Đảng bộ và Nhân dân huyện Hậu Lộc ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3

Tính đến ngày 20/9, Ban vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiện tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo huyện Hậu Lộc (gọi tắt Ban vận động huyện Hậu Lộc) đã tiếp nhận số tiền 4 tỷ 080 triệu đồng từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn huyện. Số tiền vận động nhằm ủng hộ các địa phương, Nhân dân các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3.

Thanh niên Mường Lát quyết tâm lập thân, lập nghiệp

Huyện vùng cao Mường Lát với địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, hạ tầng giao thông khó khăn nên con đường lập thân, lập nghiệp, phát triển kinh tế của thanh niên nơi đây còn vất vả gian nan. Tuy vậy, với lòng yêu quê hương, quyết tâm và nhiệt huyết của tuổi trẻ, trên địa bàn huyện ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm với nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

Thanh Hóa: Sản phẩm OCOP khơi dậy tiềm năng, tạo sinh kế cho người nông dân

Chương trình OCOP được tỉnh Thanh Hóa triển khai hiệu quả đã từng bước khơi dậy tiềm năng, lợi thế kinh tế nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.

Dẻo thơm gạo nếp vùng biên

Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa không chỉ nhân rộng diện tích, phát triển các vùng sản xuất lúa nếp quy mô lớn mà còn chú trọng áp dụng khoa học – kỹ thuật, phát triển các giống lúa nếp đặc sản, nâng cao năng suất, chất lượng. Việc phát triển giống lúa nếp đặc sản tạo vùng sản xuất hàng hóa, giúp bà con nông dân tăng thu nhập, nâng cao đời sống, góp phần bảo tồn các gen quý giống lúa đặc sản. Qua đó, từng bước xây dựng thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm lúa nếp trên thị trường.

Phụ nữ dân tộc thiểu số đưa nông sản vùng cao nâng tầm OCOP

Vài năm trở lại đây, các huyện vùng cao phía Tây nổi lên một số sản phẩm OCOP được thị trường trong và ngoài tỉnh đánh giá cao, như: gạo nếp Cay Nọi, măng khô, thịt trâu gác bếp, thịt bò khô... và thật tự hào khi những đặc sản trên lại do những người phụ nữ dân tộc thiểu số 'chắp cánh'.

Khi phụ nữ vùng cao làm kinh tế

Dám nghĩ dám làm, sẵn sàng thay đổi để hiện thực hóa khát vọng thoát nghèo, từng bước phát triển kinh tế trên chính quê hương mình - những người phụ nữ ấy ví như 'hoa của bản', vừa thắm sắc lại tỏa hương, trở thành tấm gương sáng trong làm kinh tế nơi bản làng vùng cao.

Khởi sắc Yên Hưng

Chúng tôi có dịp về xã Yên Hưng (Sông Mã) những ngày tháng 7, cảm nhận rõ những đổi thay ở nơi đây. Những vườn nhãn ghép sai trĩu cành; trên cánh đồng, bà con đang khẩn trương gieo cấy lúa mùa; dọc tuyến đường ở trung tâm xã là những ngôi nhà xây kiên cố, nhiều dịch vụ, hàng hóa đa dạng, tạo diện mạo nông thôn mới ở xã vùng III Yên Hưng đang khởi sắc.