Lũ sông Đáy vượt báo động 3, di dời khẩn cấp hơn 1.300 hộ dân

Lực lượng chức năng tỉnh Hà Nam đã di dời, sơ tán khẩn cấp hơn 1.300 hộ dân khi lũ sông Đáy vượt báo động 3

Lũ sông Đáy vượt báo động 3, Hà Nam di dời hơn 1.300 hộ dân

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Nam, vào hồi 17 giờ ngày 11/9/2024, mực nước trên sông Đáy tại Trạm Thủy văn Phủ Lý là 5,07m, vượt mức báo động 3 là 1,07m, mực nước trên sông Hồng tại Trạm Thủy văn Hưng Yên là 7,41m, vượt mức báo động 3 là 0,41m.

Hà Nam khẩn trương di dời hàng nghìn hộ dân bị ngập lụt đến nơi an toàn

Đến 7 giờ ngày 11/9, lũ trên sông Đáy đoạn qua thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đã vượt báo động 3 (4,93m tại Phủ Lý); lũ trên sông Hồng sắp đạt báo động 3. Hiện tại đã có hàng nghìn hộ dân sinh sống trên địa bàn các xã, phường ven sông Đáy, sông Châu Giang, sông Hồng của tỉnh Hà Nam đã bị nước ngập vào nhà gây mất an toàn; hệ thống công trình đê điều đã ghi nhận một số sự cố như sạt trượt, nước tràn qua mái đê.

Nỗ lực khắc phục sự cố sạt trượt trên đê hữu sông Hồng thuộc xã Tiến Thắng

Tuyến đê hữu sông Hồng có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác phòng chống thiên tai, bão, lũ, bảo vệ dân sinh, kinh tế trên địa bàn huyện Lý Nhân. Tuyến đê qua địa bàn huyện có chiều dài 27km, chạy dọc địa bàn 8 xã từ Nguyên Lý đến Hòa Hậu. Đây là tuyến đê quốc gia cần được bảo vệ an toàn khi xảy ra thiên tai, bão, lũ. Hiện chính quyền và lực lượng chức năng luôn ứng trực 24/24h để kịp thời xử lý khi có sự cố xảy ra.

Nâng cao chất lượng dịch vụ điện ở khu vực nông thôn

Nhằm giảm tổn thất điện năng và từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ điện ở khu vực nông thôn, thời gian qua ngành điện đã tập trung đầu tư nâng cấp lưới điện hạ áp và tăng cường công tác quản lý. Cách làm này đã giảm được 'vùng lõm' trong việc cung ứng dịch vụ điện, góp phần kịp thời phục vụ khách hàng sản xuất và sinh hoạt tốt hơn.

Quảng bá vẻ đẹp Hà Nam qua những bức ảnh nghệ thuật

Ảnh nghệ thuật là một trong những 'kênh' quảng bá khá hữu hiệu về văn hóa, phong cảnh, con người, ẩm thực… của các vùng, miền, địa phương. Phát huy thế mạnh này, những năm qua các nghệ sỹ nhiếp ảnh (NSNA) chuyên và không chuyên của tỉnh và trên cả nước đã chụp và giới thiệu nhiều bức ảnh đẹp về phong cảnh, làng nghề, ẩm thực, sinh hoạt văn hóa... của Hà Nam, qua đó lan tỏa vẻ đẹp, văn hóa, truyền thống của mảnh đất núi Đọi, sông Châu tới đông đảo người dân trong nước và bạn bè quốc tế.

Hà Nam: Phát triển đô thị xanh, thông minh, ứng phó với biến đổi khí hậu

Thực hiện các Nghị quyết của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển đô thị, tỉnh Hà Nam đã và đang nỗ lực, tập trung mọi giải pháp, nguồn lực để đầu tư xây dựng hạ tầng, từng bước thay đổi bộ mặt đô thị của tỉnh theo hướng xanh, thông minh, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tỉnh Hà Nam cũng đã đặt ra mục tiêu phát triển đô thị năm 2025 đạt trên 50%, năm 2030 đạt trên 60% và đến năm 2050 đạt trên 70%.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2024, Hà Nam đặt mục tiêu phấn đấu tổng vốn đầu tư đạt hơn 12.091 tỷ đồng, trong đó Chính phủ giao hơn 7.282 tỷ đồng; ngân sách cấp tỉnh hơn 3.018 tỷ đồng; ngân sách cấp huyện, xã hơn 1.790 tỷ đồng. Để hoàn thành kế hoạch trên, ngay từ những tháng đầu năm, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, ban quản lý dự án phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố tập trung thu ngân sách, giải phóng mặt bằng các dự án, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; hỗ trợ nhà thầu giải quyết các thủ tục hành chính, thi công công trình, bảo đảm giải ngân vốn theo đúng quy định.

Hà Nam: Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

UBND tỉnh Hà Nam vừa ban hành Quyết định số 1051/QĐ UBND về việc thực hiện Chương trình phát triển đô thị giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050. Theo đó, tỉnh này dự kiến sẽ điều chỉnh hệ thống địa giới hành chính và thành lập nhiều đô thị mới.

Những sản phẩm tiêu biểu của Hà Nam trưng bày tại Hội thảo khoa học Quốc gia '55 năm CAND thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh'

Mang đậm phong vị quê hương, đó là những sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Hà Nam trưng bày tại Hội thảo khoa học Quốc gia '55 năm CAND thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh', tổ chức tại Công an tỉnh Hà Nam ngày 15-8 tới đây.

Hà Nam: Điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập hàng loạt đô thị mới

thực hiện Chương trình phát triển đô thị giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nam dự kiến sẽ tiến hành điều chỉnh hệ thống địa giới hành chính và thành lập hàng loạt đô thị mới.

Hà Nam điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập loạt đô thị mới

UBND tỉnh Hà Nam cho biết dự kiến sẽ mở rộng phạm vi nội thành TP.Phủ Lý trong giai đoạn 2021- 2025 và 2026-2030; mở rộng phạm vi nội thị, thành lập TP.Duy Tiên trong giai đoạn 2026-2030; thành lập thị xã Kim Bảng và thành lập các phường thuộc thị xã trước năm 2025…

Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh Hà Nam vừa có quyết định về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Đổi thay ở các miền quê

Trong những đầu ngày thu tháng Tám, người dân cả nước hướng tới kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 -19/8/2024), lật lại những trang truyện ngắn của nhà văn Nam Cao (người làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân xưa nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân) – nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc giai đoạn 1930 – 1945 càng thêm tự hào về thành quả to lớn của Cách mạng Tháng Tám. 79 năm trước, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình, đem đến sự đổi thay kỳ diệu cho mỗi làng quê.

Tổng cục Hậu cần tặng quà các gia đình chính sách tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7-1947/27-7-2024), ngày 15-7, đoàn công tác của Tổng cục Hậu cần do Đại tá Nguyễn Bá Lịch, Phó chủ nhiệm Chính trị Tổng cục Hậu cần tổ chức gặp mặt, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Công an phường Hòa Mạc kịp thời cứu người phụ nữ định nhảy cầu tự tử

Ngày 6/7/2024, Công an phường Hòa Mạc, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam cho biết đơn vị đã kịp thời cứu thành công 01 người phụ nữ định nhảy cầu Hòa Mạc tự tử.

Cán bộ Công an phường cứu người phụ nữ định nhảy cầu tự tử

Ngày 6/7, Công an phường Hòa Mạc, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam cho biết đơn vị đã kịp thời cứu thành công 1 người phụ nữ định nhảy cầu Hòa Mạc tự tử.

Tân Biên: Tai nạn giao thông nghiêm trọng tại xã Hòa Hiệp

Khoảng 14 giờ 15 phút ngày 10.6, tại địa phận đường huyện- đoạn qua tổ 11, ấp Hòa Đông A, xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương.

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngành xây dựng

Chủ đầu tư nợ vốn kéo dài, giá vật liệu xây dựng (VLXD) tăng cao so với giá Nhà nước công bố, sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm, trong khi đó giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao... đó là những khó khăn của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng. Nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất, hoặc thi công các dự án cầm chừng và cắt giảm sản lượng, cho công nhân nghỉ việc. Thực trạng trên rất cần sự vào cuộc của các cấp, ngành chức năng để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

Đường nối Quốc lộ 1A với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình được đầu tư gần 5.000 tỷ đồng

Tuyến đường kết nối Quốc lộ 1A giao với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình được xây dựng theo quy mô đường cấp III đồng bằng, có tổng mức đầu tư 4.950 tỷ đồng.

16 năm tù cho giám đốc lừa đảo xin việc vào các cơ quan Nhà nước

Ngày 7/6, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm và tuyên phạt 16 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Thu Hương (sinh năm 1973, trú tại phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) về tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản' theo quy định tại Điều 174, khoản 4, điểm a - Bộ luật Hình sự.

Đầu tư gần 5.000 tỷ làm đường nối Quốc lộ 1A với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình

Tuyến đường kết nối Quốc lộ 1A giao với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình có tổng mức đầu tư 4.950 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 2.500 tỷ và tỉnh Hà Nam 2.450 tỷ.

Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án giao thông trọng điểm

Thực hiện chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh tại Thông báo số 1421/TB-VPUB ngày 22/4/2024 của Văn phòng UBND tỉnh về tập trung đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) xây dựng các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh cơ bản hoàn thành trước ngày 30/05/2024. Bám sát sự chỉ đạo đó, thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương đã triển khai nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh công tác thu hồi đất bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư thi công công trình nhằm bảo đảm tiến độ, kế hoạch đề ra.

Phát triển đô thị theo hướng tăng trưởng xanh, thông minh

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 15/9/2021 của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết số 16), tỉnh Hà Nam đã, đang tập trung chỉ đạo, huy động mọi nguồn lực cho công tác phát triển đô thị và đạt được nhiều kết quả tích cực. Đến hết năm 2023, tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đạt 48,1%; huyện Kim Bảng được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại IV, tiến tới thành lập thị xã trước năm 2025; thành phố Phủ Lý phát triển theo mô hình đô thị tăng trưởng xanh và thông minh.

Đẩy nhanh tiến độ thi công đường nối hai đền Trần

Đường nối hai đền Trần nằm trên địa bàn huyện Lý Nhân có chiều dài 14,6 km thuộc Dự án đường liên kết vùng trục đông tây tỉnh Hà Nam. Đây là dự án giao thông quan trọng, nhà thầu phấn đấu đến cuối năm 2024 sẽ cơ bản thông xe kỹ thuật. Tuy nhiên, trong thời gian này trên toàn tuyến việc bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư vẫn còn nhiều điểm gặp khó khăn, vướng mắc.

COP 26: Báo động đỏ ô nhiễm làng nghề

Không thể phủ nhận những lợi ích kinh tế mà các làng nghề đã và đang đem lại, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Nhưng trong quá trình phát triển, khá nhiều làng nghề ở nước ta đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, rác thải, nhất là nước thải… ngày một gia tăng. Ô nhiễm đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khỏe người dân. Giải quyết tình trạng ô nhiễm làng nghề vẫn là bài toán khó, chưa có lời giải.

Lý Nhân tập trung giải tỏa vi phạm hành lang bảo vệ đê sông Hồng

Huyện Lý Nhân có hơn 27 km đê hữu Hồng, chạy dọc địa bàn 8 xã, từ Nguyên Lý đến Hòa Hậu. Đây là tuyến đê quốc gia cần được bảo vệ an toàn khi xảy ra thiên tai, bão, lũ. Do đó việc giải tỏa hành lang đê hữu Hồng luôn được huyện quan tâm và xác định là nhiệm vụ quan trọng giúp bảo đảm công tác tuần tra, canh gác, phát hiện và xử lý kịp thời sự cố có thể xảy ra.

Hiệu quả phong trào thi đua 'Dân vận khéo' ở xã Trần Hưng Đạo

Những năm gần đây, Đảng bộ xã Trần Hưng Đạo (Lý Nhân) đã triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong đó, xã xác định phong trào thi đua 'Dân vận khéo' là hướng đi, nhiệm vụ chính xuyên suốt trong quá trình tổ chức thực hiện.

Đẩy mạnh giáo dục văn hóa, lịch sử địa phương trong trường học

Thời gian qua, việc đưa chương trình giáo dục văn hóa truyền thống, lịch sử địa phương vào giảng dạy trong trường học đã được đông đảo giáo viên, học sinh các nhà trường trên địa bàn tỉnh đón nhận tích cực. Qua đó, từng bước bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về truyền thống dân tộc và hình thành năng lực, phẩm chất cần thiết cho các thế hệ học sinh.

Tiếp sức con nông dân vượt khó

Nhằm đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả Chương trình 'Tiếp sức con nông dân vượt khó' do Hội Nông dân (HND) tỉnh phát động, năm qua, HND các cấp đã tổ chức triển khai nhiều hoạt động thiết thực, như: Tặng xe đạp, trao học bổng cho học sinh, trao bò sinh sản, tặng thẻ bảo hiểm y tế cho gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn… giúp nhiều hộ hội viên, con nông dân vượt khó vươn lên trong cuộc sống, học tập.

Thăm ngôi nhà Bá Kiến hơn 100 năm tuổi ở làng Vũ Đại

Ngôi nhà của Bá Kiến (tên thật là Bá Bính) nằm trong khu đất rộng 900m2 tại làng Vũ Đại (nay là Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Ngôi nhà đặc biệt này đã tồn tại hơn 100 năm, trải qua 7 đời chủ, từ lâu trở thành điểm tham quan của du khách thập phương.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng nước sạch

Những năm qua việc kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch tại các nhà máy sản xuất nước sạch trên địa bàn tỉnh chủ yếu do Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nam trực tiếp thực hiện lấy mẫu phân tích theo quy chuẩn của Bộ Y tế. Hằng tháng, CDC tỉnh kiểm tra, công bố kết quả nhóm A với 8 chỉ tiêu; mỗi năm 2 lần kiểm tra đánh giá kết quả nhóm B với 41 chỉ tiêu ở từng đơn vị. Ngoài ra, các ngành chức năng cũng tăng cường phối hợp kiểm tra đột xuất về chất lượng nước sạch tại một số nhà máy.

Lý Nhân phát huy giá trị di sản trong phát triển du lịch

'Nam Xang tứ cố đại hà' - Nam Xang là tên cũ của huyện Lý Nhân, nơi đây bốn mặt đều có sông lớn bao quanh (sông Hồng, sông Châu, sông Long Xuyên). Chính địa hình đó đã giúp cho vùng đất này lưu giữ được nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể vô cùng phong phú, độc đáo và riêng có. Để bảo tồn và phát huy lợi thế đó trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển du lịch, Lý Nhân rất cần phải có những định hướng, kế hoạch và mục tiêu phù hợp.

Thanh Liêm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách

Năm 2023, nguồn vốn ủy thác qua NHCSXH của huyện Thanh Liêm là 1 tỷ đồng, năm 2024 tăng lên 1,2 tỷ đồng đưa tổng số vốn ủy thác lên 6 tỷ 031 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,08% trên tổng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn.

Cá kho làng Vũ Ðại

Làng Vũ Ðại là tên gọi trong tác phẩm của Nhà văn Nam Cao, nguyên mẫu là làng Ðại Hoàng, nay là thôn Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Nam Ðịnh. Nơi đây nổi tiếng với món cá kho trong niêu đất.

Thăm 'làng Vũ Đại' trong văn chương

'Làng Vũ Đại' thực chất có tên là làng Đại Hoàng, trước đây thuộc Tổng Cao Đà, huyện Nam Sang; nay là xóm 11, thôn Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

'Tuyết hoang' - Mặt sau tấm huân chương trên ngực người trai 'làng Vũ Đại'

Dù sinh ở Hà Nội, nhưng 'làng Vũ Đại' (làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) lại góp phần nuôi dưỡng tâm hồn nhà văn Trần Quốc Quân.

Hương vị Tết với cá kho Vũ Đại

Từ một món ăn truyền thống làng quê, cá kho làng Vũ Đại xuất phát từ vùng đất Đại Hoàng xưa (nay là xã Nhân Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam) trở thành món quà không thể thiếu trong dịp Tết, Xuân về.

Nhớ nhà văn Nam Cao

'Con cháu chúng tôi sẽ thả những bè hoa súng nơi hồ nước trong khu tưởng niệm, để quanh năm hoa nở bên cha, mong cha yên nghỉ nơi miền quê mà ông luôn nặng lòng, gắn bó', bà Trần Thị Kim Khuyên - con dâu thứ của nhà văn Nam Cao khẽ khàng nói.

Cá kho làng Vũ Đại đỏ lửa ngày Tết

Làng Vũ Đại gắn với văn học nước nhà, ăn sâu vào tiềm thức bao thế hệ nhiều học sinh qua tác phẩm 'Chí Phèo' của nhà văn Nam Cao. Làng Vũ Đại ngày nay trở thành điểm du lịch hút khách khi đến với quê hương Hà Nam.

Người dân làng Vũ Đại kiếm bạc tỷ nhờ món cá kho

Món cá kho làng Vũ Đại có giá nửa triệu/niêu vẫn hút khách vào dịp Tết, mang lại doanh thu tiền tỷ mỗi năm cho các hộ kinh doanh.

Cá kho làng Vũ Đại tất bật dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Cứ vào dịp Tết, người dân làng Vũ Đại (xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) lại hối hả với những nồi cá kho phục vụ nhu cầu của người dân khắp mọi miền Tổ quốc.

Kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ làm cá kho Vũ Đại dịp cận Tết

Hình ảnh người dân làng Vũ Đại đeo mặt nạ làm món cá kho truyền thống có giá lên tới cả triệu đồng/niêu đã trở nên quen thuộc mỗi dịp cận Tết Nguyên đán.

Làng Vũ Đại đỏ lửa kho cá ngày giáp Tết

Những ngày này, người dân làng Vũ Đại (xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam) tất bật kho cá phục vụ khách dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Chuối Ngự Đại Hoàng tỏa hương trong Tết

Ngày Tết, đối với gia đình Việt luôn có mâm ngũ quả dâng cúng đặt trên bàn thờ tổ tiên, trong đó nải chuối là trung tâm. Với danh xưng 'Chuối tiến Vua' từ xa xưa, năm 2012 lại được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam công bố nằm trong top 50 loại trái cây đặc sản Việt Nam, chuối Ngự Đại Hoàng (Hòa Hậu, Lý Nhân) không chỉ là món quà quý ngày thường, mà còn là lựa chọn hàng đầu cho các gia đình mua về dâng cúng tổ tiên dịp Tết.

Đeo mặt nạ phòng độc kho cá, người làng Vũ Đại kiếm tiền triệu mỗi ngày

Những người làm nghề kho cá bằng củi ở làng Vũ Đại những ngày này phải đeo mặt nạ phòng độc hoặc liên tục chạy ra ngoài để... dễ thở. Đổi lại sự cực nhọc đó, họ được trả tiền công 1 triệu đồng mỗi ngày.

Cá kho của làng Vũ Đại giá 2 triệu/nồi có gì đặc biệt?

Làng Vũ Đại từ lâu nổi tiếng với món ăn dân dã truyền thống cá kho. Cứ độ gần Tết Nguyên đán, các nhà trong làng Vũ Đại (nay là Nhân Hậu), huyện Lý Nhân, Hà Nam lại tất bật kho cá thâu đêm để kịp cung ứng ra thị trường.

'Làng cá kho' Vũ Đại đỏ lửa đón Tết

Làng Vũ Đại 'nổi tiếng' qua mối tình Chí Phèo - Thị Nở trong tác phẩm của cố nhà văn Nam Cao, giờ đây được nhắc đến nhiều với những niêu cá kho cổ truyền có giá tiền triệu, được người tiêu dùng săn lùng để thưởng thức và biếu tặng mỗi dịp Tết đến xuân về…