Cần tăng cường tiếng Việt lớp 1 ở vùng dân tộc thiểu số

Chương trình tăng cường tiếng Việt lớp 1 được ngành giáo dục Bình Phước đưa vào giảng dạy ở một số trường từ năm học 2010-2011. Đây là giải pháp nhằm giúp học sinh vùng sâu, xa, nhất là học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) làm quen với các phương pháp dạy học, sách vở, chữ viết… trước khi vào lớp 1. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chương trình đã tạm dừng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tiếp thu kiến thức của học sinh trong những ngày đầu năm học mới.

Hai thi thể phụ nữ cháy đen trong phòng ngủ

Phá cửa nhà ông Nhi, hàng xóm phát hiện 2 thi thể bị cháy đen ở phòng ngủ, còn chủ nhà nằm bất động cạnh chai thuốc sâu.

Cầm cố đất, vay nặng lãi vùng DTTS - Bài 1

Giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là một trong những chủ trương lớn, được lãnh đạo tỉnh đặc biệt quan tâm. Bằng chứng là thời gian qua, cùng với các chương trình, dự án hỗ trợ đồng bào DTTS của Chính phủ, Bình Phước đã có những chính sách riêng, thể hiện quyết tâm giúp bà con ổn định cuộc sống, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn một bộ phận đồng bào DTTS vì nhiều lý do đã phớt lờ cảnh báo của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương để vay tiền lãi suất cao, cầm cố, sang nhượng đất ở và đất sản xuất. Dù trước đó, các ngành chức năng đã có nhiều giải pháp ngăn chặn nhưng tình trạng nêu trên vẫn tiếp diễn. Hệ quả là nhiều hộ đã bị mất đất, mất nhà, lâm vào tình cảnh đói nghèo, xa hơn là gây cản trở nỗ lực giảm nghèo bền vững của tỉnh.

Bù Gia Mập chủ động phòng, chống hạn

Những ngày đầu tháng 3, trên địa bàn các xã Đắk Ơ, Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, dù mực nước ở các hồ, đập vẫn còn nhưng nước sinh hoạt của một số hộ dân đã cạn, phải mua nước để phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình. Trước tình trạng này, huyện Bù Gia Mập đã có nhiều giải pháp phòng, chống hạn hán, chủ động nguồn nước sản xuất và phục vụ sinh hoạt của người dân.

Tín dụng đen bủa vây vùng biên

Mùa màng thất thu, giá nông sản rớt thê thảm đẩy nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên ở tỉnh Bình Phước lâm cảnh nợ nần. Để mưu sinh, nhiều hộ dân phải cầm cố, sang nhượng vườn tược và đáng ngại nhất là các hộ vướng tín dụng đen đang đứng trước nguy cơ tài sản lần lượt 'đội nón ra đi'.