Sắp xét xử phúc thẩm vụ án đập phá xe khách khiến 3 người bị thương tại Yên Bái

Vụ án 'Cố ý gây thương tích' và 'Cố ý làm hư hỏng tài sản' xảy ra tại huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) đã được TAND huyện Văn Chấn xét xử sơ thẩm. Tuy nhiên, đại diện bị hại cho rằng còn nhiều nội dung chưa được làm rõ nên có đơn kháng cáo.

Giao thông 'mở đường' cho sự phát triển

Xác định hệ thống giao thông có vai trò đi trước một bước để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, những năm qua, huyện Mường Ảng đã tập trung nguồn lực, huy động sức dân và kêu gọi từ các nguồn xã hội hóa khác nhau để đầu tư hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, chú trọng phát triển giao thông liên thôn, liên xã, từ đó 'mở đường' cho sự phát triển ở địa phương.

Củng cố tổ chức đảng ở cơ sở

Thấm nhuần lời dạy của Bác: 'Chi bộ là nền móng của Ðảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt', những năm qua, Ðảng bộ huyện Mường Ảng đề ra nhiều giải pháp nhằm củng cố, xây dựng tổ chức đảng vững mạnh, trong đó tập trung phát triển đảng viên, phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu, tính tiên phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên.

Chuẩn bị trồng rừng năm 2023

Năm 2023, theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của UBND tỉnh giao, toàn tỉnh trồng mới 453,07ha rừng tập trung. Trong đó có 165ha rừng phòng hộ; 250ha rừng sản xuất và 38,07ha rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích sử dụng khác. Hiện nay, chuẩn bị bước vào mùa mưa, các địa phương được giao kế hoạch đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị, sẵn sàng xuống giống đảm bảo tiến độ.

Phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững

ĐBP - Nhìn lại giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh đã thực hiện trồng mới 3.492ha rừng (gồm 2.437ha rừng sản xuất, 1.046ha rừng phòng hộ, 9ha rừng đặc dụng), khoanh nuôi tái sinh 44.569ha rừng, trồng 2.261.000 cây phân tán. Đến nay, trên địa bàn tỉnh hình thành vùng trồng rừng sản xuất tập trung với quy mô khoảng 1.300ha tại huyện Mường Ảng. Năm 2019, tỉnh đã phê duyệt chủ trương đầu tư 1 dự án trồng rừng sản xuất, với tổng mức đầu tư 552,181 tỷ đồng, quy mô trồng 1.875ha rừng sản xuất theo hướng liên doanh, liên kết giữa người dân và doanh nghiệp. Tại một số địa phương, người dân đã bắt đầu quan tâm đến việc trồng những loài cây gỗ lớn có giá trị kinh tế cao, các loài cây có khả năng cho thu lâm sản phụ để tăng thu nhập như: Dổi găng, dổi xanh, trám đen...

Hoàn thành các chỉ tiêu trồng rừng năm 2022

ĐBP - Năm 2022, tỉnh đề ra kế hoạch trồng mới 280ha rừng tập trung (không bao gồm chỉ tiêu trồng cây mắc ca), trong đó: Trồng rừng phòng hộ, thay thế 180ha; trồng rừng sản xuất 100ha. Ngay từ đầu năm, các địa phương được giao kế hoạch đã quyết liệt chỉ đạo, triển khai công tác trồng rừng đến các xã, thôn bản và các cộng đồng dân cư. Nhờ đó, công tác trồng rừng năm nay đã hoàn thành và vượt các chỉ tiêu.

Khẩn trương triển khai trồng rừng

ĐBP - Mùa trồng rừng năm 2022, toàn tỉnh phấn đấu trồng hơn 7.300ha rừng tập trung (bao gồm cả cây mắc ca); 180ha rừng phòng hộ, rừng thay thế; 150ha rừng sản xuất và 120ha lâm sản ngoài gỗ… Căn cứ chỉ tiêu, kế hoạch trồng rừng, các địa phương, đơn vị đã triển khai đến từng xã, thị trấn và các chủ rừng trên địa bàn tổ chức thực hiện.

Hiệu quả tái cơ cấu cây trồng ở Mường Ảng

ĐBP - Những năm qua, huyện Mường Ảng đã tập trung triển khai hiệu quả các chương trình dự án thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đến nay đã mang lại những hiệu quả bước đầu.

Diện mạo mới dưới chân đèo Tằng Quái

ĐBP - Những ngày này, trong niềm tin son sắt, mọi trái tim của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các dân tộc huyện Mường Ảng (tỉnh Điện Biên) đang tha thiết hướng về kỷ niệm 15 năm ngày thành lập huyện (4/2007 - 4/2022). Không khí hân hoan tràn ngập các bản làng và nhất là khu vực thị trấn huyện lị. Dưới chân đèo Tằng Quái, cùng với hoa cà phê, lòng người cũng rạo rực 'đơm hương' và trên những nương đồi bát ngát, tiếng hát 'Inh lả ơi' làm xao xuyến trái tim những ai từng gắn bó máu thịt với vùng đất 'Mường Khoe' này...

Xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn mới

ĐBP - Nghị quyết về Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025 đã được Quốc hội thông qua tháng 7/2021 với các tiêu chuẩn về nông thôn mới tăng lên. Trong khi các điều kiện thuận lợi của tỉnh ít dần đi, khiến quá trình xây dựng NTM trở nên khó khăn hơn. Trước thực trạng đó, tỉnh ta đã xây dựng phương án, lên kế hoạch xây dựng NTM phù hợp với tình hình mới.

'Lá chắn xanh' trong phòng, chống thiên tai

ĐBP - Rừng không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn là 'lá chắn xanh' hữu hiệu góp phần giảm thiệt hại do thiên tai gây ra. Thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh ta với nhiều biểu hiện, như: Giông sét, lốc gây lũ, ngập lụt, sạt lở đất, sụt lún đất; rét đậm rét hại… Từ năm 2020 đến nay thiên tai đã gây thiệt hại hơn 271 tỷ đồng tài sản của Nhà nước và nhân dân; làm 6 người chết, 7 người bị thương. Trước diễn biến thất thường của thời tiết như hiện nay, công tác bảo vệ và phát triển rừng được xem là giải pháp quan trọng góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, điều hòa khí hậu, phòng chống thiên tai.

Trồng cây phong trào - nhìn từ cách làm của huyện Mường Ảng

ĐBP - Hàng năm, bên cạnh việc bảo vệ rừng, trồng rừng theo kế hoạch tỉnh giao, thì hoạt động trồng cây phong trào, nghĩa là trồng các loại cây xanh lấy bóng mát tại các khu đô thị, khu dân cư, khuôn viên, trường học, trên các cung đường... tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, văn minh được các địa phương, tổ chức đoàn thể phát động, triển khai tích cực. Huyện Mường Ảng là một trong những đơn vị thực hiện tốt hoạt động này.

Mường Ảng chuyển đổi cây trồng gắn với phát triển sản phẩm OCOP

Nhờ chủ động chuyển đổi mô hình cây công nghiệp gắn với phát triển sản phẩm OCOP, huyện Mường Ẳng (Điện Biên) đã có những kết quả bước đầu.

Liên kết sản xuất chanh leo ở Mường Ảng trước nguy cơ 'chết yểu'

ĐBP - Năm 2019, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Mường Ảng đã phá bỏ diện tích cà phê kém năng suất để chuyển sang trồng chanh leo với kỳ vọng một hướng phát triển kinh tế mới hiệu quả hơn. Tuy nhiên, sau 2 năm chuyển đổi, dù chính quyền địa phương đã nỗ lực xây dựng mô hình theo hướng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhưng cây chanh leo vẫn không mang lại kết quả như mong muốn.

Nhân rộng diện tích cây ăn quả theo chuỗi liên kết

ĐBP - 3 năm trở lại đây, các huyện, thị xã, thành phố đã vận dụng linh hoạt những chính sách, nguồn vốn hỗ trợ người dân phát triển, mở rộng diện tích cây ăn quả. Nhờ đó diện tích cây ăn quả toàn tỉnh liên tục tăng và điểm mới trong giai đoạn này là 100% dự án đều thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất.

HĐND huyện Mường Ảng tổ chức kỳ họp thứ 15

ĐBP - Ngày 28/10, HĐND huyện Mường Ảng khóa III (nhiệm kỳ 2016 - 2021) tổ chức kỳ họp thứ 15 - kỳ họp chuyên đề. Dự kỳ họp có đồng chí Nguyễn Đức Vượng, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hiệu trưởng Trường chính trị tỉnh. Các đồng chí: Nguyễn Tiến Đạt, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; Hà Cầm Hồng, Phó Chủ tịch HĐND huyện chủ trì kỳ họp.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm

ĐBP - Nhằm hạn chế rủi ro do thiên tai, dịch hại; bảo đảm năng suất, thời gian qua ngành Nông nghiệp tỉnh đã chủ động khảo sát thực tế sản xuất, khuyến cáo, hướng dẫn nông dân chuyển đổi cây trồng trên những diện tích đất ruộng, đất nương kém hiệu quả sang trồng loại cây khác. Thông qua nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, nhiều mô hình, hoạt động đầu tư, hỗ trợ sản xuất nông - lâm nghiệp được thực hiện đã và đang từng bước mang lại hiệu quả chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân.

Năng suất cao, hiệu quả kinh tế chưa như mong muốn

ĐBP - Thực hiện chủ trương của huyện Mường Ảng về việc chuyển đổi diện tích cà phê già cỗi, kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, năm 2019, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện chặt bỏ cà phê chuyển sang trồng chanh leo với mong muốn tìm hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng, sau hơn một năm trồng, chăm sóc và thu hoạch, đến nay những hộ trồng chanh leo đã bỏ ý định mở rộng diện tích trồng loại cây này với lý do năng suất có, nhưng hiệu quả kinh tế thì chưa như mong muốn.

Điện Biên nỗ lực chống hạn, cứu lúa

Những ngày này, hàng nghìn nông dân ở Điện Biên còn canh cánh nỗi lo nguy cơ mất mùa vì hạn hán. Lượng mưa ít hơn những năm trước, các hồ thủy lợi cũng cạn trơ khiến hơn 1.000ha lúa đông xuân ở tỉnh Điện Biên bị thiệt hại từ 40-70%, hàng trăm ha có nguy cơ mất trắng. Để cứu lúa, người nông dân, chính quyền các huyện và ngành chức năng Điện Biên đã tìm đủ mọi cách, xong xem ra còn rất nhiều khó khăn…

Nguy cơ mất mùa vì hạn hán

ĐBP - Vụ đông xuân năm nay, toàn huyện Mường Ảng gieo cấy trên 1.000ha, tập trung ở giống lúa thuần, như: Bắc thơm, tám thơm, IR64, nếp 98. Thời gian qua, nắng hạn kéo dài, nguồn nước sản xuất khan hiếm đã ảnh hưởng lớn đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân. Ruộng đồng khô hạn, nứt nẻ; nguồn nước cạn kiệt, nông dân huyện Mường Ảng đứng trước nguy cơ mất mùa.

Huyện Mường Ảng hơn 60ha lúa đông xuân bị khô hạn

ĐBP - Ông Kiều Xuân Hoàng, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Ảng cho biết: Vụ đông xuân năm nay, toàn huyện gieo cấy 1.065ha, đạt gần 100% kế hoạch giao. Do ảnh hưởng của thời tiết, hiện nay toàn huyện Mường Ảng có hơn 60ha lúa đông xuân đang bị khô hạn (khoảng 20ha thiệt hại 70%; hơn 40ha thiệt hại từ 30 - dưới 70%), tập trung chủ yếu tại các xã: Ẳng Nưa, Xuân Lao, Ẳng Tở…

Vướng mắc trong trồng rừng ở Mường Ảng

ĐBP - Những năm gần đây, huyện Mường Ảng được đánh giá là một trong những địa phương thực hiện tốt công tác phát triển lâm nghiệp, nhất là trồng rừng sản xuất. Ðây là hoạt động thiết thực không chỉ tác động lớn đến việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc mà về lâu dài sẽ giúp người dân có thể phát triển kinh tế từ rừng, tạo thu nhập ổn định cho người dân. Tuy nhiên, năm 2019, do nhiều nguyên nhân nên việc trồng rừng trên địa bàn huyện không đạt chỉ tiêu.

Mường Ảng bảo vệ và phát triển rừng

ĐBP - Công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Mường Ảng trước đây còn nhiều hạn chế, tỷ lệ che phủ thấp; tình trạng phá rừng, khai thác, mua bán lâm sản trái phép, vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) vẫn xảy ra khiến diện tích, chất lượng và đa dạng sinh học rừng giảm. Trước thực trạng đó, Hạt Kiểm lâm huyện đã phối hợp với các phòng chức năng của huyện, tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương đề ra các giải pháp bảo vệ diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng hiện còn bên cạnh nhiệm vụ tiếp tục trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng.