Phát hiện cơ sở tái chế dầu lậu giữa rừng cao su

Hành vi tái chế dầu nhớt đã qua sử dụng khi không có giấy phép là hành vi vi phạm pháp luật về việc xử lý chất thải nguy hại. Dù vậy, vì lợi nhuận, một số cơ sở lợi dụng vào khu vực giáp ranh đã tự ý thu, mua, tái chế để bán ra thị trường kiếm lời. Ghi nhận của phóng viên Truyền hình Quốc hội tại khu vực giáp ranh giữa 2 tỉnh Thanh Hóa – Ninh Bình.

Thái Nguyên: Dân 'lầm than' khi sống cạnh mỏ than

Thời gian qua, đường dây nóng của Truyền hình Quốc hội Việt Nam liên tục nhận được phản ánh của hàng trăm cử tri sinh sống cạnh các mỏ than trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, về tình trạng sụt lún, mất tư liệu sản xuất, canh tác, họ luôn phải sống trong cảnh thấp thỏm sống trong lo sợ, cuộc sống bị đảo lộn hoàn toàn.

Vụ chôn gỗ lậu tại mỏ cát kỷ luật nhiều cán bộ

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kon Tum cho biết, hạt Kiểm lâm huyện Đắk Hà đã họp kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm tập thể và các cá nhân liên quan vụ khai thác rừng trái phép tại tiểu khu 327, thuộc xã Đăk Pxi, huyện Đắk Hà. Vụ việc này được phát hiện khi cơ quan chức năng mở rộng điều tra một bãi tập kết gỗ lậu trong một mỏ khai thác cát ở gần đó.

Bao giờ xử lý dứt điểm các sai phạm ở gầm cầu?

Tiếp tục câu chuyện về việc tự ý lấn chiếm, 'xẻ thịt' đất ở dưới gầm cầu, nơi bị cấm nhưng các sai phạm vẫn tiếp diễn trong nhiều năm qua. Đối với những đô thị lớn, đất ở gầm cầu được xem là vị trí vàng để phát triển các ngành nghề dịch vụ, vì lợi nhận, không ít cá nhân, tổ chức bỏ qua quy định cấm. Việc xử lý dứt điểm, để đảm bảo an toàn hành lang giao thông, vẫn đang bị bỏ ngỏ?

Hưng Yên: 'Bỏ quên' xử lý khu phố tái chế nhựa Dị Sử

Tiếp tục câu chuyện hàng trăm hộ dân tại tổ dân phố Phan Bôi, phường Dị Sử, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhiều năm nay vẫn phải sống chung với ô nhiễm bởi hoạt động của các cơ sở tải chế nhựa. Chính quyền địa phương thì vẫn lúng túng, trong công tác xử lý thậm chí là bỏ ngỏ, trách nhiệm thì bị đùn đẩy, mặc dù lệnh cấm hoạt động đã được UBND tỉnh đưa ra cách đây 4 năm.

Hưng Yên: Phố tái chế nhựa bị cấm, nhưng vẫn sôi động

Qua đường dây nóng của Chuyển động 365, tình trạng hàng trăm hộ dân tại tổ dân phố Phan Bôi, phường Dị Sử, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhiều năm nay vẫn phải sống chung với rác thải và ô nhiễm. Nhất là mỗi khi những xưởng tái chế nhựa hoạt động. Mặc dù 4 năm trước, chính quyền địa phương đã thu hồi bằng công nhận làng nghề tái chế phế liệu này.

Hàng ngàn hộ dân Vĩnh Phúc 'sống mòn' bên trang trại lợn

Thời gian qua, đã không ít cử tri ở tỉnh Vĩnh Phúc phản ánh đến đường dây nóng của THQHVN về tình trạng, cứ trại lợn đi tới đâu thì môi trường bị ô nhiễm tới đó, cuộc sống của người dân thì bị đảo lộn, dù đã nhiều lần kiến nghị tới chính quyền địa phương. Song nguyện vọng chính đáng về một môi trường sống trong sạch gần như bị bỏ quên.

Tràn lan khách sạn 'tự phong sao', cơ quan quản lý dừng lại ở việc nhắc nhở, phần thiệt vẫn là ở khách du lịch

Một số cơ sở lưu trú ở nhiều địa phương, tự phong sao để nâng hạng, thu hút du khách. Dù đã có những quy định cụ thể để xử lý những vi phạm này. Song trên thực tế hành vi tự phong sao tới thời điểm này chỉ dừng lại ở mức xử lý vi phạm hành chính. Nếu so với lợi nhuận khủng thu về, vào mỗi mùa cao điểm du lịch, thì nhiều chủ cơ sở lưu trú vẫn bất chấp các quy định của pháp luật là điều dễ hiểu.

Mất điểm du lịch khi các địa phương thiếu quản lý để các khách sạn tự phong sao không tương xứng với chất lượng

Theo quy định của Luật Du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú được tự nguyện đăng ký xếp hạng sao, việc được cấp đánh giá về thứ hạng sao phải được các cơ quan quản lý nhà nước thẩm định, đánh giá. Tuy nhiên, trên thực tế tại một số địa phương, tình trạng một số cơ sở lưu trú, khách sạn tự phong sao để quảng bá, thu hút du khách đã diễn ra.

Cụm công nghiệp làng nghề bị biến tướng: Có hay không chuyện 'làm luật'?

Sau khi được giao đất và cho thuê đất, tình trạng xây dựng trái phép, phân lô bán nền, sử dụng đất không đúng mục đích đã xảy ra ở nhiều nơi… gây ra những hệ lụy cho môi trường, ô nhiễm bủa vây đời sống người dân, phá vỡ quy hoạch. Đây không phải là câu chuyện hiếm, vậy giải pháp nào để khắc phục tình trạng trên.

Độc lạ đất cụm công nghiệp làng nghề lại được phân lô bán nền, xây biệt thự, nhà hàng

Cả nước hiện có khoảng hơn 4.000 cụm công nghiệp làng nghề, từ làng nghề phát triển lên cụm công nghiệp là chủ trương đúng đắn, nhằm quy hoạch lại làng nghề theo hướng bài bản, bền vững, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Thế nhưng, tại một số cụm công nghiệp làng nghề lại xảy ra tràn lan các vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng.

Khen thưởng đoàn cứu hộ nhân đạo tại Thổ Nhĩ Kỳ

Sáng 24/2, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ tuyên dương Đoàn công tác Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Làm du lịch như người Dao trên cao nguyên đá

Được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cảnh sắc thơ mộng, hùng vĩ giữa bạt ngàn núi rừng của cao nguyên đá Hà Giang. Nhiều năm trở lại đây, người đồng bào dân tộc Dao đã biết phát triển kinh tế từ du lịch cộng đồng, thu hút hàng vạn du khách thập phương đến với các bản làng hoang sơ, thơ mộng. Từ đó, đời sống của người dân đã dần thay đổi, bản làng đã đổi thay trên cao nguyên đá.

Khai thác đất giữa lòng Thủ đô, đêm nhộn nhịp, ngày kín cổng tường rào

Gần đây đường dây nóng Chương trình 365 liên tiếp nhận được phản ánh của người dân trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội về tình trạng bất thường trong việc khai thác và vận chuyển đất, nghi là đất sét hoa đào. Nhóm Phóng viên truyền hình Quốc hội Việt Nam đã ghi nhận sự việc

Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy Hòa Bình vào cuộc vụ nghìn tấn rác đổ giữa rừng

Liên quan đến câu chuyện hàng nghìn tấn rác thải chưa qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường tại tỉnh Hòa Bình trong các phóng sự Truyền hình Quốc hội Việt Nam đã đưa tin. Mới đây Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Hòa Bình tiến hành kiểm tra, lắng nghe UBND báo cáo để có căn cứ báo cáo Ủy ban kiểm tra TW và Thường trực Tỉnh ủy, đồng thời xác định nguyên nhân trong việc dẫn đến chậm xử lý, giải quyết.

Hà Nội: Đình chỉ toàn bộ các quán karaoke ở Hoài Đức do không đảm bảo phòng cháy chữa cháy

Do nhiều quán karaoke tại huyện Hoài Đức trong giai đoạn bị đình chỉ vì vi phạm phòng cháy chữa cháy nhưng vì lợi nhuận nên bất chấp pháp luật hoạt động chui, tiềm ẩn nhiều rủi ro, công an huyện Hoài Đức đã quyết định đình chỉ toàn bộ các quán karaoke không đảm bảo này.

Thâm nhập những quán karaoke 'chui', không phép, không gắn biển ở Hà Nội

Trước thực tế liên tiếp xảy ra các vụ hỏa hoạn thương tâm tại quán karaoke, Thủ tướng Chính phủ đã ra văn bản yêu cầu các bộ ngành liên quan và các địa phương trong cả nước tăng cường siết chặt công tác quản lý về kinh doanh dịch vụ karaoke. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc rà soát công tác cấp phép; đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ…

Hòa Bình: Hàng chục nghìn tấn rác tồn đọng, địa phương nói gì?

Tiếp tục câu chuyện về hàng nghìn tấn rác thải chưa qua xử lý đang được tập kết lộ thiên gây ô nhiễm môi trường tại tỉnh Hòa Bình đã được Bản tin chuyển động 365 liên tục đưa tin trong những ngày qua. Làm việc với nhóm phóng viên Truyền hình Quốc hội Việt Nam, địa phương đã đưa ra những lý giải cho việc ùn ứ.

Rác bủa vây người dân ở Hòa Bình

Đường dây nóng Bản tin 365 liên tục nhận được phản ánh của hàng nghìn người dân tại tỉnh Hòa Bình, nhiều năm nay điêu đứng vì ô nhiễm môi trường khi sống chung với những bãi tập kết rác lộ thiên, chưa qua xử lý. Người dân đang trông chờ một giải pháp hiệu quả, để xử lý triệt để tình trạng này nhất là trong mùa mưa bão.

Hàng nghìn tấn rác thải sinh hoạt bủa vây thành phố Hòa Bình

Thông qua đường dây nóng Bản tin 365 liên tục nhận được phản ánh tại tỉnh Hòa Bình, hàng nghìn tấn rác chưa được xử lý, đang gây ô nhiễm môi trường, ánh hưởng đến đời sống hàng trăm hộ dân. Lo ngại nhất là trong mùa mưa này.

Vĩnh Phúc: Chính quyền nói gì trước thông tin đất cao lanh đang bị khai thác trái phép?

Trong quá trình thâm nhập thực tế, nhóm phóng viên THQH nhận thấy trong các mỏ đất san lấp được cấp phép tại huyện Lập Thạch có màu trắng bở, giống với loại khoáng sản đất cao lanh. Tuy nhiên chính quyền địa phương thì vẫn chưa hay biết về nguồn đất này. Mặc dù hàng ngày hàng chục xe chở đất vẫn được đưa đến nơi tiêu thụ.

Vĩnh Phúc: Hàng loạt mỏ đất hoạt động bất thường, cán bộ không nắm được điểm đến xe chở đất

Vừa qua đường dây nóng Truyền hình Quốc hội Việt Nam liên tiếp nhận được nhiều phản ánh của người dân tại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc về tình trạng một số mỏ khai thác đất trên địa bàn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân.

Hưng Yên: Nhà nhà đua nhau xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

Tình trạng xây nhà trên đất nông nghiệp thời gian qua diễn biến hết sức phức tạp. Một số nơi người dân đua nhau xây dựng trái phép, rồi hợp thức hóa thành đất ở. Điều này đã gây ra những hệ lụy khó lường, phá vỡ quy hoạch. Tạo ra sự mất công bằng trong xã hội, làm suy giảm niềm tin của người dân vào chính quyền cơ sở. Ghi nhận của phóng viên Truyền hình Quốc hội tại Hưng Yên.

Xóa lò gạch thủ công, lộ trình vẫn nằm trên giấy

Dù Chính phủ đã có chỉ đạo các địa phương về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung, hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung. Các địa phương lên lộ trình rõ ràng đến năm 2020 sẽ 'xóa' hoàn toàn lò gạch nung, có hệ thống xử lý khói thải, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Hải Dương: Nghịch lý làng nghề tự đốt rác thải bất chấp ô nhiễm dù nằm cạnh nhà máy xử lý rác

Nghề giầy da tại xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương từ nhiều năm trở lại đây phát triển mạnh mẽ, với hơn 600 hộ gia đình tham gia sản xuất, tại 4 thôn Phong Lâm, Văn Lâm, Trúc Lâm, Nghĩa Hy. Thế nhưng việc xử lý rác thải ở đây, vẫn theo phương pháp truyền thống là thu gom và đốt, khiến cho làng nghề đang phải đối mặt với với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Ninh Bình: Tháo dỡ trên văn bản, người dân hơn 10 năm sống khốn khổ bên trại lợn

Hơn 10 năm qua, hàng chục hộ dân sinh sống tại xóm 1, thôn Hồng Phong, xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình phải hứng chịu mùi hôi thối và luôn trong tình trạng lo sợ nguồn nước bị 'đầu độc' do nước thải từ trại lợn. Dù đã nhiều lần kiến nghị tại các cuộc Tiếp xúc cử tri, đến các cấp chính quyền địa phương, song câu chuyện vẫn đâu vào đó.

Xử lý cát tặc lộng hành: Tỉnh nói giao trách nhiệm cho xã, xã nói không có thẩm quyền

Như trong các chương trình Chuyển động 365 trước, Truyền hình Quốc hội Việt Nam đã phản ánh tình trạng khai thác cát trái phép, sai phép diễn ra trên tuyến sông địa bàn 3 tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình. Đến nay, công tác kiểm tra, xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tình trạng khai thác cát trái phép, vẫn đang là một dấu hỏi?

Siết chặt hoạt động khai thác cát tại 'ngã 3 tam tỉnh'

Truyền hình Quốc hội Việt Nam từng phản ánh tình trạng 'cát tặc lộng hành' trên tuyến sông Hồng thuộc ngã 3 tam tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình. Ngày 4/10, tỉnh Hà Nam đã ra văn bản chấn chỉnh, hoạt động này.

Hòa Bình: Có hay không việc xâm phạm hồ thủy lợi Đồng Chanh, xã nói một đằng, huyện nói một nẻo

Hồ thủy lợi Đồng Chanh có diện tích hơn 47ha, đóng vai trò quan trọng trong phục vụ phát triển nông nghiệp, tưới tiêu cho người dân 2 xã Cư Yên và Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Vài năm trở lại đây, khu vực đất đai ven hồ thủy lợi Đồng Chanh đã bị xâm phạm, lấn chiếm với những công trình xây dựng kiên cố vượt hạn mức đất ở khiến cho diện tích của hồ đang ngày một bị thu hẹp.

Hòa Bình: Đình chỉ mỏ đất 'tra tấn' dân

Ngay sau khi chương trình Chuyển động 365 phát sóng phóng sự Mỏ đất 'tra tấn' người dân ở xóm Cao, xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. UBND huyện Lương Sơn đã ra quyết định đình chỉ hoạt động mỏ, để tổng kiểm tra những sai phạm đã nêu.

Hòa Bình: Dân bị 'tra tấn' bởi mỏ khoáng sản mỗi ngày, chính quyền thừa nhận chưa làm hết trách nhiệm

Ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm khói bụi hoạt động khai thác không tuân thủ quy định của pháp luật, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống người dân. Đó là những gì đang diễn ra trên địa bàn xóm Cao, xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình trong những ngày gần đây. Chỉ khi báo chí vào cuộc chính quyền địa phương mới nắm được, mới biết và hứa sẽ xử lý.

Hà Nội Foods bị xử lý nhưng vẫn hoạt động chui?

Công ty CP Hà Nội Foods Việt Nam dù đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường vì xả thải vượt quy chuẩn và bị trưởng Công an huyện Chương Mỹ đình chỉ hoạt động do không đảm bảo PCCC. Thế nhưng trên thực tế, công ty này vẫn hoạt động.

Hà Nội: Áp lực của người dân sống cạnh nhà máy chế biến thực phẩm sạch nhưng lại gây ô nhiễm

Xả thải không đảm bảo quy chuẩn, gây ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí ... ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người dân… Đó là những gì mà người dân thôn Phương Bản, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội phải chịu đựng khi sống cạnh Công ty CP Hà Nội Foods Việt Nam.

Hà Nội: Sự thật phía sau những rào tôn tạm bợ

Dù TP.Hà Nội đã có nhiều chỉ đạo tăng cường công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, thể hiện sự quyết tâm. Đặc biệt là trong bối cảnh Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị ven sông Hồng 1/5000 được thông qua. Tuy nhiên trên thực tế, một số địa phương vẫn để xảy ra nhiều vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng.

Lãng phí 'kép' từ Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng, Thanh Hóa

Một công trình được đầu tư quy mô ở Thanh Hóa được xây dựng xong nhưng lại không được sử dụng đúng công năng. Hết làm chỗ tạm cho đơn vị này lại đơn vị khác, rồi cuối cùng bỏ không. Đó là công trình Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa. Được đầu tư xây dựng cách đây gần 10 năm, nhưng hiện công trình này lại đang bị bỏ không, xuống cấp trầm trọng.

Vì sao ngang nhiên xây dựng trái phép trên đất dự án tại Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội mà không bị xử lý?

Từ nhiều năm trở lại đây, hàng nghìn mét vuông đất nông nghiệp được quy hoạch làm dự án nằm trên đường Nguyễn Xiển, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội đã ngang nhiên bị 'xẻ thịt', sử dụng không đúng mục đích. Dù vi phạm đã tồn tại, kéo dài trong nhiều năm qua, song việc xử lý vi phạm gần như đang bị bỏ ngỏ.

Chuyện 'hóa' ao làng thành bể bơi giữa Thủ đô

Năm 2016, người dân xã Dương Liễu huyện Hoài Đức, Hà Nội đã cải tạo ao làng thành bể bơi nhằm trang bị cho thanh thiếu niên kỹ năng bơi lội, chống đuối nước. Tuy nhiên, thời gian gần đây, chính quyền địa phương đã cấm hoạt động bơi lội ở đây, mặc dù vậy người dân vẫn tìm tới bể bơi đặc biệt này trong những ngày hè.

Thanh Hóa: Sai phạm y tế chỉ dừng lại ở phê bình, khiển trách?

Thanh tra tỉnh Thanh Hóa vừa chỉ ra hàng loạt các sai phạm trong mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit test xét nghiệm Covid-19 tại 8 bệnh viện trên địa bàn tỉnh này. Tuy nhiên, đến nay, việc xử lý vi phạm mới ở mức độ phê bình, khiển trách.

Thanh Hóa: Người dân 'kêu cứu' với mỏ đá 'treo' ngay trên đầu

Nổ mìn khai thác đá gây ra những vụ tai nạn nghiêm trọng, rung chấn nhà cửa, xả thải trực tiếp ra môi trường, xe tải trọng lớn lưu thông không đảm bảo an toàn, phá nát đường dân sinh, cử tri đã nhiều lần kêu cứu nhưng không được quan tâm giải quyết… Đó là những gì đang xảy ra tại các mỏ đá xã Hà Tân, huyện Hà Trung trong quá trình khai thác, chế biến, vận chuyển đá.

Hải Dương: Bao giờ xử lý dứt điểm bến bãi gây ô nhiễm?

Như trong chương trình Chuyển động 365 trước, Truyền hình Quốc hội Việt Nam đã phản ánh, thực trạng các bến bãi gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Tình trạng trên dù đã kéo dài trong nhiều năm khiến đời sống người dân luôn bất an.

Nghịch lý ở dự án xử lý rác thải xây dựng bằng công nghệ nghiền

Đề án thí điểm đầu tư thiết bị nghiền, tiếp nhận xử lý, tái chế chất thải rắn xây dựng bằng phương pháp nghiền trên địa bàn thành phố Hà Nội, được UBND thành phố đồng ý về chủ trương vào năm 2020. Tuy nhiên, chỉ sau 2 năm khu đất dự án lại trở thành bãi tập kết rác thải vật liệu xây dựng.

Thanh Hóa: Dự án Trung tâm dạy nghề y tá, điều dưỡng quốc tế gần 700 tỷ đồng thành bãi chăn bò

Dự án Trung tâm dạy nghề y tá, điều dưỡng quốc tế tại huyện Quảng Xương được chấp thuận chủ trương đầu tư vào năm 2014, với tổng số vốn là hơn 676 tỷ, trên diện tích 5ha và nằm ở vị trí đắc địa. Thế nhưng đến thời điểm hiện tại, nơi đây vẫn chỉ là nơi chăn thả trâu bò, nuôi vịt của người dân huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.

Thanh Hóa: Ký túc xá bỏ hoang suốt 6 năm

Sau nhiều năm bị bỏ không, xuống cấp nghiêm trọng, hàng chục phòng ký túc xá và khu Trường mầm non Thực hành của Trường Đại học Hồng Đức, cơ sở 2, tại địa chỉ số 307, đường Lê Lai, phường Đông Sơn, TP. Thanh Hóa đã được tỉnh này đưa ra phương án xử lý.

Thanh Hóa chi 160 tỷ xây trung tâm văn hóa để... bỏ hoang

Được đầu tư xây dựng hơn 160 tỷ đồng, nhằm mục đích phục vụ các sự kiện văn hóa trọng đại của thành phố và tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng, TP Thanh Hóa chưa một ngày được sử dụng đúng công năng, hiện đang hư hỏng, xuống cấp trầm trọng. Gây lãng phí trong sử dụng đất, sử dụng tài sản công. Ghi nhận của phóng viên Truyền hình Quốc hội.

Thanh Hóa: 'Đất tặc' tung hoành quanh cao tốc Bắc-Nam

Trước nhu cầu cấp thiết về nguồn đất sử dụng cho dự án cao tốc Bắc - Nam đang trong giai đoạn gấp rút thực hiện bảo đảm đúng tiến độ, nhiều cá nhân tổ chức bất chấp quy định pháp luật khai thác đất trái phép. Tình trạng trên đã làm thất thoát hàng vạn mét khối đất, gây thất thu cho ngân sách nhà nước.