Khi yêu thương dẫn lối

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu' do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức mở ra cơ hội cho hàng trăm trẻ thiếu may mắn trên toàn tỉnh được tiếp thêm niềm tin, nghị lực hướng đến một tương lai tươi sáng hơn. Thông qua chương trình này, các cấp hội LHPN trên địa bàn tỉnh đã vận động, kết nối cán bộ, hội viên, các tập thể, cá nhân hảo tâm mở rộng vòng tay yêu thương, trở thành điểm tựa cho trẻ mồ côi vươn lên trong cuộc sống.

Nâng cao vị thế của phụ nữ, trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số. Bài 4: Thúc đẩy bình đẳng giới, tăng quyền năng của phụ nữ dân tộc thiểu số

Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến công tác phụ nữ và bình đẳng giới (BĐG), nhất là ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, công tác BĐG vùng DTTS trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến đáng kể, từng bước thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để nữ giới và nam giới DTTS thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, cùng phát huy khả năng để đóng góp chung vào sự nghiệp xây dựng đất nước.

Xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đề ra chủ trương thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra ở từng thời điểm, giai đoạn cụ thể. Nhờ đó, khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được tăng cường, tạo sức mạnh thúc đẩy phát triển KT-XH, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền, thành phần dân tộc, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường, phát huy, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Bình đẳng giới không chỉ dành riêng cho phụ nữ

Trước đây, truyền thông về bình đẳng giới chủ yếu đề cập dưới góc độ phụ nữ là phái yếu, là nạn nhân của bất bình đẳng. Vì thế mà hầu hết các chương trình, hành động đều hướng đến đối tượng phụ nữ làm trung tâm. Tuy nhiên, thực tế cuộc sống hiện nay cho thấy bình đẳng giới cần được quan tâm cho cả nam giới và nữ giới.

Tập trung thực hiện mô hình phòng, chống bạo lực gia đình

Những năm qua, các cấp hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) đã triển khai nhiều hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) hiệu quả. Bằng việc triển khai thực hiện Dự án 8 về 'Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em' thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), giai đoạn I từ 2021-2025, các hoạt động phòng, chống BLGĐ càng có ý nghĩa thiết thực hơn. Qua đó, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc.

Đổi mới, linh hoạt các phong trào thi đua yêu nước của phụ nữ

Không ngừng đổi mới trong chỉ đạo, linh hoạt trong thực tiễn hoạt động, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Trị thu hút, tập hợp được các tầng lớp phụ nữ cùng đoàn kết, sáng tạo, khơi dậy tinh thần, ý thức trách nhiệm của phụ nữ đối với bản thân, gia đình và cộng đồng. Nhiều phong trào hoạt động của hội LHPN các cấp đã thực sự đi vào đời sống, trở thành động lực thúc đẩy phụ nữ vượt qua khó khăn, thi đua yêu nước để không ngừng phát triển.

Hiệu quả thực hiện bình đẳng giới ở Đakrông

Sau gần 3 năm triển khai thực hiện trên địa bàn huyện miền núi Đakrông, Dự án 8 'Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em' (Dự án 8) đã góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới (BĐG) và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em (PN&TE) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.