Mường Phăng – 'địa chỉ đỏ' du lịch lịch sử

Tự hào với truyền thống cách mạng vẻ vang, người Ðiện Biên nói chung, Mường Phăng nói riêng luôn tự hào vì có khu di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Ðiện Biên Phủ. Nơi đây là địa danh gắn liền với Ðại tướng Võ Nguyên Giáp trong thời gian chỉ huy Chiến dịch Ðiện Biên Phủ. Bởi thế, sau 70 năm, bên cạnh việc bảo tồn, gìn giữ, các cấp, ngành và cả người dân nơi đây đang cố gắng phát huy giá trị di tích đặc biệt này để phát triển du lịch, đưa Mường Phăng trở thành 'địa chỉ đỏ' trong mỗi cuộc hành hương về với cội nguồn của lịch sử, của chiến thắng vẻ vang năm xưa.

Biến quá khứ thành di sản của tương lai trên vùng đất hoa lửa Điện Biên

Tháng 5, đường lên Điện Biên quanh co, núi đồi trùng điệp, cánh đồng Mường Thanh lúa đang lên tươi tốt, trải rộng ngút ngàn.

Di tích Điện Biên Phủ hôm nay – giá trị trường tồn cho mãi mai sau

'Chiến tranh đã lùi xa 70 năm nhưng di tích Điện Biên sẽ mãi nhắc nhở chúng ta về niềm tự hào, lòng biết ơn và trách nhiệm sống xứng đáng với những hy sinh xương máu của biết bao thế hệ cha ông.'

Đồi A1 trong những ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đồi A1 nằm ở phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nơi từng diễn ra những trận đánh ác liệt nhất, kéo dài nhất, có tính chất quyết định chiến dịch Điện Biên Phủ.

Cận cảnh đồi A1 sau 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Đồi A1 nằm ở phường Mường Thanh, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nơi từng diễn ra những trận đánh ác liệt nhất, kéo dài nhất, có tính chất quyết định chiến dịch Điện Biên Phủ.

Cận cảnh trận địa oanh liệt nhất chiến trường Điện Biên Phủ - Đồi A1

Cứ điểm A1 là trận đánh ác liệt nhất, kéo dài nhất, hy sinh nhiều nhất trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau 70 năm, A1 hôm nay vẫn sừng sững một thời 'hoa lửa'.

Đánh thức tiềm năng du lịch lịch sử ở Điện Biên

Những năm qua, Điện Biên đang tập trung 'đánh thức' tiềm năng du lịch lịch sử, quyết đưa mảnh đất này từng bước trở thành một trong những trung tâm du lịch trọng điểm về du lịch lịch sử, văn hóa, sinh thái, tâm linh trong khu vực.

Số hóa di tích, kéo du khách gần với Ðiện Biên

'Hệ thống quản lý, số hóa di tích, di sản văn hóa phi vật thể và hiện vật Bảo tàng tỉnh Ðiện Biên' với địa chỉ http://qldsvh.svhttdl.dienbien.gov.vn/ đã đi vào vận hành, khai thác từ ngày 1/6/2023. Tại đây, việc số hóa di tích bắt đầu được triển khai, dù chưa đồng bộ hoàn toàn nhưng đã cho những hiệu quả thiết thực, phục vụ tốt công tác quản lý và thu hút du khách trong, ngoài tỉnh tham quan, nghiên cứu.

Triển khai nhiều dự án điện phục vụ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Ðiện Biên Phủ

Nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định cho các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Ðiện Biên Phủ, Công ty Ðiện lực Ðiện Biên được Tổng Công ty Ðiện lực miền Bắc phê duyệt 7 danh mục đầu tư xây dựng với tổng mức đầu tư 56,498 tỷ đồng. Ðể các dự án hoàn thành đúng tiến độ phục vụ các hoạt động của lễ kỷ niệm, Công ty tập trung mọi nguồn lực triển khai dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình.

Cải tạo, sửa chữa các điểm di tích lịch sử

Với 45 điểm thành phần, di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Chiến trường Ðiện Biên Phủ là nơi ghi dấu chiến thắng vĩ đại của dân tộc Việt Nam trước thực dân xâm lược. Gần 70 năm trôi qua, nhiều công trình, di tích thành phần đã và đang xuống cấp, cần được cải tạo, sửa chữa nhằm tiếp tục phát huy giá trị về lịch sử, văn hóa và kinh tế. Ðây cũng là một trong những việc làm thiết thực, ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Ðiện Biên Phủ.

Kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo qua nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ XIV

Ðồng chí Mùa A SơnPhó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy ĐBP - Ðại hội đại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 được tổ chức thành công với chủ đề 'Nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Ðảng bộ; phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc; đẩy mạnh đổi mới toàn diện, tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng - an ninh; quyết tâm xây dựng tỉnh Ðiện Biên phát triển nhanh và bền vững'. Ðại hội đã đề ra 18 nhóm chỉ tiêu chủ yếu, 3 đột phá chiến lược, 8 nhiệm vụ trọng tâm, 6 nhóm chủ trương, giải pháp chủ yếu để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, song Ðảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực, với 10/18 nhóm chỉ tiêu chủ yếu cơ bản đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Ðại hội.

Trân quý giá trị lịch sử để phát triển Điện Biên hôm nay

Sức hút từ du lịch lịch sử Điện Biên trong những năm qua đã cho thấy sự trân quý, tri ân của thế hệ trẻ với những hy sinh lớn lao của thế hệ cha anh đi trước.

Chất lượng, tiến độ thi công được đặt lên hàng đầu

ĐBP - Công trình Ðền thờ liệt sĩ tại Chiến trường Ðiện Biên Phủ được xây dựng để tỏ lòng ghi nhớ, biết ơn công lao to lớn của các liệt sĩ đã hi sinh trong Chiến dịch Ðiện Biên Phủ; thể hiện đạo lý 'Uống nước nhớ nguồn' của dân tộc ta, đồng thời giáo dục, bồi dưỡng truyền thống cách mạng cho thế hệ mai sau. Công trình hiện đang được các đơn vị tích cực thi công với tinh thần khẩn trương, đảm bảo tiến độ, chất lượng...

Ðẩy mạnh giáo dục truyền thống lịch sử

ĐBP - Thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thanh, thiếu nhi với nhiều nội dung, hình thức phong phú. Góp phần nâng cao sự hiểu biết, niềm tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc; từ đó, bồi đắp lòng yêu nước trong thế hệ trẻ.

Di tích chiến trường Ðiện Biên Phủ - sản phẩm chủ lực của du lịch Ðiện Biên

ĐBP - Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Ðiện Biên Phủ được xác định là nguồn lực quan trọng, là tiềm năng lợi thế, sản phẩm chủ lực, nổi bật cho phát triển du lịch của Ðiện Biên. Chính vì vậy, phát huy được giá trị của các di tích này sẽ tạo điểm nhấn, thu hút khách tham quan trong nước và quốc tế, tạo nên sản phẩm du lịch đặc trưng và xây dựng nên thương hiệu du lịch Ðiện Biên. Không chỉ vậy, còn tạo sức thu hút các nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực du lịch, giải trí… góp phần đưa 'ngành công nghiệp không khói' của tỉnh phát triển.

Trăn trở nỗi niềm...

ĐBP - Những ngày tháng Bảy, dòng người dâng hương tại các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn đông hơn hẳn. Những bước chân chậm rãi, đứng lặng trước những hàng mộ. Những đôi mắt rưng rưng tìm kiếm, ngóng trông. Họ là thân nhân liệt sĩ từ xa lên thăm viếng, mang nhiều câu chuyện, nhiều tâm tư, làm cho chúng tôi hiểu hơn về sự mất mát, hi sinh cùng những nỗi niềm vẫn đau đáu mà chiến tranh để lại đến tận ngày hôm nay.

Cảm xúc và ý nghĩa 'Hành trình về nguồn' năm 2020

ĐBP - Chương trình 'Hành trình về nguồn của tuổi trẻ báo Ðảng các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và Thủ đô Hà Nội' năm 2020 được Báo Ðiện Biên Phủ đăng cai tổ chức trên mảnh đất Ðiện Biên Phủ anh hùng. Trong 2 ngày (5 - 6/6), chương trình đã diễn ra các hoạt động xã hội từ thiện, tham quan di tích lịch sử, gặp gỡ, giao lưu văn hóa, văn nghệ và trao đổi kinh nghiệm công tác giữa các nhà báo, đồng nghiệp của các đơn vị. Chương trình đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong mỗi đoàn công tác về mảnh đất và con người Ðiện Biên. Ðồng thời, từ những hoạt động xã hội từ thiện của chương trình cũng đã đem đến niềm vui, sự xúc động đối với những đơn vị, cá nhân được nhận hỗ trợ từ chương trình.

Tín hiệu tích cực của du lịch Ðiện Biên sau mùa dịch

ĐBP - Mặc dù đa dạng sản phẩm du lịch nhưng không thể phủ nhận, lịch sử là yếu tố chính thu hút du khách đến với Ðiện Biên. Ðể du lịch 'hồi phục' sau dịch bệnh, du lịch lịch sử ngày càng cần được đầu tư và đẩy mạnh tuyên truyền.

Nguy cơ 'đại trà hóa' Di tích quốc gia đặc biệt

Vào những ngày cuối cùng của năm 2019, có thêm bảy di tích được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, không khí đón nhận danh sách Di tích quốc gia đặc biệt được công bố đã bớt hào hứng đi rất nhiều. Kể từ năm 2009 đến nay, đều đặn mỗi năm một lần Chính phủ công nhận thêm các di tích quốc gia đặc biệt.

Bảo tồn văn hóa để phát triển du lịch

ĐBP - Ðiện Biên vẫn luôn được đánh giá là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Trong đó nổi bật là giá trị lịch sử của quần thể di tích cấp quốc gia đặc biệt Chiến trường Ðiện Biên Phủ và nền văn hóa phong phú, đa dạng nhiều màu sắc của 19 dân tộc. Ðể phát triển du lịch hiệu quả, bền vững thì trước hết phải phát huy được những giá trị quan trọng, cốt lõi ấy. Thế nhưng đến nay, ngoài chú trọng đầu tư bảo tồn các giá trị của di tích Chiến trường Ðiện Biên Phủ một cách tương đối bài bản thì việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa lại chưa đạt hiệu quả tương xứng với tiềm năng.

Tạo cơ sở để ngăn chặn xâm lấn di tích

ĐBP - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 22 di tích được công nhận xếp hạng, nhưng mới có 2 di tích là Thành Bản Phủ và Chiến trường Ðiện Biên Phủ được cắm mốc giới bảo vệ. Dù tất cả các di tích đã được khoanh vùng khu vực bảo vệ, tuy nhiên việc khoanh vùng mới chỉ thực hiện về mặt pháp lý, ghi trên bản đồ khoanh vùng của hồ sơ di tích; còn công tác quy hoạch thực địa, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho di tích chưa thực hiện, khiến một số di tích bị xâm hại, lấn chiếm.

Sớm khảo sát, bổ sung di tích thành phần Chiến trường Ðiện Biên Phủ

ĐBP - Ðể làm nên chiến thắng Ðiện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu', quân dân ta đã đổ biết bao mồ hôi, xương máu. Mỗi điểm di tích trong quần thể Di tích Chiến trường Ðiện Biên Phủ đều có giá trị, ý nghĩa to lớn, cần được cắm mốc, bảo vệ, trùng tu tôn tạo để các thế hệ sau hiểu được lịch sử hào hùng của dân tộc. Vì vậy, công tác nghiên cứu, khảo sát, tìm kiếm các di tích thành phần bổ sung vào danh mục Di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Ðiện Biên Phủ thực sự cần thiết.

Nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết

ĐBP - Di tích Chiến trường Ðiện Biên Phủ là nơi ghi dấu chiến thắng 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'' đã trở thành biểu tượng của sự kế thừa, phát huy truyền thống lịch sử vẻ vang của quân và dân Việt Nam. Năm 1962 Di tích Chiến trường Ðiện Biên Phủ đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT&DL)) xếp hạng là Di tích cấp quốc gia; đến năm 2009 được xếp hạng Di tích cấp quốc gia đặc biệt. Xác định được tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích, năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 'Dự án tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử Chiến trường Ðiện Biên Phủ', thời hạn thực hiện dự án trong 4 năm. Tuy nhiên, đến nay dự án đã kéo dài hơn 15 năm nhưng nhiều mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra vẫn chưa hoàn thành do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan.

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

ĐBP - Trong Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn nêu rõ quan điểm: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác...