Sinh viên Trường ĐH Hòa Bình giành giải thưởng quốc tế về bảo tồn di sản văn hóa

SV Trường ĐH Hòa Bình đã xuất sắc giành giải quốc tế tại cuộc thi bảo tồn di sản văn hóa do UNESCO tổ chức.

Cuộc thi “Bảo tồn di sản văn hóa và các giải pháp bền vững lần thứ 2” do UNESCO tổ chức nằm trong khuôn khổ “Diễn đàn thanh niên về di sản văn hóa châu Á lần thứ 2”.

Cuộc thi tổ chức 3 vòng loại online với 621 đội thi đến từ 17 quốc gia/vùng lãnh thổ tham dự. Chung kết là sự góp mặt của 19 nhóm xuất sắc gồm: 2 Việt Nam, 5 Trung Quốc, 2 Philippines, 4 Malaysia, 2 Thái Lan, 1 Macao, 1 Ấn độ và 2 Indonesia

Chung kết được tổ chức trực tiếp tại Kuching, Sarawak, Malaysia từ 1-5/10/2024 với sự tham gia của các giáo sư đầu ngành du lịch khắp châu Á và những sinh viên ưu tú của 19 đội.

Việt Nam có đại diện duy nhất là Trường Đại học Hòa Bình tham dự với 2 đội thi: nhóm Quan họ và nhóm Áo dài.

 Việt Nam có đại diện duy nhất là Trường Đại học Hòa Bình tham dự với 2 đội thi: nhóm Quan họ và nhóm Áo dài.

Việt Nam có đại diện duy nhất là Trường Đại học Hòa Bình tham dự với 2 đội thi: nhóm Quan họ và nhóm Áo dài.

Nhóm Quan Họ, lấy chủ đề Quan Họ- sợi dây gắn kết cộng đồng. Nhóm nghiên cứu sự biến đổi của quan họ mới với quan họ gốc, nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị dân ca quan họ của Bắc Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung. Từ đó đánh giá các giải pháp hiện có và đề xuất các ý kiến để khai thác giá trị dân ca quan họ Bắc Ninh bền vững, sáng tạo hơn, trên cơ sở kết hợp du lịch với bảo tồn di sản.

Nhóm Áo dài, với lựa chọn làng nghề áo dài Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội làm đối tượng nghiên cứu. Nhóm tập trung tìm hiểu những khó khăn làng nghề đang phải đối mặt để giữ gìn nghề may truyền thống. Qua đó đề xuất giải pháp để phát triển du lịch tại làng nghề Trạch Xá và xây dựng thương hiệu cho làng nghề may Trạch Xá.

2 nhóm đại diện Việt Nam lọt vào top 19 chung cuộc và thi đấu cùng những sinh viên xuất sắc đến từ các trường Đại học ở Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Macao, Indonesia, Ấn Độ.

Cuộc thi có 3 vòng loại. Vòng 1, các đội sẽ trình bày tổng quan nghiên cứu, lý do chọn địa bàn đó, nêu vấn đề hiện có và hướng giải quyết, viết tóm tắt 500 chữ tiếng Anh

Sang đến vòng 2, sinh viên sẽ trình bản word 10.000 chữ tiếng Anh với 1 đề tài nghiên cứu khoa học, bố cục như 1 bài công bố quốc tế gồm các phần: đặt vấn đề- phương pháp nghiên cứu - thảo luận- hàm ý chính sách và giải pháp.

Cuối cùng vòng 3, sinh viên sẽ thiết kế video dài 12-15 phút về nội dung nghiên cứu, bao gồm cả mô tả địa bàn, phỏng vấn thực địa, phản ánh thực trạng và đề xuất giải pháp.

Tại vòng chung kết cuộc thi, các đội thi sẽ có thời gian khoảng 3 phút giới thiệu video tổng quan về địa bàn lựa chọn và vấn đề đang gặp phải và 10 phút để thuyết trình bằng tiếng Anh về các phương pháp, kết quả nghiên cứu. Sau đó, ban giám khảo sẽ đặt ra các câu hỏi phản biện cho các đội thi, mỗi đội có khoảng 7 phút để hỏi đáp với ban giám khảo.

Năm nay, ban tổ chức thay đổi thể lệ, không chia nhất - nhì - ba như năm 2023 mà chia làm 7 lĩnh vực để trao giải. Có 7 đội thi đứng đầu 7 hạng mục

Trong đó, nhóm Áo dài đã đạt giải Đội truyền tải giáo dục và kiến thức tốt nhất, nhóm Quan Họ đã đạt giải kết nối cộng đồng tốt nhất.

Giáo sư George Ngui Kwan, thành viên Ban tổ chức Diễn đàn thanh niên Di sản văn hóa châu Á lần thứ 2 tại Kuching, Sarawak, Malaysia chia sẻ “Tôi rất ấn tượng 2 tiết mục biểu diễn của sinh viên Việt Nam, cả hai tiết mục được các em thể hiện rất tốt và có điểm nhấn”.

Tiến sĩ Trần Diễm Hằng - Trưởng Khoa Du lịch, Trường Đại học Hòa Bình (đồng thời cũng là trưởng đoàn Việt Nam tại cuộc thi này) cho biết: “Đây là lần thứ 2 trường tôi lọt vào chung kết cuộc thi này. Lợi thế là chúng tôi đã nắm được quy cách tổ chức, quy trình dự thi. Tuy nhiên cũng khá áp lực, vì năm ngoái đã chúng tôi giành được 1 giải 3 và 1 giải khuyến khích nên sự kỳ vọng của mọi người dành cho đoàn sẽ lớn hơn. Tôi cảm thấy rất tự hào vì kết quả chung kết lần này, chúng tôi đã đứng đầu 2/7 giải của cuộc thi.

Hạnh phúc hơn nữa khi nhóm Quan Họ và nhóm Áo dài đều được hưởng ứng nhiệt liệt khi trình diễn hát quan họ và múa nón với áo dài trên sân khấu. Ban giáo khảo, khách mời và thành viên các đội thi đều vô cùng hào hứng với phần thuyết trình kết hợp biểu diễn sáng tạo, vui vẻ đầy cuốn hút của 2 đội. Đây là thế mạnh vượt trội của nhóm Quan Họ và nhóm Áo dài so với các đội thi khác.

Chúng tôi cũng có cơ hội gặp lại các giáo sư đầu ngành du lịch khắp châu Á, gặp lại các giáo viên, sinh viên các trường đã dự thi năm ngoái. Cảm giác gần gũi giống như 1 gia đình.”

Sinh viên Phạm Đức Minh thành viên nhóm Quan Họ bày tỏ: “Đây là lần đầu tiên em được ra nước ngoài, lại được tham dự 1 cuộc thi lớn. Em được thầy cô tin tưởng giao nhiệm vụ thuyết trình chính cho nhóm. Em thực sự tự hào và đã thể hiện tốt nhất có thể bởi em vô cùng yêu thích tiếng Anh và đã đạt 7,5 IELTS, nên cuộc thi này đã cho em cơ hội thỏa đam mê”.

Sinh viên Nguyễn Thị Huyền thành viên nhóm Áo dài chia sẻ cảm xúc tự hào khi mặc áo dài trắng, múa nón trên sân khấu. Sau cuộc thi, mọi người đều ra hỏi chuyện, xin chụp ảnh cùng và dành nhiều lời khen cho áo dài, con gái Việt Nam.

Phó giáo sư, Tiến sỹ Kreangkrai Kirdsiri (Đại học Silpakorn, Bangkok, Thái Lan) chia sẻ về 2 đội thi Việt Nam: “Tôi đã có ấn tượng về các bạn sinh viên Trường Đại học Hòa Bình từ năm ngoái khi các bạn tham dự cuộc thi. Năm nay các bạn giới thiệu 2 di sản: Dân ca Quan Họ Bắc Ninh và Áo dài truyền thống thật tuyệt vời. Xem các bạn thuyết trình và biểu diễn, tôi hi vọng sẽ được đến Việt Nam vào thời gian sớm nhất”

Một số hình ảnh khác của 2 đội thi Trường Đại học Hòa Bình tại cuộc thi:

Thu Trang

Nguồn Giáo Dục VN: https://giaoduc.net.vn/sinh-vien-truong-dh-hoa-binh-gianh-giai-thuong-quoc-te-ve-bao-ton-di-san-van-hoa-post245989.gd