Rộng cửa cho sản phẩm OCOP vào siêu thị, chuỗi bán lẻ, sàn thương mại điện tử

Tại hội nghị xúc tiến thương mại đưa sản phẩm OCOP vào các chuỗi siêu thị (Hà Nội, 19/8) các doanh nghiệp hợp tác xã đã ký kết các thỏa thuận hợp tác chiến lược với 27 chuỗi siêu thị lớn, nhỏ trên toàn quốc.

HTX cần lưu ý gì để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?

Quyền lợi cũng như nhu cầu chính đáng trong khi mua sắm hàng hóa ngày càng được người tiêu dùng quan tâm và thể hiện trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sắp đi vào thực tiễn trong thời gian tới. Chính vì vậy, HTX ở cương vị là những nhà sản xuất cũng cần phải bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng theo đúng quy định pháp luật.

Kinh tế tập thể Hà Nội kỳ vọng bứt phá

Đối diện nhiều thách thức, nhưng khu vực kinh tế tập thể (tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã - gọi chung là hợp tác xã) trên địa bàn thành phố Hà Nội năm qua có chiến lược phát triển phù hợp, duy trì tăng trưởng, bảo đảm đời sống cho thành viên. Từ nỗ lực của các hợp tác xã, cùng chính sách hỗ trợ của cơ quan chức năng, khu vực kinh tế tập thể đang kỳ vọng một năm nhiều bứt phá.

Trăn trở giấc mơ xanh trên cánh đồng hữu cơ

Khi không khí xuân bắt đầu len lỏi vào đường làng, ngõ xóm cũng là lúc những người làm nông nghiệp hữu cơ ở Trác Văn (Duy Tiên, Hà Nam) nô nức 'trẩy hội' xuống đồng. Người thì khẩn trương thu hoạch nốt diện tích cây vụ đông, người thì nhanh tay vận chuyển rau màu... Không khí lao động ấy khiến nhiều người thêm khâm phục ý chí của những nông dân chân chính, nguyện gắn bó với nông nghiệp hữu cơ dù phải trải qua biết bao sóng gió, thăng trầm.

Khai thác hiệu quả các nhãn hiệu tập thể

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu chung, các thành viên của tập thể đó được sử dụng và quảng bá cho sản phẩm của mình. Để phát huy những thế mạnh của nhãn hiệu tập thể, ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, vai trò, trách nhiệm chính thuộc về các chủ sở hữu và người sản xuất ra những sản phẩm đó.

Hà Nội duy trì và mở rộng sản xuất rau hữu cơ

Sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn thành phố bước đầu đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng. Tuy nhiên, do quy trình sản xuất hữu cơ nói chung và rau hữu cơ nói riêng tương đối nghiêm ngặt nên trong quá trình thực hiện, nhiều địa phương, doanh nghiệp, nông dân còn gặp một số khó khăn...

Đẩy mạnh kênh phân phối cho các sản phẩm vùng miền

Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương xác định khâu tiêu thụ, tìm kiếm và phát triển thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm sản phẩm đặc trưng, đặc sản vùng miền.

Chính sách hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trong tình hình mới

Tại Hội nghị 'Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP' tổ chức tại Hà Nội vào sáng ngày 5/12/2023, ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã tham luận với chủ đề Chính sách hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trong tình hình mới.

Khoa học công nghệ tăng giá trị cho nông sản vùng cao

Hợp tác xã Yến Dương (huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) đã nỗ lực chuyển mình, tăng giá trị cho nông sản của bà con đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh- bà Ma Thị Ninh, Giám đốc Hợp tác xã cho biết.

Làm giàu nhờ trang trại rau hữu cơ '5 không'

Trong thời gian đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan, bà Đặng Thị Cuối không khỏi ngỡ ngàng trước cách thức làm nông nghiệp hiện đại ở nơi cách Việt Nam không xa. Từ đó, bà ấp ủ ý tưởng một ngày nào đó về Việt Nam sẽ áp dụng những kinh nghiệm học hỏi được để sản xuất rau hữu cơ…

Bất an thực phẩm chợ dân sinh

Tính đến tháng 10/2023, toàn quốc có hơn 200 mô hình chợ bảo đảm an toàn thực phẩm. Đây là con số khiêm tốn trong số hàng nghìn chợ truyền thống, chợ dân sinh trên cả nước. Ghi nhận từ thực tế cho thấy, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ cần phải được quan tâm hơn nữa.

Nâng cao vai trò cung ứng, kinh doanh thực phẩm an toàn

Ngày 15/11, tại Hà Nội, Tạp chí Công Thương phối hợp với Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) tổ chức Hội nghị 'Phát triển hệ thống kinh doanh thực phẩm an toàn'.

Phát triển hệ thống kinh doanh hiện đại để ổn định giá, cung ứng thực phẩm an toàn

Ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị 'Phát triển hệ thống kinh doanh thực phẩm an toàn'. Hội nghị nhằm chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn và những vấn đề đặt ra trong công tác phát triển hệ thống kinh doanh thực phẩm an toàn; thảo luận về các giải pháp phát triển hệ thống kinh doanh thực phẩm an toàn, hoàn thiện chuỗi cung ứng tiêu thụ sản phẩm…

Khẳng định vai trò cung ứng thực phẩm an toàn trong tình hình mới

An toàn thực phẩm có tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống của người dân mà còn có tác động lớn tới phát triển kinh tế, thương mại, an sinh xã hội của mỗi quốc gia.

Ngộ độc thực phẩm diễn biến phức tạp, cần hệ thống phân phối hiện đại, an toàn

Theo TS. BS Cao Văn Trung- Phó trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm và thông tin truyền thông (Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế), tình trạng ngộ độc thực phẩm hiện còn diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng và niềm tin tiêu dùng.

Phát triển hệ thống hiện đại để ổn định giá, cung ứng thực phẩm an toàn

Theo các chuyên gia, phát triển hệ thống phân phối hiện đại là xu thế để đem thực phẩm an toàn tới người tiêu dùng. Thị trường Tết Nguyên đán đang tới gần, nguồn cung dồi dào, có nhiều đơn vị tham gia, không lo thiếu hàng, sốt giá.

Hệ thống phân phối hiện đại khẳng định vai trò cung ứng thực phẩm an toàn trong bối cảnh mới

Thời gian qua, hệ thống kinh doanh thực phẩm an toàn đã chứng kiến sự phát triển và tham gia mạnh mẽ của nhiều chuỗi phân phối hiện đại, có quy mô rộng khắp trên cả nước; cùng với đó là sự chuyển mình tích cực của kênh bán lẻ truyền thống.

Tối ưu lợi ích khi dùng ứng dụng tích điểm cho người tiêu dùng thông thái

Hình thức tích điểm qua ứng dụng trên điện thoại đã trở thành thói quen của nhiều người tiêu dùng trên thế giới. Tại Việt Nam mặc dù đã xuất hiện vài năm trở lại đây nhưng chưa phải ai cũng biết cách tận dụng lợi ích từ các ứng dụng.

Nông nghiệp hữu cơ - Nhất cử lưỡng tiện

Những năm qua, các địa phương, hợp tác xã, doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ để phù hợp với xu thế phát triển của nền nông nghiệp hiện đại.

Nông nghiệp Thủ đô hướng đến vì sự an toàn của người tiêu dùng

Bà Vũ Thị Hương - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cho biết, những năm qua ngành nông nghiệp Thủ đô đã chú trọng đến phát triển theo hướng đô thị xanh, trong đó có nhiều đơn vị, địa phương làm rất tốt về sản xuất nông nghiệp xanh, sạch, góp phần đưa người tiêu dùng sống gần hơn với tiêu dùng xanh.

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Thời gian qua, việc thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại kết quả tốt.

Tháo gỡ khó khăn, đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, Bộ Công Thương, các địa phương và doanh nghiệp có nhiều chương trình đễ hỗ trợ đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối hiện đại.

Mở đường cho sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối

Mặc dù các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại kết quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống người dân tại địa phương.

Công ty Nấm Việt cung cấp nấm mỡ trắng cho nhiều cửa hàng thực phẩm sạch

Mỗi ngày, Công ty CP Nấm Việt cung cấp từ 50 - 100 kg nấm mỡ trắng cho nhiều cửa hàng thực phẩm sạch. Sản phẩm nấm mỡ của công ty đã đạt chứng nhận OCOP 3 sao.

Doanh nghiệp nhỏ loay hoay tìm đường đưa sản phẩm lên kệ siêu thị

Việc tìm đầu ra cho sản phẩm tại thị trường trong nước được các doanh nghiệp, hợp tác xã rất quan tâm. Tuy vậy, họ vẫn đang loay hoay trong việc đáp ứng các tiêu chí, điều kiện để đưa sản phẩm vào các hệ thống siêu thị, kênh phân phối chuỗi cửa hàng thực phẩm uy tín trong nước, thay vì bán cho tư thương và các chợ đầu mối.

Để nhà sản xuất không đứng ngoài chuỗi cung ứng vùng nông nghiệp

Liên kết vùng nông nghiệp, liên kết giữa doanh nghiệp phân phối và nhà sản xuất nông nghiệp là hai định hướng được các nhà quản lý đề ra với mục tiêu đẩy mạnh tiêu thụ nông sản từ nhiều năm nay. Nhưng thực tế cho thấy việc tiêu thụ nông sản vẫn còn nhiều khó khăn khi nhà sản xuất không đáp ứng được yêu cầu đầu vào của thị trường, nhà phân phối.

Liên kết vùng: Muốn đi xa phải đi cùng nhau

Thời gian qua, việc phát triển mô hình liên kết vùng từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm ở các địa phương đang ngày một phát triển, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế. Tuy nhiên, câu chuyện liên kết 4 nhà, liên kết vùng vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Diễn đàn Liên kết vùng trong phát triển kinh tế để phát huy thế mạnh địa phương do Tạp chí Kinh Doanh thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 3/8 đã tìm cách hóa giải những khúc mắc này.

Những 'cái bắt tay' giúp nông sản Việt thu thêm tỷ đô

Liên kết giữa doanh nghiệp với hợp tác xã, bà con nông dân luôn là chủ đề nóng vì đằng sau đó là sự tin tưởng, sẵn sàng hợp tác với nhau để đưa nông sản Việt đi xa. Và không quá nếu nói rằng, liên kết vùng, liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi sẽ giúp nông sản Việt thu về giá trị tỷ USD, cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương dựa trên sản phẩm thế mạnh.

Đẩy mạnh liên kết vùng: Doanh nghiệp, nhà phân phối không đẩy khó cho nhau

Liên kết vùng phải theo hướng kinh tế tri thức, kinh tế xanh, bảo vệ môi trường và tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, phát triển các ngành hàng có hàm lượng công nghệ cao, tạo giá trị gia tăng lớn…

Liên kết 4 nhà, liên kết vùng miền: Có phải vẫn đẩy việc khó cho nông dân?

Câu chuyện liên kết 4 nhà, liên kết vùng vẫn nóng khi các bên đều muốn nhận phần việc dễ và chưa tôn trọng cam kết, chưa tin tưởng lẫn nhau.

Rau hữu cơ Thanh Xuân bảo đảm chất lượng

Hiện nay, sản phẩm rau hữu cơ Thanh Xuân (huyện Sóc Sơn) có mặt ở các kênh phân phối hiện đại siêu thị, cửa hàng tiện ích nhờ chất lượng bảo đảm. Nông dân tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất rau hữu cơ từ việc làm đất, bón phân hữu cơ đến sơ chế, chế biến, cung cấp ra thị trường...

Gieo cây mới trên đất cũ

Những vùng đất vốn chỉ quen với cây lúa thì nay đã có những mô hình nông nghiệp mới. Những giống cây trồng mới trên vùng đất cũ đang mở ra hướng phát triển cho ngành nông nghiệp của tỉnh.

Bắc Giang: Nâng tầm thương hiệu nông sản nhờ Chương trình OCOP - Bài 2: Nâng cao hiệu quả chương trình OCOP

Mặc dù đã đạt được một số thành công, song chương trình OCOP Bắc Giang vẫn đang đối diện với một số khó khăn cần giải quyết.

Sản phẩm sạch - hướng đi bền vững của hợp tác xã nông nghiệp Mỹ Tân

Từ khi thành lập đến nay, hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Mỹ Tân, xã Cao Dương (Lương Sơn) luôn kiên trì theo đuổi mục tiêu tạo ra những nông sản sạch, an toàn, thân thiện với môi trường. Bưởi Diễn, ổi, chè là 3 sản phẩm tiêu biểu của HTX được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ và đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh. Sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu tại các siêu thị lớn ở Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng…

Phụ nữ hợp sức phát triển chuỗi giá trị

Liên kết trong sản xuất kinh doanh để tạo thành các chuỗi giá trị bền vững là hướng đi đúng đắn của không ít phụ nữ Thủ đô. Đây cũng là con đường khởi nghiệp thành công của phụ nữ và khẳng định được giá trị của mô hình kinh tế tập thể, HTX trong nền kinh tế thị trường.

Nhộm nhoạm thị trường rau an toàn: Rau bán trong siêu thị, có thật là rau sạch? (Bài 1)

Chấp nhận bỏ ra số tiền gấp 3, gấp 4 lần so với giá rau trên thị trường để mua rau an toàn trong siêu thị, tuy nhiên người tiêu dùng liên tục ăn 'quả đắng' khi không ít vụ việc rau không nguồn gốc xuất xứ từ chợ đầu mối 'đội lốt' rau 'sạch' nghiễm nhiên nằm trên kệ siêu thị bị phanh phui. Người tiêu dùng đã tỏ ra e dè, cẩn trọng, thậm chí là ngần ngại khi lựa chọn rau an toàn trong các siêu thị. Thị trường rau 'sạch', rau 'bẩn' nhộm nhoạm gây hoang mang cho người tiêu dùng.

Trang trại nho tiền tỷ của Bí thư Đoàn xã

Chỉ hơn tháng nữa, trang trại nho sữa Hàn Quốc và nho Kyoho Nhật Bản của anh Hoàng Văn Tuấn (SN 1986), Bí thư Đoàn xã Xuân Du, huyện Như Thanh và anh Quách Văn Sự (SN 1984) sẽ cho thu hoạch. Với giá bán giao động từ 300 - 400 nghìn đồng/kg, sau khi trừ mọi chi phí, ước tính mỗi năm trang trại mang lại lợi nhuận trên dưới 1 tỷ đồng.

Bán rau củ và cá tươi: Đại gia 10 năm chịu đau tranh phần với sạp chợ

Tham vọng bán lẻ rau củ thực phẩm tươi sống cạnh tranh với chợ truyền thống nhưng các đại gia lớn vẫn gặp khó khăn.