Đổi thay ở Khu căn cứ kháng chiến H9 Đắk Lắk

Với tấm lòng kiên trung của đồng bào Ê đê, M'Nông, cùng với địa hình hiểm trở của dãy Chư Yang Sin, H9 là nơi che chở cho Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk trong suốt giai đoạn 1965-1975. Phát huy truyền thống cách mạng, vùng căn cứ H9 đã có sự phát triển toàn diện và đang đổi thay từng ngày.

Lễ cầu mưa của người Ê Đê

Người Ê Đê ở Tây Nguyên có nhiều lễ hội quan trọng, thể hiện bản sắc văn hóa riêng. Một trong những lễ hội đặc sắc đó là Lễ cầu mưa. Cứ vào tháng 4 hằng năm, thời kỳ cao điểm mùa khô ở Tây Nguyên thì người Ê Đê lại náo nức tổ chức Lễ cầu mưa, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống của người dân ngày càng tốt đẹp hơn, mang lại cơm no, áo ấm cho bà con buôn làng. Đây là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Ê Đê được gìn giữ và phát huy cho đến ngày nay.

Ý nghĩa trong nghi lễ cầu mưa của người Ê Đê ở Krông Bông

Lễ cầu mưa, hay cầu mùa là một trong những nét đẹp văn hóa trong nghi lễ nông nghiệp truyền thống của người Ê Đê. Vào thời điểm bắt đầu mùa nương rẫy mới, cũng là lúc thời tiết nắng gay gắt gây hạn hán, đồng bào Ê Đê thường làm lễ cầu mưa (khoảng tháng 3, tháng 4 âm lịch), với mong muốn mưa thuận, gió hòa, người dân có cuộc sống no đủ.

Đặc sắc nghi thức cúng cầu mưa của người Ê-đê

Lễ Cầu mưa (Kăm Mah) và Cầu mùa (Kăm Buh) là một trong những nghi lễ nông nghiệp của người Ê-đê. Nghi lễ diễn ra khi trời hạn hán và đánh dấu thời điểm bắt đầu một mùa rẫy mới với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, nương rẫy tươi tốt, thóc lúa đầy kho. Vì vậy người Ê-đê chuẩn bị rất kỹ trước khi tiến hành lễ cúng này.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức hoạt động về nguồn tại Khu căn cứ cách mạng H9

Nhân kỷ niệm 93 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng (1/8/1930-1/8/2023), ngày 29/7, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk phối hợp với Huyện ủy Krông Bông tổ chức hoạt động về nguồn tại Khu căn cứ cách mạng H9 - huyện Krông Bông Anh hùng.

UBND huyện thông tin về vụ ngăn suối trái phép để nuôi cá tầm

UBND huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk thừa nhận có sai sót dẫn đến việc để người dân ngăn suối trái phép để nuôi cá tầm.

Yêu cầu kiểm tra vụ ngăn suối trái phép để nuôi cá tầm

Sở TT&TT tỉnh Đắk Lắk đề nghị lãnh đạo UBND huyện Krông Bông kiểm tra, xác minh và có thông tin phản hồi vụ ngăn suối trái phép để nuôi cá tầm mà PLO đã phản ánh.

Ngăn suối trái phép để nuôi cá tầm

Một người dân ở huyện Krông Bông (Đắk Lắk) đắp ngăn suối trái phép để nuôi cá tầm.

Về Đắk Tuôr nghe truyền thuyết tình yêu

Buôn căn cứ cách mạng Đắk Tuôr (xã Cư Pui, huyện Krông Bông) không chỉ có bề dày về lịch sử mà còn nổi tiếng với dòng suối đẹp nên thơ và hang đá chứa đựng truyền thuyết ly kỳ, hấp dẫn. Đắk Tuôr là một trong số ít buôn làng của huyện Krông Bông sở hữu nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Nơi đây có dòng suối Đắk Tuôr nguyên sơ chảy trên ghềnh đá, đẹp như suối tóc sơn nữ. Nước suối trong vắt đến nỗi có thể nhìn rõ từng viên đá cuội nằm sâu dưới dòng nước và cả bầy cá nhỏ đang tung tăng bơi lội. Hai bên suối là hàng cây đại thụ nối nhau soi bóng. Nhìn lên phía thượng nguồn, có ba bậc thác tạo thành ba bậc thang, nước chảy tung bọt trắng xóa làm nên một bức tranh tuyệt đẹp. Nơi đây, thời kháng chiến chống Mỹ, các cán bộ cách mạng thường ra ngồi làm việc, tránh càn và cũng là phòng tuyến vòng trong bảo vệ hang đá Đắk Tuôr.

Hành trình phá án: Kinh hãi bé gái bị cưỡng bức, vùi xác trong hố cao su

Sau hiếp dâm cô bé nhà hàng xóm, đối tượng đã giết chết nạn nhân rồi vùi xác xuống hố cao su. Vụ án được ANTV dựng lại trong chương trình Hành trình phá án.

Hành trình phá án: Xác bé gái lõa thể trong vườn và bí mật rợn người

Cho đến bây giờ khi nhắc lại vụ án bé gái 5 tuổi tử vong trong tình trạng lõa thể trong vườn cao su vẫn khiến người dân buôn Đắk Tuôr, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) ghê rợn. Toàn bộ vụ án này đã được ANTV dựng lại trong chương trình Hành trình phá án.

Huyền bí ngọn thác báo tin ở Đắk Lắk

Vùng đất anh hùng mang trong mình nét đẹp văn hóa đa dân tộc đặc sắc. Những truyền thuyết hấp dẫn xung quanh cảnh quan thiên nhiên còn giữ vẻ đẹp nguyên sơ. Nơi đây đang từng ngày viết lên câu chuyện đẹp về nghĩa tình của đồng bào. Giữa thời hiện đại, họ cùng nhau giữ gìn, phát huy truyền thống tạo nên một điểm du lịch lịch sử, văn hóa, sinh thái hấp dẫn.

Đánh thức tiềm năng Đắk Tuôr

Buôn Đắk Tuôr, xã Cư Pui, huyện Krông Bông, Đắk Lắk chủ yếu là đồng bào M'Nông sinh sống. Từ nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào nơi đây, cùng với những chiến tích lịch sử hào hùng thời kháng chiến, vùng căn cứ cách mạng Đắk Tuôr được chính quyền địa phương chọn làm điểm phát triển du lịch cộng đồng, nhờ đó đời sống đồng bào đang dần cải thiện và nâng cao.

Người dân buôn Đắk Tuôr làm du lịch

Đắk Tuôr, xã Cư Pui (Krông Bông, Đắk Lắk) là nơi có khu di tích lịch sử hang đá Đắk Tuôr, có thác tự nhiên Đắk Tuôr và nhiều vẻ đẹp văn hóa truyền thống của người Mnông vẫn còn được lưu giữ.