Hoàn thiện những quy định trong quản lý di sản văn hóa

Sau hơn 20 năm thực thi, trước những thay đổi về kinh tế, xã hội, văn hóa và giao lưu văn hóa quốc tế thực tiễn đòi hỏi Luật Di sản văn hóa cần có những điều chỉnh cho phù hợp để công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa ngày càng tăng cường vai trò trong cuộc sống, thúc đẩy các nguồn lực phát huy hiệu quả cao nhất, đồng thời ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực, phản văn hóa.

Ưu tiên nguồn lực đầu tư trường học

Thành phố Hà Nội phấn đấu từ nay đến cuối năm 2025 có thêm từ 432 đến 552 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường công lập đạt chuẩn quốc gia lên 2.040 trường, đạt tỷ lệ 85%. Nghị quyết số 02/NQ-HÐND của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã giúp các địa phương có thêm nguồn lực để thực hiện mục tiêu này. Tuy nhiên, vẫn còn một số vướng mắc về quy hoạch, vốn đầu tư, biên chế giáo viên… cần được thành phố tiếp tục tháo gỡ.

'Bắt mồm' thị dân

Lâu nay, người ta hay định kiến dân Hà Nội khó tính và bảo thủ về nhiều mặt, nhất là ẩm thực. Tuy thế, trên tổng thể, người Hà Nội lại khá thoải mái dung nạp các món lạ, các thứ ăn được từ đủ vùng miền.

Giếng cổ, 'báu vật' làng quê bị lãng quên?

'Cây đa, giếng nước, sân đình', từ ngàn xưa những chiếc giếng cổ đã trở thành 'linh hồn' của làng quê Bắc Bộ. Tuy nhiên, trải qua nhiều thăng trầm và sự thờ ơ của người đời, không ít 'báu vật' của làng bị biến dạng, lãng quên.

Bao giờ ngừng xâm phạm di sản?

Những ngày qua, sự việc giếng cổ thuộc Di tích quốc gia Làng cổ Ðường Lâm (xã Ðường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội), bị đoàn làm phim 'Chuyện làng Bồm' tự ý tô vẽ để làm bối cảnh đã gây bức xúc dư luận nói chung và nhân dân địa phương nói riêng. Ðáng nói, đây không phải lần đầu các đoàn phim có hành vi xâm phạm di tích lịch sử...

Lũy tre, cây đa, giếng nước, cổng làng

Trong quá trình đô thị hóa, người ta phải chấp nhận nhiều sự thay đổi cho phù hợp với nhịp sống chung của xã hội. Nhưng chắc chắn một điều, các biểu tượng văn hóa làng quê Việt như cổng làng, cây đa, giếng nước, mái đình cổ kính… đã ăn sâu vào tiềm thức, ký ức của người dân và nó phải được gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị trong đời sống hôm nay.

Phát huy giá trị làng cổ Ðường Lâm

Không chỉ là mảnh đất 'địa linh, nhân kiệt', Ðường Lâm còn là một địa chỉ văn hóa độc đáo của xứ Ðoài, từng được vinh danh Di sản văn hóa lịch sử quốc gia. Song để bảo tồn và phát huy hiệu quả giá trị của một 'bảo tàng sống' trong đời sống hiện đại là câu chuyện không dễ dàng...

Làng cổ vào tranh

Làng Cựu, ngôi làng biệt thự ở phía nam Hà Nội bỗng 'nổi tiếng trở lại' nhờ ý tưởng hay của một nhóm họa sĩ. Dưới cây cọ của những họa sĩ trẻ, ngôi làng cổ càng trở nên gần gũi, thân thương. Cái đẹp của làng cổ trở nên mong manh trước sự biến đổi của cuộc sống. Triển lãm 'Bóng di sản' của nhóm họa sĩ đã đánh thức tình yêu, trách nhiệm với di sản của mỗi người.

Bài toán khai thác, quản lý di tích thuộc sở hữu tư nhân

Việc gia tộc Vua Mèo (họ Vương, Hà Giang) được nhận lại giấy chứng nhận quyền sử dụng, sở hữu (sổ đỏ) Di tích kiến trúc - nghệ thuật quốc gia Khu nhà Vương sau gần chục năm bị cấp 'nhầm' chưa lâu đã tiếp tục xảy ra những lùm xùm 'hậu sổ đỏ' tạo thêm hồi chuông đáng lưu ý về hoạt động quản lý di sản thuộc sở hữu tư nhân lâu nay vốn nhiều bất cập.