Chớ rước họa vì cai thuốc lá cấp tốc!

Gần đây, trên thị trường xuất hiện nhiều loại sản phẩm được quảng bá là dùng để cai nghiện thuốc lá nhanh chóng, dễ dàng. Nhiều người đã không ngần ngại móc hầu bao mua các loại 'thần dược' này để mong đoạn tuyệt với thuốc lá, nhưng công dụng chẳng thấy đâu mà ngược lại còn rước thêm họa vào thân.

Những người phải kiêng ăn tỏi nếu không muốn rước bệnh

Tỏi rất giàu chất dinh dưỡng và là vị thuốc từ thiên nhiên, nhưng nếu ăn không đúng cách có thể bạn sẽ rước thêm bệnh vào người.

Cảnh báo lạm dụng thuốc, thực phẩm chức năng trong mùa dịch

Các bác sĩ chuyên khoa gan mật, tim mạch… cảnh báo việc sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng quá mức cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn dịch COVID-19.

Sản phẩm chữa tóc bạc sớm, rụng tóc: Chỉ là quảng cáo 'lố' tính năng

Theo các chuyên gia, bạc tóc sớm có thể là do bệnh lý. Hiện chưa có phương pháp nào điều trị hữu hiệu và triệt để bạc tóc và hói đầu.

Hiểu đúng về triết lý Âm – Dương trong thực dưỡng

'Thực dưỡng' về mặt ngữ nghĩa là phương pháp dưỡng sinh bằng cách ăn uống hòa hợp với thiên nhiên. Phương pháp Ohsawa – do triết gia người Nhật George Ohsawa khởi xướng – cũng là một trong những cách ăn uống để dưỡng sinh, điều hòa cơ thể.Trước nhiều nhận định về sự 'thần kỳ' chữa bách bệnh của chế độ ăn thực dưỡng, lương y Đinh Công Bảy – Tổng thư ký Hội Dược liệu TPHCM đã trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị về lý thuyết ăn uống điều hòa Âm – Dương trong phương pháp này. Theo ông, các phương pháp dưỡng sinh và trị liệu của Đông y đều lấy việc cân bằng Âm – Dương làm mục tiêu cần thực hiện để bảo vệ sức khỏe của con người.– SGTT: Thưa lương y, phương pháp thực dưỡng được cho là chế độ ăn uống thuận theo thuyết Âm – Dương, ngũ hành. Vậy cơ sở của lý thuyết này là gì? – Lương y Đinh Công Bảy: Âm – Dương là một cặp phạm trù của triết học phương Đông. Người xưa cho rằng vũ trụ hình thành và phát triển là do hai yếu tố cơ bản: Âm – Dương với bốn quy luật: đối lập, hổ căn, tiêu trưởng và bình hành. Nói một cách dễ hiểu: tuy Âm – Dương đối lập nhưng vẫn thống nhất và hỗ trợ cho nhau. Nếu Âm suy thì Dương vượng và ngược lại. Như vậy, trong cơ thể con người, hai yếu tố này cũng phải tuân theo các quy luật đó. Học thuyết Âm – Dương là nền tảng của y học phương Đông. Các phương pháp dưỡng sinh và trị liệu của Đông y đều lấy việc cân bằng hai yếu tố này là mục tiêu để bảo vệ sức khỏe của con người. – Đối với phương pháp ăn uống cân bằng Âm – Dương (ăn uống để dưỡng sinh) thì cần lưu ý những điểm nào?– Đối với việc sử dụng thực phẩm hoặc dược liệu cũng cần quan tâm đến vị của chúng. Nếu lạm dụng sẽ dẫn đến tổn thương cho ngũ tạng. Hoàng Đế nội kinh viết: Âm được sinh ra lấy gốc ở ngũ vị; nhưng ngũ tạng thuộc Âm lại bị 'thương' cũng bởi ngũ vị. Vì thế, thức ăn quá nhiều vị chua (toan), Can khí sẽ thịnh, Tỳ khí bị tuyệt. Thức ăn quá nhiều vị mặn (hàm), khí của đại cốt bị lao thương, cơ nhục bị co ngắn lại, Tâm khí bị uất ức. Thức ăn quá nhiều vị ngọt (cam), khí của Tâm làm cho suyễn và