Soi loài chim tên đuôi cứng, có tập tính lý thú của Việt Nam

Nhờ cái đuôi đặc biệt của mình, chim đuôi cứng có thể trèo dọc thân cây để tìm kiếm côn trùng. Khi phát hiện con mồi ẩn sau vỏ cây, chúng sẽ dùng mỏ để móc ra.

Sinh sống trên các vùng núi cao của Việt Nam, chim đuôi cứng (Certhia manipurensis) là một loài chim mang cái tên khá thú vị. Ảnh: Zoom.nl.

Sinh sống trên các vùng núi cao của Việt Nam, chim đuôi cứng (Certhia manipurensis) là một loài chim mang cái tên khá thú vị. Ảnh: Zoom.nl.

Đây là loài định cư hiếm tại khu vực Tây Bắc, tương đối phổ biến tại phía Tây của Nam Trung Bộ, có thể quan sát tại các VQG Hoàng Liên Sa Pa, Bidoup Núi Bà. Ảnh: kothiala / Instagram.

Đây là loài định cư hiếm tại khu vực Tây Bắc, tương đối phổ biến tại phía Tây của Nam Trung Bộ, có thể quan sát tại các VQG Hoàng Liên Sa Pa, Bidoup Núi Bà. Ảnh: kothiala / Instagram.

Các cá thể trưởng thành của chim đuôi cứng dài 15-16 cm, phần trên cơ thể nâu tối điểm các sọc đen, cánh đen điểm các viền hung vàng ngang. Ảnh: JJ Harrison.

Các cá thể trưởng thành của chim đuôi cứng dài 15-16 cm, phần trên cơ thể nâu tối điểm các sọc đen, cánh đen điểm các viền hung vàng ngang. Ảnh: JJ Harrison.

Họng và phần dưới cơ thể xám, dưới đuôi hung nhạt, viền mắt xám nhạt không rõ ràng, mỏ nhọn và nhỏ, cong xuống dưới, trên đuôi hung nhạt. Ảnh: iNaturalist.

Họng và phần dưới cơ thể xám, dưới đuôi hung nhạt, viền mắt xám nhạt không rõ ràng, mỏ nhọn và nhỏ, cong xuống dưới, trên đuôi hung nhạt. Ảnh: iNaturalist.

Tên gọi "đuôi cứng" của loài chim này bắt nguồn từ những chiếc lông đuôi cứng và nhọn của chúng. Những chiếc lông này có tác dụng chống đỡ khi chim bám váo các thân cây thẳng đứng. Ảnh: eBird.

Tên gọi "đuôi cứng" của loài chim này bắt nguồn từ những chiếc lông đuôi cứng và nhọn của chúng. Những chiếc lông này có tác dụng chống đỡ khi chim bám váo các thân cây thẳng đứng. Ảnh: eBird.

Nhờ cái đuôi đặc biệt của mình, chim đuôi cứng có thể trèo dọc thân cây để tìm kiếm côn trùng. Khi phát hiện con mồi ẩn sau vỏ cây, chúng sẽ dùng mỏ để móc ra. Ảnh: eBird.

Nhờ cái đuôi đặc biệt của mình, chim đuôi cứng có thể trèo dọc thân cây để tìm kiếm côn trùng. Khi phát hiện con mồi ẩn sau vỏ cây, chúng sẽ dùng mỏ để móc ra. Ảnh: eBird.

Tại Việt Nam, chim đuôi cứng sống ở các khu rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao giữa rừng thường xanh và rừng thông, phân bố từ độ cao 1.370-3.000 mét. Ảnh: BirdsEye Photography.

Tại Việt Nam, chim đuôi cứng sống ở các khu rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao giữa rừng thường xanh và rừng thông, phân bố từ độ cao 1.370-3.000 mét. Ảnh: BirdsEye Photography.

Mùa sinh sản của chúng kéo dài từ tháng 1 đến tháng 7 hàng năm, mỗi lứa đẻ 3 đến 4 trứng. Ảnh: Sheau Torng Lim / Flickr.

Mùa sinh sản của chúng kéo dài từ tháng 1 đến tháng 7 hàng năm, mỗi lứa đẻ 3 đến 4 trứng. Ảnh: Sheau Torng Lim / Flickr.

Trên thế giới, chim đuôi cứng được ghi nhận ở Lào, Myanmar và miền Bắc Thái Lan. Ảnh: eBird.

Trên thế giới, chim đuôi cứng được ghi nhận ở Lào, Myanmar và miền Bắc Thái Lan. Ảnh: eBird.

Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/soi-loai-chim-ten-duoi-cung-co-tap-tinh-ly-thu-cua-viet-nam-2037998.html