Kiên Giang có khoảng 95.114ha lúa ảnh hưởng lũ

Ước tính tỉnh Kiên Giang có khoảng 95.114ha lúa thu đông năm 2024; 16.759ha diện tích cây ăn trái; 1.456,2ha hoa màu; 136.264ha tôm nước lợ nằm trong vùng ảnh hưởng lũ.

Phát huy giá trị di tích văn hóa Óc Eo - Ba Thê trở thành điểm du lịch hấp dẫn

Hình thành và phát triển từ thế kỷ I đến thế kỷ VII sau công nguyên ở đồng bằng Nam Bộ, gắn với khu vực châu thổ hạ lưu sông Mê Kông, văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa lớn trong lịch sử Việt Nam và có quan hệ mật thiết với lịch sử Đông Nam Á cổ đại. Đây cũng là một trong 3 nền văn hóa cổ đại của Việt Nam, gồm Đông Sơn ở miền Bắc, Sa Huỳnh ở miền trung và Óc Eo ở Nam Bộ.

Thành tựu và tự hào

Thoại Sơn ngày nay đã trở thành điểm sáng của tỉnh An Giang, là lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Địa phương đạt chuẩn huyện NTM năm 2018 và đạt chuẩn huyện NTM nâng cao năm 2023, vượt trước lộ trình đề ra.

Dấu xưa – Hồn phố: Về Óc Eo thăm ngôi chùa cổ trên triền núi Ba Thê

Có lịch sử hàng trăm năm, chùa Kal Pô Prưk, hay còn gọi là chùa Ba Thê ở thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang sở hữu kiến trúc đặc trưng của đồng bào Khmer Nam bộ.

Óc Eo - Ba Thê hướng đến Di sản văn hóa thế giới

Với những tiêu chí lựa chọn địa điểm so sánh được UNESCO quy định, có thể so sánh Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê với những di sản thế giới trong nước và quốc tế. Từ đó, đánh giá tổng hợp và xác định tính nổi trội của Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê với các Di sản thế giới tương tự ở trong nước và quốc tế.

Đoàn viên công đoàn tỉnh An Giang tham gia hành trình tìm hiểu vùng đất cổ Óc Eo – Ba Thê

Ngày 29/8, Công đoàn Viên chức tỉnh An Giang phối hợp Ban Quản lý Di tích văn hóa Óc Eo và Liên đoàn Lao động huyện Thoại Sơn tổ chức Hội nghị sinh hoạt chuyên đề hành trình tìm hiểu vùng đất cổ Óc Eo – Ba Thê.

An Giang khánh thành đường tỉnh hơn 100 tỷ đồng

Ngày 23/8, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh An Giang cùng các đơn vị liên quan khánh thành công trình nâng cấp, mở rộng tuyến đường tỉnh 943, đường vào Khu di tích đặc biệt Óc Eo - Ba Thê.

Hoàn thành nâng cấp, mở rộng đường vào Khu Di tích đặc biệt Óc Eo – Ba Thê thuộc đường tỉnh 943

Sáng 23/8, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh An Giang phối hợp UBND huyện Thoại Sơn vận hành công trình nâng cấp, mở rộng đường vào Khu Di tích đặc biệt Óc Eo – Ba Thê, thuộc Đường tỉnh 943 (đoạn từ cầu Thoại Giang đến cầu Mướp Văn, huyện Thoại Sơn).

Kỳ 1: Phù Nam - cư dân và nhà nước đầu tiên trên vùng đất Nam bộ

Để hiểu về chủ quyền Việt Nam trên vùng đất Nam bộ cần phải xâu chuỗi các sự kiện lịch sử và pháp lý. Những chứng cứ lịch sử và pháp lý về vùng đất này đều khẳng định đây là một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Chuẩn bị lễ công bố huyện Thoại Sơn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023

Sáng 6/8, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang đã làm việc với Thường trực UBND tỉnh An Giang, Thường trực Huyện ủy Thoại Sơn và một số sở, ngành liên quan, để kiểm tra công tác chuẩn bị lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thoại Sơn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.

Lịch sử vùng Tứ giác Long Xuyên

Tứ giác Long Xuyên (TGLX) với vị trí là một khu vực địa - kinh tế quan trọng ở miền Tây Nam Bộ. TGLX hiện nay có diện tích tự nhiên 498.14ha, thuộc 3 địa phương: An Giang, Kiên Giang và TP. Cần Thơ. Quá trình hình thành khu vực này đã lưu dấu công lao của nhiều bậc tiền nhân.

Óc Eo - Ba Thê hướng đến Di sản Văn hóa thế giới

Từ sau những công bố khoa học của Louis Malleret về nền văn hóa Óc Eo, đã có hàng trăm công trình khoa học trong và ngoài nước về nền văn hóa này và Khu di tích Óc Eo - Ba Thê đã được công bố; nhiều cuộc hội thảo chuyên sâu được tổ chức (1984, 2004, 2009); hàng trăm lượt các nhà khoa học, khảo cổ quốc tế (Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ý, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nga, Úc, Thái Lan…) đã đến Khu di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê tham quan, nghiên cứu…

An Giang: Giải pháp hoàn thành nhiệm vụ năm 2024

Những nỗ lực của tỉnh giúp tốc độ tăng trưởng kinh tế An Giang tăng cao hơn mức tăng cùng kỳ (GRDP 6 tháng đầu năm 2024 tăng 6,6%; 6 tháng đầu năm 2023 tăng 6,6%), nhưng chưa đạt kịch bản đề ra (tăng từ 7,46 - 8,12%). Để hoàn thành mục tiêu GRDP năm 2024 tăng 7,5 - 8,5%, đòi hỏi thực hiện đồng bộ các giải pháp.

An Giang: Doanh thu du lịch đạt 8.000 tỷ đồng

Trong 6 tháng đầu năm 2024, An Giang đón tổng số 7 triệu lượt khách tham quan, du lịch; tổng doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 8.000 tỷ đồng.

Thiền viện Trúc Lâm được ví như 'vịnh Hạ Long thu nhỏ' ở An Giang

Thiền viện Trúc Lâm An Giang là điểm du lịch tâm linh thu hút nhiều du khách thập phương bởi phong cảnh đẹp, sơn thủy hữu tình, được ví như vịnh Hạ Long thu nhỏ trên vùng Bảy Núi.

Óc Eo - Ba Thê hướng đến Di sản Văn hóa thế giới: Tuyên bố về tính toàn vẹn

Khu Di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê có tổng diện tích bảo vệ 433,2ha, gồm: Khu A ở sườn núi và chân núi Ba Thê là 143,9ha, Khu B ở cánh đồng Óc Eo 289,3ha.

Di sản văn hóa và giá trị trao truyền

Tại trụ sở UNESCO (Paris, Pháp), kỳ họp lần thứ 10 Đại hội đồng Công ước 2003 ngày 11/6 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đã bầu Việt Nam làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng. Hiện Việt Nam đã có 15 di sản được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại và Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

UNESCO cam kết hỗ trợ Việt Nam bảo vệ và phát huy giá trị các di sản thế giới

Trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 10 Đại hội đồng Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra từ 11-13/6, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã có các buổi tiếp xúc và làm việc với nhiều lãnh đạo cấp cao của UNESCO.

Việt Nam tăng cường hợp tác song phương với UNESCO và các quốc gia thành viên

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tiếp xúc, làm việc với lãnh đạo UNESCO và trưởng đoàn của các quốc gia thành viên để thúc đẩy các hợp tác song phương và đa phương.

Việt Nam tăng cường hợp tác song phương với UNESCO và các quốc gia thành viên

Lãnh đạo UNESCO và Trưởng đoàn của các quốc gia đều đánh giá cao vai trò và đóng góp quan trọng, hiệu quả của Việt Nam trong công việc chung của Tổ chức, với tư cách là thành viên của 6 cơ chế điều hành của UNESCO.

Khai thác tiềm năng hợp tác giữa An Giang và Ấn Độ

Bên cạnh các lĩnh vực đang hợp tác tốt đẹp giữa An Giang và Ấn Độ thời gian qua, như: Khảo cổ, đào tạo nguồn nhân lực, giao lưu văn hóa..., thì 2 bên vẫn còn nhiều tiềm năng hợp tác trên các lĩnh vực: Du lịch, lương thực, thực phẩm, dược liệu, y tế, đặc biệt là mảng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo mà Ấn Độ có thế mạnh.

Óc Eo - Ba Thê hướng đến Di sản văn hóa thế giới: Giá trị nổi bật toàn cầu

Từ những biểu hiện vật chất còn lại của Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê đã minh chứng sự tồn tại của một nền văn hóa gắn liền với Vương quốc Phù Nam - một quốc gia giàu có và hùng mạnh ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên cho đến Thế kỷ VII. Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê là điểm trung chuyển giao thương chủ yếu giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương qua eo biển Kra ở miền Nam Thái Lan lúc bấy giờ. Tài sản này chứa đựng giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học tiêu biểu cho một trong các nền văn minh cổ đã biến mất.

Nhiều triển vọng hợp tác giữa An Giang và Ấn Độ

Ngày 21/5, Tổng Lãnh sự Ấn Độ Madan Mohan Sethi và viên chức Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh đã đến thăm, làm việc tại tỉnh An Giang và chào xã giao Thường trực UBND tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy chủ trì buổi tiếp đoàn.

Vì sao Vàng lá Châu Thành, Trà Vinh được công nhận là Bảo vật quốc gia?

Sưu tập Vàng lá Châu Thành, Trà Vinh được Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia với những giá trị độc đáo, đậm nét văn hóa Óc Eo.

Đoàn công tác Bộ Ngoại giao thăm và làm việc với ba tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long về công tác đối ngoại, người Việt

Bộ Ngoại giao luôn sẵn sàng đồng hành, phối hợp các địa phương đẩy mạnh công tác đối ngoại; bảo hộ công dân của tỉnh sinh sống, lao động ở nước ngoài.

Các tỉnh, thành quan tâm lớn việc thu hút nguồn lực kiều bào

Từ ngày 8 đến 11-5, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu Đoàn công tác làm việc tại một số tỉnh, thành phía Nam

Các tuyến du lịch liên kết thu hút khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Ông Nguyễn Trung Thành, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang cho biết, trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5 (từ ngày 27/4 đến 1/5), ngành du lịch An Giang đón khoảng 317.000 lượt khách tham quan, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023.

Óc Eo - Ba Thê hướng đến Di sản văn hóa thế giới: Bảo tồn di sản

Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê là Di tích cấp quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh An Giang, đang trong giai đoạn làm hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới. Để bảo tồn di sản của tiền nhân và trở thành điều kiện phát triển kinh tế bền vững là vấn đề cần quan tâm và sự đầu tư của các cấp, ngành.

Hé lộ dàn nghệ sĩ góp mặt trong chương trình nghệ thuật 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chia sẻ tại cuộc họp báo diễn ra sáng 11/4/2024, Bộ VH - TT&DL cho biết, ngoài các nghệ sỹ trẻ như Tùng Dương, Dương Hoàng Yến còn có NSND Quang Thọ, NSND Dương Minh Đức sẽ tham gia biểu diễn trong chương trình nghệ thuật 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

'Điện Biên Phủ-Mốc vàng lịch sử': Điểm hẹn nghệ thuật tái hiện thời đại hào hùng

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với các cơ quan liên quan gấp rút thực hiện công tác chuẩn bị tốt nhất cho chương trình nghệ thuật đặc biệt.

Xây dựng Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 11/4, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo thường kỳ quý I năm 2024, giải đáp nhiều vấn đề được dư luận xã hội, báo chí quan tâm.

Trả lời phản ánh của bà Nguyễn Thị Thu

Báo An Giang nhận được phản ánh của hộ bà Nguyễn Thị Thu (ngụ khóm Tân Hiệp B, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn) về việc công trình làm đường, cống nghiêng qua phần đất nhà bà sẽ gây ảnh hưởng sạt lở đất về sau, yêu cầu giải quyết hợp tình hợp lý hơn.

Óc Eo - Ba Thê hướng đến Di sản văn hóa thế giới - Kỳ 1: Đường đến di sản văn hóa thế giới

Việc xây dựng hồ sơ đề cử Khu Di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê trình UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới đã được Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh xác định là nhiệm vụ chính trị rất quan trọng, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Óc Eo - một di sản văn hóa lịch sử quan trọng của Việt Nam và thế giới.

An Giang với những nhiệm vụ trọng tâm năm 2024

Năm 2024 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tăng tốc, bứt phá để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu do Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) 5 năm (giai đoạn 2021 - 2025) đề ra. Do đó, các cấp, ngành nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực, chủ động triển khai các nhiệm vụ trọng tâm phát triển KTXH.

Người kể chuyện ở Khu di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê

Thuyết minh viên không chỉ là nghề mà là cả một nghệ thuật - nghệ thuật cuốn hút người nghe vào câu chuyện, làm cho một điểm đến, để một di tích trở nên 'có hồn'. Việc thuyết minh hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào nội dung thông tin, mà còn phụ thuộc vào cách thức truyền đạt thông tin đến với du khách. Hãy lắng đọng cảm xúc để nghe câu chuyện nghề của những thuyết minh viên ở Khu di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê (huyện Thoại Sơn).

Các điểm du lịch tại An Giang thu hút du khách dịp Tết

Chiều 14/2, ông Đào Sĩ Tuấn, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang cho biết: Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm 2024 (từ ngày 7 đến sáng 14/2) các khu, điểm du lịch, điểm tham quan trên địa bàn tỉnh đón trên 610.000 lượt khách trong và ngoài nước, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2023.

Thoại Sơn tạo 'bệ đỡ' phát triển du lịch

Thời gian qua, việc quan tâm xây dựng, nâng cao chất lượng dịch vụ, có chiến lược thu hút khách du lịch (DL) phù hợp là những giải pháp được huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang) chú trọng thực hiện. Đây được xem là 'chìa khóa' thu hút khách DL đến tham quan, trải nghiệm, góp phần đưa DL vùng đất ông Thoại ngày càng phát triển.

Điểm đến ấn tượng ở An Giang

Với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp của dãy Thất Sơn hùng vĩ cùng các di tích văn hóa, lịch sử cách mạng, tâm linh, tín ngưỡng có lối kiến trúc độc đáo sẽ là điểm đến ấn tượng khi Tết đến, Xuân về.

An Giang phát huy truyền thống đoàn kết, quyết tâm đưa tỉnh nhà phát triển

Năm 2023 – năm thứ 3 thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020 – 2025), trong điều kiện cả nước phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức; Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh An Giang đã phát huy tinh thần đoàn kết, tích cực đổi mới sáng tạo; triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

An Giang: Nhà trưng bày văn hóa Óc Eo-Ba Thê biến thành nơi tổ chức đám cưới?

Nhà trưng bày văn hóa Óc Eo-Ba Thê (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) trở thành nơi tổ chức đám cưới huyên náo ngay trong ngày làm việc. Mọi hoạt động của khách tham quan đến đây gần như 'tê liệt'.

An Giang họp mặt đại diện Dân tộc – Tôn giáo, người có uy tín tiêu biểu

Sáng 26/1, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh An Giang long trọng tổ chức họp mặt đại diện Dân tộc – Tôn giáo, người có uy tín tiêu biểu mừng Xuân Giáp Thìn 2024.

Việt Nam tham gia đầy đủ và tích cực vào các Công ước của UNESCO

Trong năm 2023, theo Tiểu ban Văn hóa, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Việt Nam đã tham gia đầy đủ và tích cực vào các Công ước của UNESCO.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Những năm qua, An Giang luôn quan tâm, chú trọng công tác phát triển văn hóa, tăng cường đầu tư bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc.

Quân sự, quốc phòng gắn với phát triển kinh tế - xã hội

'Năm 2023, với sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, ngành, đặc biệt vai trò tham mưu, tổ chức thực hiện của Đảng ủy, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang đã hoàn thành tốt, có nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc'- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh An Giang Lê Hồng Quang đánh giá.

Thống nhất ý Đảng, lòng dân, xây dựng An Giang phát triển

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020 – 2025), hơn 2,5 năm qua, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân An Giang đã đoàn kết, năng động, sáng tạo, phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế, khơi dậy mạnh mẽ các nguồn lực, triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều nhiệm vụ, giải pháp, đạt nhiều kết quả trên các lĩnh vực.

Óc Eo - dấu tích nền văn hóa cổ

Kể từ khi nền văn hóa Óc Eo được biết đến, đã có rất nhiều di tích, di vật, tài liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của giới chuyên gia, nhà khảo cổ học trong nước và quốc tế tại Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê, góp phần minh chứng và làm sáng rõ hơn về lịch sử hình thành và phát triển của nền văn hóa Óc Eo cổ ở Việt Nam.

Góp sức phát triển kinh tế - xã hội

Nửa nhiệm kỳ qua, 11 huyện, thị xã, thành phố quyết tâm cao, nỗ lực lớn, vượt qua khó khăn, thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra, góp sức cùng tỉnh phát triển kinh tế, chăm lo an sinh xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh.

An Giang khai quật khảo cổ học di tích Óc Eo tại Gò Danh Sang

Cuộc khai quật khảo cổ học tại di tích Gò Danh Sang nhằm kiểm tra tính chất phân bố của nhóm cư dân văn hóa Óc Eo sinh sống ở khu vực hướng đông nam núi Ba Thê.

An Giang: Sẽ khai quật khảo cổ di tích Gò Danh Sang

Ngày 28/11, tại thị trấn Óc Eo (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang), Ban Quản lý Di tích văn hóa Óc Eo (tỉnh An Giang) tổ chức Họp báo công bố chương trình hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, khai quật khảo cổ di tích Gò Danh Sang, thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.