trong số đó là các vi khuẩn nguy hiểm, thừa sức gây ra đại dịch mới bởi kết quả ADN cũng giúp xác định nhiều loài có khả năng gây ra những vân đề sức khỏe nghiêm trọng đối với con người.
"Các vi khuẩn cổ đại có thể bị cuốn theo băng tan, dẫn đến các dịch bệnh cho khu vực và thậm chí là đại dịch" - các tác giả viết trong bài công bố trên Nature Biotechnology.
Đây không phải lần đầu tiên mối đe dọa từ những thứ bị nhốt trong băng vĩnh cửu được chỉ ra, bao gồm những vật liệu hữu cơ đe dọa giải phóng những "quả bom" carbon và mê-tan vào bầu khí quyển hay những vi khuẩn, virus có khả năng gây bệnh cho con người và động vật. Điều này một lần nữa nhấn mạnh tác động hủy diệt của biến đổi khí hậu lên nhân loại.