Tình bạn thân thiết giữa 2 nhà thơ Trúc Thông và Hoàng Nhuận Cầm

Có một điều ít người biết, trong suốt nửa thế kỷ qua, nhà thơ Trúc Thông (1940-2021) và nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm (1952-2021) là hai người bạn thơ rất thân thiết, họ đều là sinh viên Khoa Văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, và đều là dân phố cổ, nhà 'bác Thông' ở phố Hồng Phúc còn nhà 'chú Cầm' ở phố Hàng Bún, khá gần nhau.

Phó chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Đồng Nai Hoàng Ngọc Điệp cho biết, nhằm tạo điều kiện giới thiệu, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật của tỉnh đến rộng rãi bạn đọc cả nước, hội đã có thông báo đến hội viên về việc cho phép Báo Văn nghệ dẫn nguồn các bài viết, tác phẩm đã in trên Tạp chí Văn nghệ Đồng Nai.

Chuyện hy hữu: Nhầm thơ Bế Kiến Quốc với thơ Henrich Hainơ

Cách đây hơn ba chục năm, khi còn công tác ở Báo Văn Nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam, tôi chơi khá thân với nhà thơ Bế Kiến Quốc và đã có dịp làm sáng tỏ một 'nghi án' văn chương liên quan đến một bài thơ tình của anh. Sự việc bắt đầu từ bài thơ 'Hoa huệ' của Bế Kiến Quốc in trên Báo Người Hà Nội ra ngày 1/7/1990 với những câu thơ:

Đầu tư công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao, bảo đảm cho hoạt động xuất bản phát triển, hiện đại

Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương tại buổi làm việc với Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam về khảo sát kết quả 20 năm thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản.

Đạo diễn - Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Thanh Phong:'Tôi nợ Hà Nội một món nợ ân tình'

Bình thường đạo diễn - Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Phạm Thanh Phong rất ít nói. Trong những lần gặp gỡ tôi chỉ thấy ông ngồi lắng nghe chứ ít khi tham gia câu chuyện. Nhưng khi có cơ hội, ông khiến không ít người bất ngờ trước hiểu biết của mình về nghệ thuật, con người, xã hội...

Nhà văn Thái Chí Thanh: Tôi viết rất hồn nhiên

Vào những năm 90, nhà văn Thái Chí Thanh là tên tuổi quen thuộc với nhiều tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi đạt các giải thưởng cao và số lượng sách in khá lớn. Vài năm trước, bẵng đi nhiều năm theo đuổi công việc ngoại giao, ông trở lại viết cho thiếu nhi ở độ tuổi gần 70 và vẫn tạo được nét duyên của mình khi viết cho thiếu nhi. Là nhà văn nhiều năm sáng tác cả văn, thơ, nhạc cho thiếu nhi, hiện là Chủ tịch Hội đồng Văn học thiếu nhi, ông có nhiều chia sẻ về lĩnh vực này.

Gương mặt thơ: Đinh Thị Thu Vân

Thập niên 80 của thế kỷ trước, chúng tôi đã rất say mê chuyền tay nhau đọc thơ của mấy nhà thơ nữ phía Nam như: Lê Thị Kim, Song Hảo, Đinh Thị Thu Vân... Chị Vân khi ấy rất nổi tiếng với 2 bài thơ 'Nếu không có ngày ba mươi tháng tư' và 'Con tem quân đội'.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn và dấu ấn để lại

Trong suốt cuộc đời, dù ở cương vị nào, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng thể hiện một nhân cách văn hóa lớn, tầm nhìn văn hóa sâu rộng và đã đề ra những chiến lược phát triển đúng đắn cho nền văn hóa Việt Nam.

Thú vị 'bia chiến bại'

Một di tích nên được nhìn nhận từ nhiều chiều, nhiều phía, nó sẽ tăng sự thú vị, nó khiến lịch sử được tôn trọng và nhiều ý nghĩa.

Nhà văn Trần Quốc Toàn - Vẫn nhớ về Hà Nội

Ở tuổi 75, nhà văn Trần Quốc Toàn vẫn khiến không ít người ngạc nhiên vì sự xông xáo, nhiệt huyết dành cho chữ nghĩa. Ông vừa ra mắt tập truyện ký Phố hàng thương hàng nhớ (NXB Dân Trí), gợi nhắc nhớ về 'Thủ đô yêu dấu', nơi ông được sinh ra và lớn lên, để rồi sau đó là chuỗi ngày xuôi Nam đến tận bây giờ.

Ngô Xuân Khôi – 'Người họa sĩ của những hình minh họa'

Kiên trì, bền bỉ và luôn đổi mới trong ý tưởng hội họa để 'chắp cánh' thành công nhiều tác phẩm văn học và báo chí, họa sĩ Ngô Xuân Khôi - 'người vẽ linh vật SEA Games 31' - được bạn bè mến mộ gọi là 'người họa sĩ của những hình minh họa' khi sáng tác nhiều hình minh họa độc đáo, riêng biệt.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, tuyên truyền

Là một nhà hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh coi báo chí là công cụ đắc lực để tuyên truyền, động viên, cổ vũ, tổ chức, giáo dục ý thức chính trị, giác ngộ quần chúng đi theo cách mạng. Và, người hoạt động chính trị là phải nắm lấy báo chí trong tay, viết báo, dùng báo chí như là một thứ vũ khí sắc bén để đấu tranh với kẻ thù và những luận điệu sai trái, phản tiến bộ, những thói hư, tật xấu... trong xã hội, bảo vệ Nhân dân, bảo vệ Chính phủ, bảo vệ Đảng. Trong bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ II Hội Nhà báo Việt Nam ngày 14/6/1959, Người nói: 'Về nội dung viết mà các cô, các chú gọi là 'đề tài' thì tất cả các bài Bác viết chỉ có một 'đề tài' là: Chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Duyên nợ của Bác đối với báo chí là như vậy đó' (Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.12, tr.171). Và, trong bài 'Một lần gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh' đăng trên Báo Văn nghệ năm 1980, Ruf Bersatxki (Nga) có thuật lại lời bộc bạch của Hồ Chí Minh với tác giả: 'Tôi là cây bút tiểu phẩm, nhà chính luận. Gọi là nhà tuyên truyền tôi cũng không tranh cãi, nhà cách mạng chuyên nghiệp là đúng nhất' (Dẫn theo Hà Minh Đức, trong Sự nghiệp báo chí và văn học của Hồ Chí Minh, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2000, tr.16). Duyên nợ với báo chí ở Hồ Chí Minh chính là làm cách mạng, viết báo, nắm lấy báo như một công cụ, một vũ khí tuyên truyền, và khi đấu tranh, phục vụ sự nghiệp cách mạng; Làm báo, viết báo là làm cách mạng, hai công việc đó là thống nhất trong quan hệ mục đích - công cụ ở người cách mạng.

Báo chí đồng hành với sự phát triển của tỉnh

Có thể khẳng định, những thành tựu và kết quả khá toàn diện mà Thái Nguyên đạt được thời gian qua bên cạnh quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, có sự đóng góp không nhỏ của các cơ quan báo chí và đội ngũ những người làm báo.

Tờ báo trên tuyến lửa

Cùng Thông tấn xã và Đài phát thanh, báo Văn Nghệ, báo Quân Giải phóng miền Nam và các báo ngành, báo địa phương hình thành một mặt trận truyền thông.

Nhà văn Lại Văn Long: Tôi rất vui với 'gia tài' độc đáo

Từ Kẻ sát nhân lương thiện (tác phẩm giải Nhất, Báo Văn nghệ) đến bộ tiểu thuyết trinh thám lập kỷ lục guiness Việt Nam về độ dài đạt giải thưởng Sáng tạo về văn học, nghệ thuật và mới đây nhất, tác phẩm Lật án tử hình của anh được biên kịch Châu Thổ chuyển thể thành bộ phim Nữ luật sư... Có thể thấy, nhà văn Lại Văn Long đã chọn cho mình con đường viết truyện trinh thám ngay từ đầu và gặt hái những thành công. Gần đây, tác giả đạt giải thưởng Sáng tạo TP Hồ Chí Minh vừa có tiểu thuyết được chuyển thể thành bộ phim truyền hình Nữ luật sư được đông đảo công chúng quan tâm.

Nhà văn Vũ Ngọc Tiến qua đời

Theo Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều, nhà văn Vũ Ngọc Tiến vừa trút hơi thở cuối cùng vào sáng 19/6/2024 tại TPHCM, thọ 78 tuổi.

Về 'Thủ đô văn nghệ kháng chiến' nghe chuyện sáng tác bài 'Bầm ơi'

Những ngày đầu tháng 6, chúng tôi về xã Gia Điền, huyện Hạ Hòa. Nơi đây được biết đến là 'Thủ đô' của nền văn nghệ kháng chiến Việt Nam; nơi đóng trụ sở đầu tiên của Hội Văn nghệ Việt Nam, địa điểm dừng chân của các nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng như Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Kim Lân, Xuân Diệu, Huy Cận, Hoài Thanh, Nguyễn Huy Tưởng, Tô Ngọc Vân... trong hành trình lên Việt Bắc. Đặc biệt, đây cũng là nơi được các văn nghệ sĩ cho ra đời những tác phẩm văn nghệ được lưu truyền cùng với thời gian, trong đó tiêu biểu có bài thơ 'Bầm ơi' của nhà thơ Tố Hữu.

'Tuổi trẻ và khát vọng cống hiến' vào đề chuyên Văn của Vĩnh Phúc

Đề thi chuyên Văn vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc năm học 2024-2025 được giáo viên và thí sinh đánh giá rất cao, có tính sáng tạo.

Đêm 'Thơ Nguyễn Duy với Huế'

Tối 11/5, trong không gian sân vườn của Phủ Nội Vụ - Đại Nội Huế, khán giả được thưởng thức chương trình thơ đặc biệt giới thiệu các thi phẩm của nhà thơ Nguyễn Duy viết về xứ Huế trong tập thơ 'Thời gian đi xám mặt đỉnh đồng'. Chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế dàn dựng.

Thơ cần cho con người như thế chăng?

Đỗ Minh Dương làm thơ khá sớm, từ những năm 70 của thế kỉ trước. Năm 1976, anh đã từng đoạt giải thưởng cuộc thi thơ của báo Văn nghệ (trong hai năm 1975-1976). Đến nay, xuất bản trên mười tập thơ. Cứ độ vài năm, anh cho ra mắt một tập thơ riêng. Kể ra, cũng nhiều. Người ta dễ nghĩ, ông này chắc suốt ngày chỉ làm thơ.

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ: 'Nghĩ về ngày 30-4-1975, nước mắt tôi lại trực trào ra'

'Trưa ngày 30-4-1975, với tư cách là lính cao xạ, tôi có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất, trường đua Phú Thọ và cảm nhận được niềm vui chiến thắng. Nhớ lại khoảnh khắc đất nước hoàn toàn thống nhất, non sông liền một dải, nước mắt tôi lại trực trào ra vì hạnh phúc' - nhà văn Nguyễn Văn Thọ, người có mặt tại Sài Gòn ngày 30-4-1975 chia sẻ.

Nhà văn Nguyễn Hiệp: Dễ với người, khắt khe với chính mình

Khởi hành văn chương bằng thơ, ghi dấu ấn bằng những truyện ngắn đặc sắc, tái tạo năng lượng bằng cách... vẽ tranh, đó là nhà văn Nguyễn Hiệp - một cây bút tài hoa.

Khám phá tư liệu quý về Chiến dịch Điện Biên Phủ tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam

Từ những hiện vật tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam có thể thấy được những người làm báo trong chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng và kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung, đã khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, kịp thời tuyên truyền đường lối kháng chiến, phát huy sức mạnh của toàn dân trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc…

'Dưới bóng sao khuê'' và những cảm nhận

Nhà phê bình Hà Quảng khởi đầu là một nhà thơ, là nhà giáo ưu tú, về sau ông chuyển sang viết lý luận, phê bình. Đến nay ông đã xuất bản 12 cuốn sách về phê bình, nghiên cứu, có tập đã được giải thưởng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương ('Đến với thơ đương đại' - 2018). Mới đây ông vừa cho ra mắt cuốn lý luận phê bình 'Dưới bóng sao khuê' (NXB Hội Nhà văn, 2024).

Rộn ràng những cuộc thi văn chương

Trong những năm gần đây, nhiều cuộc thi được tổ chức đã góp phần tạo luồng sinh khí cho hoạt động sáng tạo văn chương.

Tưởng nhớ Nhà văn Đoàn Giỏi

Nhà văn Đoàn Giỏi mất cách đây 35 năm (2-4-1989 - 2-4-2024) trong một cơn bạo bệnh của căn bệnh gan thời kỳ cuối. Để tưởng nhớ Nhà văn Đoàn Giỏi, Báo Ấp Bắc xin đăng bài viết 'Tưởng nhớ Nhà văn Đoàn Giỏi' của cố Nhà báo Trần Quân viết cách đây 25 năm.

Nhà văn của những người nông dân

Một buổi sáng đẹp trời, tôi đến xã Vũ Lăng, huyện Tiền Hải, Thái Bình để thăm nhà văn Trần Văn Thước. Tôi cứ tưởng một nhà văn nổi tiếng chuyên viết về nông dân, nông thôn như ông sẽ sống trong ngôi nhà thoáng mát, có vườn cây, ao cá. Nhưng không, nhà văn Trần Văn Thước sống trong ngôi nhà nằm ngay sát đường làng, phía sau chỉ có một khoảng sân nho nhỏ.

Bản lĩnh thơ luôn nâng cao bản sắc thi ca

Ngày thơ rằm tháng Giêng xuân Giáp Thìn mới đây, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức cuộc tọa đàm 'Từ bản lĩnh đến bản sắc nhà thơ' với nhiều ý kiến, tham luận đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Theo tôi, bản lĩnh thơ luôn có trước và được tôi rèn qua thời gian để song hành nâng cao bản sắc thơ trong mỗi cá thể sáng tạo thi ca.

Ông Khuất Quang Thụy thôi mọi chức vụ tại Hội Nhà văn

Nhà văn Khuất Quang Thụy thôi mọi chức vụ lãnh đạo của Hội Nhà văn Việt Nam.

Vẩn vơ nhớ Tết thời bao cấp

Cho đến bây giờ, mặc dù đã gần 40 năm trôi qua nhưng tôi vẫn không thể nào quên được hình ảnh anh Đặng Lân - khi đó là họa sĩ trình bày của Báo CAND, sau này là Phó Tổng Biên tập, ngồi chia thịt lợn vào dịp Tết.

Kim Lân với Văn Cao

Tháng 3/1948, Báo Văn nghệ xuất bản số đầu tiên. Tháng 7, Hội Văn nghệ Việt Nam được thành lập, nhà văn Nguyễn Tuân được bầu làm Tổng thư ký đầu tiên của Hội. Văn Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Kim Lân, Nam Cao, Tố Hữu, Trần Văn Cẩn, Ngô Tất Tố… về công tác tại báo. Số báo đầu tiên do Văn Cao trình bày có in bản nhạc 'Sông Lô' của ông.

Đỗ Minh Dương Với miền đất đỏ và…

Làm thơ từ những năm 70 của thế kỷ trước, ngay năm 1975, anh Đỗ Minh Dương đã từng đoạt giải cao trong cuộc thi thơ của Báo Văn nghệ. Trước khi in Về miền đất đỏ (NXB Hội Nhà văn, 2007), anh đã có 4 tập thơ in riêng: Thư tình để ngỏ (1990), Chạnh lòng (1997), Tình yêu và định mệnh (2001), Hành trình lục bát (2003).

Năm 2024, sẽ in khoảng 30.000 sách cho trẻ em vùng núi, vùng sâu vùng xa

Ngày 26/1, tại Hội nghị triển khai công tác văn học năm 2024 và Lễ kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều cho biết: Trong năm 2024, Hội sẽ triển khai nhiều hoạt động cụ thể.

Gương mặt thơ: Nguyễn Đức Mậu

Nguyễn Đức Mậu là nhà thơ nổi tiếng từ chiến tranh chống Mỹ, giải nhất cuộc thi thơ Báo Văn Nghệ từ năm 1973.

Tiết lộ nhà văn nhận giải thưởng Nhà nước, 'cõng' 4.000 cuốn sách ra nước ngoài

Từ trải nghiệm làm Đội trưởng đội lao động xuất khẩu nước ngoài, nhà văn Nguyễn Văn Thọ đã tạo ra 'Quyên' - tiểu thuyết giành giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

Cựu phó Văn phòng đại diện báo Văn Nghệ tiếp tục lãnh 26 năm tù

Sau bản án 6 năm, cựu phó Văn phòng đại diện báo Văn Nghệ Phùng Thế Dũng tiếp tục bị phạt 26 năm tù về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, giả mạo trong công tác.

Cựu phó văn phòng Báo Văn Nghệ nhận án gộp 30 năm tù

Ngày 17-1, TAND tỉnh Khánh Hòa tuyên án sơ thẩm đối với bị cáo Phùng Thế Dũng, cựu Phó văn phòng báo Văn Nghệ mức án 26 năm tù, nâng mức án cộng gộp lên 30 năm tù

Bức tranh hiện thực muôn màu trong 'Tuyển tập truyện ngắn và ký' của nữ nhà báo

Là một nhà báo, đi nhiều, lăn lộn cùng trang viết, tác giả Nguyễn Thị Vân Anh tiếp xúc nhiều với mảng đời, sướng vui có, buồn khổ có.

Nhà văn Phù Thăng và bài thơ ông tặng thi sĩ Hoàng Cầm

Nhà văn Phù Thăng là tác giả lớn thân thiết, là người bạn viết gần gũi trong tâm tưởng đồng nghiệp và nhiều thế hệ bạn đọc Hải Dương! Kỷ niệm về ông luôn ấm áp bởi sự khiêm nhường chân tình tỏa ra từ một người viết với nhân cách lớn.

Vĩnh biệt nhà văn Hồ Phương - tác giả 'Cỏ non'

Nhà văn, Thiếu tướng quân đội Hồ Phương, tác giả của truyện ngắn nổi tiếng 'Cỏ non' đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng ở Hà Nội vào tối ngày 2/1, hưởng thọ 94 tuổi.

Nhà văn Hồ Phương: Về với cánh đồng 'cỏ non'

Hồ Phương là một người lính. Và trong những bước đi của một người lính, ông đã trở thành nhà văn với những tác phẩm nổi tiếng

Nhà văn Phan Đình Minh và 'Mùa hoa liễu quế hương' năm ấy

Thi thoảng, tôi hay ngồi lại để nghĩ về các nhà văn và định hình khuôn mặt văn chương của họ. Có người nghĩ mãi, tìm mãi mà mình không thể phác vẽ được, bởi mình đọc họ rồi, mà mọi thứ cứ tuội đi. Có người nghĩ thật lâu mới chầm chậm hiện lên đôi nét nào đó. Nhưng có người chỉ cần nhớ đến cái tên của họ, giọng nói của họ thì ngay lập tức gương mặt đời thường và gương mặt văn chương đồng hiện.

Nhà văn Hồ Phương, tác giả truyện ngắn 'Cỏ non' qua đời

Nhà văn Hồ Phương – tác giả truyện ngắn nổi tiếng 'Cỏ non' được đưa vào sách giáo khoa đã qua đời ngày 2/1 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.

Nhà văn Hồ Phương - tác giả tiểu thuyết 'Cha và con' qua đời

Ngày 3-1, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam thông tin, Thiếu tướng, nhà văn Hồ Phương - Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật, đã qua đời tại Hà Nội, ở tuổi 94.

Vĩnh biệt nhà văn, thiếu tướng Hồ Phương

Nhà văn Hồ Phương qua đời lúc 20h15 ngày 2/1 tại nhà riêng ở Hà Nội, hưởng thọ 93 tuổi. Ông là một trong những nhà văn có quân hàm tướng hiếm hoi ở Việt Nam.