Đề xuất đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng ngăn biến đổi khí hậu ở miền Tây

Gần 18.000 tỷ đồng được đề xuất để thực hiện các dự án ngăn biến đổi khí hậu ở 10 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đề xuất này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hiện một số Bộ và 10 tỉnh ĐBSCL đang hoàn thiện thủ tục đầu tư.

Gần 18.000 tỷ đồng giúp 10 tỉnh miền Tây ứng phó biến đổi khí hậu

Ngày 12/8 tại thành phố Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành trung ương và 10 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long về tiến độ đề xuất Dự án chống chịu biến đổi khí hậu và chuyển đổi tổng hợp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới (dự án MERIT – WB11).

Ngày xuân đọc câu đối trong các đình miếu ở Mỹ Xuyên

Câu đối và chơi câu đối là nét văn hóa truyền thống của người Việt. Hiện câu đối vẫn còn hiện diện ở khắp nơi, từ các cơ sở thờ tự truyền thống (đình, chùa, miếu, am…) đến đền thờ các vị anh hùng liệt sĩ, các cổng tam quan ở các đơn vị hành chính hoặc nhà riêng mỗi người (cưới hỏi, tang chế, bàn thờ gia tiên…). Nhân ngày xuân, chúng ta xem người Sóc Trăng đã chơi câu đối thế nào?

Ngôi chùa duy nhất có mộ heo 5 móng ở miền Tây

Đến chùa Dơi, du khách không chỉ được ngắm nhìn hàng nghìn con dơi treo lủng lẳng trên ngọn cây như chùm trái chín, mà còn tò mò xem khu mộ của những con heo 5 móng.

Anh nông dân trồng dừa và chuyện 'chuyển đổi số'

Đến hết năm 2022 vườn dừa dứa Tám Phong, ở ấp An Hòa 2, xã Thạnh Thới An, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) đã 'tròm trèm 14 năm tuổi'. 'Dừa dứa Tám Phong' đã là một thương hiệu có tiếng khi tra trên Google chỉ trong 0,37' đã cho ra 598.000 kết quả! Không chỉ cung cấp dừa giống mà ở Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ V năm 2022, Tám Phong đã giới thiệu dừa dứa tươi được tinh chế ở mức cao hơn... nhận được nhiều sự tán thưởng của khách tham quan.

Ăn không biết chán với đặc sản Sóc Trăng 'tưởng lạ mà quen'

Bún gỏi dà, món ngon của Sóc Trăng, có cái tên nghe rất lạ tai. Tuy nhiên, hóa ra, đây lại là biến tấu của món gỏi cuốn đầy quen thuộc. Khi thưởng thức bún gỏi dà sẽ được nếm đủ vị chua, cay, mặn, ngọt... làm thực khách ăn mãi không chán.

Các chùa Nam tông Khmer nô nức đón tết Chôl Chnăm Thmây

Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer đang về mang theo không khí rộn ràng trên khắp các xóm, ấp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Đây cũng là lúc các chùa Phật giáo Nam tông Khmer nô nức chuẩn bị đón Tết cổ truyền theo phong tục và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao sôi nổi mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Sóc Trăng: Tổ chức công khai lựa chọn nhà tài trợ kinh phí lập quy hoạch xây dựng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Lâm Hoàng Nghiệp vừa mới ký ban hành Quyết định số 669/QĐ-UBND về việc phê duyệt Danh mục các quy hoạch xây dựng để tổ chức công khai lựa chọn nhà tài trợ kinh phí lập quy hoạch trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Mỹ Xuyên - một quá khứ đầy màu sắc

Bất chấp dòng chảy của sự phồn vinh, hiện đại và sôi động, huyện Mỹ Xuyên vẫn không quên một quá khứ đầy màu sắc của mình.

Địa danh Thạnh Thới An

Thạnh Thới An là một xã nông thôn nằm ở phía Tây Nam của huyện Trần Đề, gồm có 6 ấp: Đầy Hương, Tiên Cường, Hưng Thới, An Hòa, Tắc Bướm và Thanh Nhàn.

Đồng bào Khmer Sóc Trăng vui đón lễ Sene Đôn Ta nhưng không quên phòng, chống dịch Covid-19

Trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch Covid-19, đồng bào Khmer khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Sóc Trăng nói riêng vui đón mùa lễ Sene Đôn Ta năm 2020 nhưng không quên các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Tản mạn cùng Mỹ Xuyên

Tên gọi Mỹ Xuyên đi vào lịch sử với nhiều cách giải thích khác nhau. Nhưng thực tế, địa danh Mỹ Xuyên được hình thành từ việc hợp nhất hai làng Hòa Mỹ và Vĩnh Xuyên (lấy 2 chữ cuối mà hình thành tên gọi Mỹ Xuyên ngày nay) theo Nghị định ký ngày 18-4-1893 của chính quyền thực dân Pháp.

Địa danh chùa Luông Bassăc

Chùa Luông Bassăc (còn gọi là chùa Bãi Xàu) tọa lạc tại ấp Chợ Cũ, thị trấn Mỹ Xuyên (huyện Mỹ Xuyên). Chùa xây trong một khuôn viên rộng rãi và rợp bóng mát cây cổ thụ. Ban đầu chùa có tên là 'Wat Luông Bassac' (Bassac là tên gọi vùng Hậu Giang; còn 'Wat Luông Bassac' là chùa Vua Bassac).

Nghề làm bàn thờ Chư Thiên - gìn giữ nét văn hóa dân tộc

Với vật liệu cát, ximăng, sắt, silicon, composite, nước sơn... qua bàn tay khéo léo của người thợ lành nghề, những bộ bàn thờ Chư Thiên (hay bàn ông Thiên) được ra đời, đẹp mắt với nhiều mẫu mã, kích cỡ khác nhau. Thế nhưng, để làm ra những bộ sản phẩm đẹp mắt, đòi hỏi người thợ cũng khá gian nan, vất vả, tỉ mỉ từng công đoạn.

Người chắp cánh hạt gạo Việt Nam vươn tầm thế giới

Miệt mài, tâm huyết và trải qua bao khó khăn, cuối cùng ông cũng 'đổi đời' lúa 'quê', biến chúng thành hạt gạo ngon nhất năm châu. Người cha đẻ của các dòng lúa giống ST và hạt gạo ST25 'nức danh' ngon nhất thế giới chính là kỹ sư Hồ Quang Cua (huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng).

Nghề làm bánh phồng tôm Bãi Xàu

Xuân về, tết đến, người dân quê tôi Sóc Trăng cũng không quên mua vài bịch bánh phồng tôm ăn tết hoặc làm quà biếu cho bà con, bạn bè gần xa.

Địa danh 'Ba Thắc Cổ Miếu'

'Ba Thắc Cổ Miếu' (còn gọi là chùa Ông Ba Thắc), hiện tọa lạc tại ấp Chợ Cũ, thị trấn Mỹ Xuyên (Mỹ Xuyên), nhưng lối kiến trúc xây dựng không theo kiến trúc của một ngôi chùa. Gọi cho đúng hơn thì đây chính là một ngôi miếu cổ, nhỏ, bên trên biển ghi 'Ba Thắc Cổ Miếu'.

Về Mỹ Xuyên ăn bò nướng ngói

Món bò nướng ngói không còn xa lạ với các thực khách sành ăn trong, ngoài tỉnh và cũng có nhiều quán bán món ăn này trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, muốn ăn đúng điệu phải là bò nướng ngói tại thị trấn Mỹ Xuyên (Mỹ Xuyên), phải là quán bò nướng ngói Mỹ Phượng thì ăn mới đã thèm.

Chuyện chiều thứ 6: Còn thương tô bún nước lèo quê em

Hai! Tiếng Út Hồng gọi. - Cuối tuần mình về quê nghen Hai! - Ưm. Con nhỏ lại nhớ quê rồi. Tiếng Hai thở dài.

Sự kiện về Thương cảng Bãi Xàu xưa và chợ Mỹ Xuyên hôm nay

Đầu thế kỷ XVIII, một thương cảng được hình thành ở Bãi Xàu (thị trấn Mỹ Xuyên, thuộc huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng ngày nay). Theo nhật ký của cố đạo Levasseur, vào năm 1768 thì thương cảng này mang tên Bassac, lập ở mé sông, nơi đất thấp, nhà lợp lá dừa nước. Ở đây bán nhiều gạo, trái cây, rau, gà, vịt, heo… Dân ở chợ đa số là người Hoa. Riêng lúa, gạo thương gia địa phương ít khi bán nội vùng lân cận mà chủ yếu chịu mối với các tàu buôn từ nước ngoài tới. Đặc biệt, tàu buôn của người Trung Hoa đậu san sát từ 100 đến 200 chiếc để mua bán, trao đổi hàng hóa.