Đưa tiến bộ khoa học và kỹ thuật đến gần người dân

Hướng tới xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững, thời gian qua, các đơn vị, cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh đã tập trung hướng dẫn, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp cho người dân và hội viên. Việc áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào phục vụ sản xuất nông nghiệp đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích.

Đến nay, cả nước có trên 670 ổ dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tại gần 50 địa phương, với số lợn tiêu hủy khoảng 49.400 con. Dịch tập trung nhiều ở các tỉnh: Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Sơn La. Điện Biên đã xuất hiện DTLCP với 560 con lợn phải tiêu hủy.

Hiệu quả mô hình chuyển đổi nông nghiệp sinh thái

Xây dựng nền nông nghiệp sinh thái là một trong những mục tiêu quan trọng mà tỉnh Điện Biên đang hướng đến để phát triển ngành nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường, tạo ra các sản phẩm an toàn. Bám sát mục tiêu đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nỗ lực khai thác những lợi thế, tiềm năng để phát triển nông nghiệp bền vững trên cả 3 khía cạnh kinh tế - xã hội - môi trường.

Phát triển nông nghiệp sạch, bền vững ở tỉnh miền núi Điện Biên

Tỉnh Điện Biên đang tận dụng tối đa các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, kết hợp với áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, hướng tới phát triển nông nghiệp sạch, bền vững.

Nông thôn mới Điện Biên nhiều khởi sắc

Nhiều năm qua, phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Điện Biên tạo nhiều dấu ấn. Đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 22 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 153 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã sẽ được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Gỡ khó nuôi thủy sản trên hồ thủy lợi, thủy điện

Tiềm năng phát triển nuôi thủy sản trên hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh là rất lớn, song chưa khai thác phát huy được nhiều. Có nhiều khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ, như: Chưa có chính sách khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế, doanh nghiệp đầu tư vào nuôi trồng thủy sản tại hồ chứa; hạ tầng phục vụ sản xuất thủy sản chưa được quan tâm đầu tư; việc cấp phép, cho chủ trương đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản trên hồ thủy điện đang còn bất cập…

Làm sao để phát huy hiệu quả 'kép' trong phát triển cây dược liệu?

Việc phát triển cây dược liệu không chỉ góp phần bảo tồn nguồn gen các loại cây thuốc quý, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân mà còn tạo ra vùng nguyên liệu bền vững cho ngành Y học cổ truyền.

Tiềm năng phát triển dược liệu dưới tán rừng ở Điện Biên

Việc phát triển cây dược liệu dưới tán rừng không chỉ góp phần bảo tồn nguồn gen các loại cây thuốc quý, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân mà còn tạo ra vùng nguyên liệu bền vững cho ngành Y học cổ truyền.

Sản xuất nông nghiệp gặp khó vì khô hạn

Vụ đông xuân 2022 - 2023, nông dân trong tỉnh đã gieo trồng hơn 9.885ha lúa nước; 121ha lúa nương; hơn 5.100ha ngô xuân hè; 6.348ha sắn; 327ha lạc... Hiện nay 90% diện tích lúa đông xuân đang trong giai đoạn chín (đối với trà sớm), ngậm sữa (đối với trà muộn); các loại cây trồng khác đang ở giai đoạn sinh trưởng mạnh. Tình trạng nắng nóng, khô hạn nhiều ngày qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến chu kỳ sinh trưởng các loại cây trồng cũng như tiến độ gieo trồng một số loại cây lương thực trên nương.

Phát triển cây dược liệu dưới tán rừng

ĐBP - Khai thác tiềm năng, lợi thế và liên kết trồng cây dược liệu dưới tán rừng, tạo ra chuỗi giá trị đã và đang mở ra hướng đi mới trên địa bàn tỉnh, góp phần chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế cho người dân.

Khai mạc Khóa Tập huấn cán bộ quản lý và kỹ thuật nông nghiệp tại Vân Nam, Trung Quốc

Sau 3 tháng chuẩn bị, ngày 25/10, tại Côn Minh, Trung Quốc đã diễn ra lễ khai giảng khóa tập huấn về kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao bằng hình thức trực tuyến cho cán bộ làm công tác quản lý và kỹ thuật nông nghiệp 6 tỉnh vùng Tây Bắc của Việt Nam và một số địa phương thuộc Vân Nam, Trung Quốc.

Kiểm soát an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp

ĐBP - Vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) trong lĩnh vực nông nghiệp là vấn đề được nhiều người đặc biệt quan tâm, bởi thực phẩm nông sản ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài tới sức khỏe con người. Nhằm quản lý, kiểm soát nguồn gốc thực phẩm tiêu thụ trên địa bàn, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường thanh, kiểm tra, giám sát sản phẩm nông lâm, thủy sản; góp phần tạo chuyển biến rõ nét trong công tác đảm bảo vệ sinh ATTP lĩnh vực nông nghiệp.

Khởi động cơ chế giao lưu hợp tác nông nghiệp giữa 5 tỉnh Việt Nam-Trung Quốc

Nông nghiệp là nội dung hợp tác quan trọng trong quan hệ giữa các tỉnh phía Bắc Việt Nam với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Tăng cường hợp tác nông nghiệp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

ĐBP - Chiều nay (22/2), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu tổ chức hội nghị trực tuyến giao lưu và hợp tác nông nghiệp năm 2022 lần thứ nhất với Sở Nông nghiệp - Nông thôn tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Phát triển chăn nuôi gia súc bền vững

ĐBP - Với nhiều tiềm năng về đất đai, nguồn thức ăn, lao động... thời gian qua ngành Nông nghiệp tỉnh đã định hướng, hướng dẫn người dân phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường.

Phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực

ĐBP - Với mục tiêu phát huy lợi thế đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng quy mô, chất lượng, tăng giá trị, bền vững, đáp ứng nhu cầu thị trường, tỉnh ta đang từng bước đẩy mạnh phát triển các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của địa phương.

Khó khăn trong thành lập hợp tác xã mắc ca

ĐBP - Để các dự án trồng mắc ca phát triển bền vững và mang lại lợi ích lâu dài cho người dân trên địa bàn, vừa qua, tỉnh ta đã ban hành kế hoạch và giao cho các cơ quan chuyên môn chủ trì, phối hợp với các địa phương, nhà đầu tư triển khai thành lập thí điểm các hợp tác xã (HTX) mắc ca. Tuy nhiên, sau hơn 2 tháng thực hiện, việc thành lập các HTX mắc ca còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn

ĐBP - Hiện nay, tỉnh ta đang triển khai 3 nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn gồm: Vốn ngân sách Nhà nước của Trung ương, địa phương; vốn tài trợ nước ngoài (ODA) và vốn doanh nghiệp đầu tư thông qua các chương trình, dự án. Tổng kinh phí đã thực hiện, giải ngân giai đoạn 2016 - 2020 là 7.672 tỷ đồng. Từ nguồn vốn được giao, các địa phương, chủ đầu tư thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, các dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; triển khai các mô hình khuyến nông, các dự án khoa học công nghệ và khắc phục hậu quả thiên tai. Ngoài ra, từ năm 2015 đến nay tỉnh ta đã thu hút, kêu gọi đầu tư được 24 dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông - lâm nghiệp với tổng số vốn đầu tư trên 10.380 tỷ đồng. Đến nay đã có 6 dự án hoàn thành và đi vào hoạt động.

Phát triển sản phẩm OCOP cần thực chất

ĐBP - Thực hiện Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP), đến nay toàn tỉnh đã có 35 sản phẩm OCOP cấp tỉnh từ 3 sao trở lên. Dù đã vượt 14 sản phẩm so với kế hoạch đề ra, song đa số các sản phẩm vẫn mang tính tự phát, sản xuất theo phương thức thủ công; chất lượng, mẫu mã hạn chế, thiếu sức cạnh tranh; nhiều sản phẩm chưa xây dựng thương hiệu, công bố chất lượng, thị trường tiêu thụ còn nhiều khó khăn...

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp

ĐBP - Bà Chu Thị Thanh Xuân, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Công tác chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất thời gian qua đã giúp nông dân tăng năng suất lao động, từng bước cải thiện cuộc sống. Kết quả đạt được của các dự án, đề tài, mô hình trình diễn hiệu quả đã góp phần thay đổi nhận thức, tư duy, tập quán sản xuất của nông dân. Trong lĩnh vực trồng trọt, người dân đã sử dụng các giống lúa có chất lượng cao, thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh tổng hợp; nhiều diện tích sản xuất lúa được cơ giới hóa đồng bộ từ làm đất, làm mạ, cấy và thu hoạch bằng máy...

Dịch tả lợn châu Phi bùng phát mạnh trở lại

ĐBP - Sau một thời gian được khống chế, hiện dịch tả lợn châu Phi đã bùng phát mạnh trở lại tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh. Từ đầu năm đến nay, số lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi phải tiêu hủy gần bằng cả năm 2020. Để chủ động kiểm soát, ngăn chặn và xử lý dứt điểm các ổ dịch tả lợn châu Phi, các cơ quan chức năng, địa phương cần tích cực triển khai các giải pháp, đặc biệt, người chăn nuôi tuyệt đối không chủ quan trước diễn biến dịch bệnh.