Những thông điệp 'xanh' vì môi trường!

Thời điểm chúng tôi đến Gành Son, những thông điệp được nhóm bạn trẻ treo khéo léo ngay từ lối đi, đập vào mắt những ai đi qua. Đó là các thông điệp 'Hãy xấu hổ! vì vứt rác ở Gành Son'; 'Mắt thấy rác rơi tay ơi nhớ nhặt'; 'Hãy để lại cho con cháu chúng ta một bãi biển xinh đẹp, đừng để lại rác'…

Gành Son – điểm 'giải nhiệt' lý tưởng dịp nghỉ lễ

Mùa hè biển êm, trời nắng nóng nên Gành Son là điểm lựa chọn của rất nhiều người dân địa phương đến hoạt động thể thao, tắm biển, thư giãn. Trong số đó, vẫn có một số du khách được người quen, bạn bè giới thiệu, đến đây để khám phá, check in, cắm trại…

Làng chài Gành Son

Nhìn từ trên cao xuống bờ biển, Duồng – Gành Son như một bức tranh đa sắc màu. Đỏ gạch của những dãy núi đất sét cứng như đá nhấp nhô; màu nâu đen của thúng chai, màu trắng của dải cát dài và màu xanh thẳm của đại dương mênh mông.

'Gành Son' – Bức tranh nghệ thuật của đất trời Bình Thuận

Gành Son (Tuy Phong, Bình Thuận) là một đồi đất sét đỏ do mưa gió bào mòn từ bao đời nay, để lại một vùng cảnh quan khá đặc biệt. Nơi đây sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, đầy nghệ thuật bởi sự hòa quyện của các gam màu từ thiên nhiên. Mời quý độc giả cùng Sài Gòn Tiếp Thị 'ghé thăm' Gành Son, thưởng thức và cảm nhận một địa danh được ví như bức tranh sơn thủy của đất trời.

Bãi biển Cổ Thạch đẹp tựa tiên cảnh khi bị rêu phủ

Bãi biển Cổ Thạch từ lâu đã nổi tiếng gần xa nhờ vẻ đẹp ấn tượng với những bãi đá như viên ngọc nhiều màu sắc hết sức sinh động và đẹp mắt.

Kiến tạo lợi thế cho du lịch Bình Thuận

Từ sự kiện nhật thực toàn phần ngày 24/10/1995, được thiên nhiên 'ban tặng' đến hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ cùng chiến lược phát triển bài bản, quy hoạch lâu dài, chính sách thu hút đầu tư cởi mở... các chuyên gia nhận định Bình Thuận đang đứng trước rất nhiều cơ hội và tiềm năng để định vị, kiến tạo lợi thế phát triển ngành công nghiệp không khói trở thành trung tâm du lịch - thể thao biển, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe mang tầm quốc tế.

Đừng để người dân làm du lịch... một mình

Một công nhân muốn thay đổi môi trường sống; một người làm dịch vụ nơi đất khách có chút kinh nghiệm muốn trở về; một gia đình ngư dân muốn gia tăng giá trị khai thác… tất cả đã và đang hào hứng vẽ thêm những chi tiết, mảng màu không thể thiếu cho bức tranh du lịch Bình Thuận ngày càng sinh động, phong phú và phù hợp hơn.

Lên rừng xuống biển - Nhiều lựa chọn hợp lí cho kỳ nghỉ sắp tới

Rất nhiều vùng biển vắng và hoang sơ nhưng vẻ đẹp không thua kém bất kỳ điểm đến nào đang thu hút du khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 này.

'Thiên đường resort' và những điểm đến say đắm lòng người ở Bình Thuận

Bình Thuận là một trong những địa phương có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử cùng với những địa danh nổi tiếng với nét đẹp hoang sơ của biển.

Kịp thời cứu nạn một ngư dân nguy kịch trên biển

Chiều 23-8, Trung tá Nguyễn Viết Hóa, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Hòa Minh (BĐBP Bình Thuận) cho biết, đơn vị vừa phối hợp cùng các lực lượng đưa 1 ngư dân bị nạn trên biển trong tình trạng nguy kịch đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Bình (Bình Thuận) để cấp cứu, điều trị.

Cấp cứu một ngư dân đang nguy kịch trên thúng chai

BTO- Theo tin từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, lúc 9 giờ sáng nay (23/8), Đồn Biên phòng Hòa Minh nhận được tin báo của nhân dân phát hiện một ngư dân nghi đã tử vong trên thúng chai tại khu vực biển cách Gành Son, xã Chí Công (Tuy Phong) khoảng 1 hải lý.

Khám phá nét hoang sơ dọc miền biển Tuy Phong, Bình Thuận

Tuy Phong là miền biển đầu tỉnh Bình Thuận. Nơi đây có nhiều bãi cát hoang sơ, yên bình và thắng cảnh thiên nhiên độc đáo.

'Thanh Minh trong tiết tháng 3'

Từ lâu, Thanh Minh đã trở thành một lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống dân tộc, thể hiện đạo đức, lòng thành kính 'uống nước nhớ nguồn' in sâu vào tâm trí mỗi người dân xứ Duồng.

Truyền thuyết biển Gành Son

Từ lâu, Gành Son là điểm du lịch, điểm của các nhà nhiếp ảnh tạo những bức ảnh tuyệt đẹp. Biển Gành Son thơ mộng. Thế nhưng, ít ai biết rằng Gành Son có tự bao giờ và tại sao có tên gọi Gành Son.

'Đánh thức' một thắng cảnh đẹp

Xóm Duồng nằm ngay eo biển cư dân không đông lắm, nhưng hầu hết họ là dân chài thứ thiệt, lâu đời. Thời gian rảnh rỗi thì người lớn, trẻ em thường đổ ra đường chơi, chuyện trò hoặc ngồi hóng mát. Người dân Duồng thấy đoàn chúng tôi vai mang vác máy ảnh, máy quay phim cồng kềnh biết ngay là đến núi đất sét đỏ Gành Son. Người dân làng chài nơi đây ít có thuyền lớn mà chủ yếu là họ đánh cá ven bờ, nhà nào cũng sắm từ 1 đến 3 chiếc thuyền thúng (thúng chai) để câu mực, thả lưới gần bờ hoặc làm phương tiện đưa người ra thuyền neo đậu ngoài xa. Vì thế, mà ven biển Gành Son thuyền thúng xếp lớp, kéo dài; có thúng lắp máy thủy cỡ nhỏ, nhưng nhiều thúng chỉ chèo bằng tay. Nhìn từ trên cao xuống bờ biển Duồng - Gành Son như một bức tranh đa sắc màu. Đỏ gạch của những dãy núi đất sét cứng như đá nhấp nhô; màu nâu đen của thúng chai, màu trắng của dải cát dài và màu xanh thẳm của đại dương mênh mông. Bờ biển Gành Son có nhiều đá lớn, hình thù đa dạng, na ná như biển Bình Thạnh. Vì thế, trước đây bờ biển Duồng - Gành Son ít ai nghĩ đến phát triển du lịch, nhưng bây giờ đã khác, bởi con người luôn muốn khám phá và chiêm ngưỡng vẽ đẹp của thiên nhiên và nét đẹp riêng của vùng biển xứ Duồng – Gành Son. Cảm nhận cái đẹp đó chỉ có thể là đến tận nơi Gành Son để khám phá. Tôi còn nhớ vào giữa năm trước, UBND tỉnh Bình Thuận đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu DOP thực hiện dự án khu du lịch thắng cảnh, văn hóa cộng đồng Gành Son với tổng diện tích hơn 6 ha. Người dân làng chài Chí Công (Tuy Phong) hy vọng thắng cảnh đẹp Gành Son như 'nàng công chúa áo đỏ' lộng lẫy sẽ được 'đánh thức'…

Gành Son – nét hoang sơ và tuyệt đẹp

Gành Son (Ghềnh Son) nằm ngay thị trấn Phan Rí Cửa, là một bãi biển ít được biết đến, còn rất hoang sơ và tuyệt đẹp. Có những dãy núi thấp màu đỏ với hang động cheo leo gập gềnh như bức tranh sơn thủy tuyệt vời được thiên nhiên khắc họa. Từ trung tâm TP. Phan Thiết, để đến được Gành Son, bạn đi theo con đường ĐT 716B, băng qua khu vực Bàu Trắng để đi ra quốc lộ 1A. Tiếp tục chạy thẳng khoảng 15 km nữa, bạn sẽ đến được địa phận của Gành Son. Trên thực tế, đây là vùng biển khá đẹp, nằm uốn mình bên những đồi đất sét có màu đỏ như son.

Trỗi dậy đi, Tuy Phong ơi!

Mấy ngày qua, cộng đồng mạng nói nhiều về một bộ phim chuẩn bị 'trình làng'. Cái tên rất hot: 'Tà Năng - Phan Dũng'. Một cung đường du lịch gây nhiều cảm xúc, được nâng lên tầm nghệ thuật qua con đường dễ đến với lòng người nhất - điện ảnh. Thêm một lần trong triệu triệu lần, 'Tuy Phong' với đầy đủ tên đất, tên người, tên cỏ cây lại nhấp nháy trên bản đồ du lịch Việt Nam vẫy chào du khách mọi miền.

Kỳ bí truyền thuyết Gành Son

Ai đã từng đến Tuy Phong có lẽ đã nghe qua danh tiếng Gành Son (Ghềnh Son) của xã Chí Công. Vẻ đẹp Gành Son tựa như một bức tranh sơn thủy được khắc họa dưới nét bút tuyệt vời của thiên nhiên. Thế nhưng, ít ai biết rằng Gành Son có tự bao giờ và tại sao có tên gọi Gành Son. Trong cuộc đi tìm về điều kỳ bí này, tôi đã được giải đáp từ một tài liệu lược sử hình thành vùng đất Tam Phan và địa danh Phan Rí.

Du lịch Gành Son sẽ được 'đánh thức'?

Nhắc đến địa danh Gành Son (xã Chí Công – huyện Tuy Phong), nhiều người trong và ngoài tỉnh đều biết đến bởi vẻ đẹp hoang sơ với những đồi cát nhiều hình thù màu đỏ đặc sắc. Nằm khép mình trên eo vịnh êm ả, thiên nhiên nơi đây tuyệt đẹp khiến bao chủ đầu tư đến khảo sát và vẽ nên một bức tranh du lịch mà dân địa phương bao đời hằng mơ ước. Thế nhưng, tại sao Gành Son bao năm vẫn như 'nàng công chúa' ngủ quên dù nhiều người đã cố tình đánh thức?

Du lịch Bình Thuận: Phát triển hài hòa giữa tự nhiên và văn hóa

Nguồn tài nguyên du lịch phong phú được khơi dậy, gắn với việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa đã đánh dấu cho sự vươn lên đầy ấn tượng của du lịch Bình Thuận.