Đừng để bích họa thành… thảm họa

Bích họa (còn gọi là tranh tường) giờ đã không còn xa lạ với mọi người. Bích họa khiến đường làng, ngõ phố thêm rực rỡ, nên thơ và sinh động. Tuy nhiên phong trào bích họa đang đứng trước nguy cơ khó kiểm soát. Nhiều bức tranh tường xuống cấp, bong tróc, phai màu, thậm chí hoen ố… khiến bộ mặt đô thị trở nên nhếch nhác.

Nóng lại ý tưởng xây dựng công viên bãi giữa sông Hồng

Đồ án quy hoạch khu đô thị sông Hồng bao gồm bãi giữa sông Hồng đã được thông qua từ năm 2022. Để biến đồ án trên giấy đó thành hiện thực, hàng trăm chuyên gia, kiến trúc sư chung tay đóng góp ý tưởng cho một công viên mơ ước ở khu vực bãi giữa sông Hồng.

Kỳ 4: Tái thiết di sản công nghiệp từ góc độ quản lý và sáng tạo

Thống kê trên địa bàn Hà Nội có khoảng 185 công trình công nghiệp, trong đó 95 công trình còn hiện hữu, 90 công trình đã bị phá hủy, chuyển đổi. Theo Quyết định số 3952/QĐ-UBND ban hành Danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn TP Hà Nội (đợt 1), có 9 nhà máy cũ di dời ra khỏi nội đô đã mở ra quỹ đất rất lớn cho TP. Đây là cơ hội để Hà Nội tái thiết công trình cũ thành không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa.

Đi tìm thương hiệu cho thành phố sáng tạo

Kể từ khi chính thức trở thành thành viên của Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO trên toàn cầu (năm 2019), Hà Nội cam kết xây dựng Thành phố sáng tạo ở lĩnh vực thiết kế.

Phát triển công nghiệp sáng tạo phải thương mại hóa được sản phẩm sáng tạo

Gần một nửa trong tổng số 185 công trình công nghiệp ở Hà Nội đã bị phá hủy và chuyển đổi. Tình trạng những công trình có giá trị về kiến trúc và lịch sử, có giá trị sâu sắc về tinh thần với người dân bị thay thế bởi các công trình mới xây dựng đang được nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo.

'Khát' không gian sáng tạo bền vững

Sáng 21/11, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với các đơn vị tổ chức Tọa đàm quốc tế 'Thành phố sáng tạo Hà Nội - Xây dựng thương hiệu và phát triển nguồn lực'.

Đưa Hà Nội trở thành Thủ đô sáng tạo của khu vực, điểm đến tri thức và sáng tạo trên thế giới

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2022 sẽ diễn ra vào 20h ngày 11/11 tại Vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ và kéo dài đến 20/11. Lễ hội có quy mô lớn nhất từ trước đến nay sẽ đa dạng lĩnh vực, gồm kiến trúc, thiết kế, công nghệ, nghệ thuật, thủ công, thời trang và đa dạng hoạt động gồm triển lãm, tọa đàm, biểu diễn, trình chiếu, trò chơi ngoài trời… mang thông điệp kết nối truyền thống với hiện đại.

Bồi đắp không gian văn hóa ven sông Hồng

Tháng 4/2022, UBND TP Hà Nội đã công bố các đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng. Quy hoạch không chỉ là cơ sở để TP chỉnh trang, tái thiết khu vực bờ bãi ven sông mà còn giúp sớm hiện thực hóa giấc mơ 'thành phố hai bên bờ sông Hồng'.

Thời của... phố đi bộ

Liên tiếp xuất hiện tại nhiều thành phố trong hơn 5 năm qua, những tuyến phố đi bộ đã không còn là khái niệm xa lạ với cộng đồng. Đều đặn, gần như mỗi năm, chúng ta lại thấy có thêm - hoặc đề xuất có thêm - nhiều phố đi bộ tại các đô thị lớn.

Biến công trình cũ thành di sản công nghiệp của Thủ đô

Hà Nội có 92 nhà máy nằm trong diện di dời ra khỏi nội đô. Với những giá trị về thời gian, lịch sử và kiến trúc mang trong mình, những nhà máy này liệu có thể xem là di sản công nghiệp của Thủ đô với tư cách là các nhân chứng sống chứng kiến biết bao thăng trầm của Hà Nội?

Níu giữ 'chứng nhân lịch sử' trong biệt thự cổ Hà Nội (bài 3): Biệt thự cũ có 'bó tay'… cải tạo?

Theo đánh giá của giới chuyên môn, số lượng biệt thự có giá trị của Hà Nội dù đã giảm đi nhiều trong vài năm qua, nhưng vẫn còn rất đáng kể. Cho đến thời điểm này, dù UBND TP Hà Nội đã ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng trước năm 1954 (2013) thì những ngôi biệt thự với nhiều hộ gia đình chung sống vẫn được coi là tài sản chứ không phải di sản. Niên đại của tòa nhà xem như không mang lại giá trị kinh tế. Và việc có giữ được ngôi nhà hay không lại phụ thuộc vào… ý thức của chủ nhà.