Chủ động bảo vệ cây trồng trước ảnh hưởng của bão số 3

Những ngày qua, do ảnh hưởng của bão số 3, (Yagi) trên địa bàn tỉnh Long An xuất hiện nhiều trận mưa lớn kéo dài, gây ảnh hưởng tới một số loại cây trồng.

HTX trước bài toán chinh phục thị trường nội địa

Việc sản xuất theo quy trình bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đã khó nhưng tìm được đầu ra ổn định còn khó khăn hơn rất nhiều đối với không ít HTX. Mấu chốt của vấn đề này chính là 'tảng băng' về nhận thức của người tiêu dùng vẫn chưa được phá vỡ.

HTX vẫn khó tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX

Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX trung ương và địa phương đang là kênh tín dụng hỗ trợ tích cực cho các HTX, tổ hợp tác và thành viên vay vốn. Tuy nhiên, việc tháo gỡ những khó khăn trong quá trình tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX là mong muốn của nhiều HTX.

Liên kết sản xuất rau an toàn

Những năm gần đây, các mô hình liên kết sản xuất rau an toàn ở các huyện vùng hạ của tỉnh Long An như Cần Đước, Cần Giuộc,... đã được hình thành. Qua đó, giúp các hộ trồng rau giải quyết vấn đề đầu ra và có lợi nhuận ổn định.

Long An: Phát triển nông thôn mới tạo đòn bẩy thúc đẩy kinh tế

Chính nhờ xây dựng nông thôn mới, hạ tầng khu vực nông thôn tại nhiều địa phương của tỉnh Long An dần được nâng cấp, tạo điều kiện cho khu vực nông thôn phát triển toàn diện mọi mặt.

Chủ động ứng phó với El Nino

El Nino chính thức xuất hiện ở Việt Nam từ giữa tháng 6/2023, hiện tượng này được dự báo sẽ tác động đến nhiều lĩnh vực, nhất là hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân. Trước tình hình này, ngành Nông nghiệp tỉnh Long An đang tích cực chuẩn bị các phương án để ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.

Những hợp tác xã sáng tạo, vượt khó

Nhờ sự tâm huyết, sáng tạo, đoàn kết và trách nhiệm của từng thành viên giúp nhiều hợp tác xã (HTX) vượt qua khó khăn, khẳng định được thương hiệu, uy tín trên thị trường. Đây là bí quyết chung làm nên sự thành công của các HTX nông nghiệp tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Long An.

Vượt khó, thoát nghèo nhờ trồng rau sạch ứng dụng công nghệ cao

Từ chỗ có cuộc sống bấp bênh, khi tham gia vào mô hình trồng rau an toàn ứng dụng công nghệ của HTX đã giúp nông dân ở xã Long Khê (huyện Cần Đước, Long An) vượt khó, thoát nghèo. Nhất là nhờ thay đổi cách thức tổ chức sản xuất theo mô hình mới mà người nông dân nơi đây tạo ra những sản phẩm có giá trị, có công ăn việc làm ổn định, nâng cao thu nhập.

Các hợp tác xã tăng cường chuyển đổi số

Ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) trong quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại được xem là giải pháp tối ưu cho việc tiêu thụ sản phẩm của hợp tác xã (HTX). Bắt kịp xu hướng đó, các HTX trên địa bàn tỉnh tăng cường chuyển đổi số để mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị sản phẩm.

Hợp tác xã góp sức xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò quan trọng trong việc cơ cấu, liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản, giải quyết việc làm cho người dân, các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Long An góp sức cùng các địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), đặc biệt là hoàn thành tiêu chí (TC) số 13 về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn.

Hiệu quả từ những hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất

Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) trong quá trình sản xuất, bước đầu đạt kết quả tích cực.

Duy trì, nhân rộng các hợp tác xã điểm, điển hình trong sản xuất ứng dụng công nghệ cao

Hiệu quả từ xây dựng hợp tác xã (HTX) điểm, điển hình tạo sức lan tỏa đối với khu vực kinh tế tập thể (KTTT) trên địa bàn tỉnh Long An, thu hút nông dân tích cực ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) vào sản xuất nông nghiệp để tăng giá trị và sức cạnh tranh cho sản phẩm.

'Cầu nối' giữa nông dân và doanh nghiệp

Thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Long An hình thành nhiều liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ. Trong đó, các hợp tác xã (HTX) sản xuất nông nghiệp luôn đóng vai trò làm 'cầu nối' giữa nông dân với doanh nghiệp (DN), từ đó góp phần nâng cao giá trị nông sản, từng bước khắc phục tình trạng 'được mùa, mất giá' trong sản xuất nông nghiệp.

Xây dựng và duy trì 2.000ha rau ứng dụng công nghệ cao

Với mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất và thu nhập cho nông dân, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh Long An tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) vào sản xuất rau màu. Những kết quả tích cực từ cách làm này đã tạo tiền đề quan trọng cho ngành Nông nghiệp tỉnh tiếp tục hỗ trợ để nông dân duy trì và mở rộng diện tích rau ƯDCNC.

Cần Đước nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Xác định 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế quan trọng ở khu vực nông thôn, thời gian qua, các cơ sở sản xuất, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Cần Đước, tỉnh Long An không ngừng nâng cao chất lượng và ứng dụng công nghệ cao để nâng tầm sản phẩm.

Kỹ sư chân đất

Mỗi ngày, Hợp tác xã (HTX) Rau sạch Mười Hai (ấp 4, xã Long Khê, huyện Cần Đước, tỉnh Long An) cung cấp khoảng 2 tấn rau sạch cho các siêu thị, cửa hàng rau sạch trong và ngoài tỉnh. Tất cả sản phẩm rau của HTX đều có chứng nhận VietGAP, truy xuất nguồn gốc và được sơ chế, sục ozone, đóng gói trước khi xuất bán. Để có kết quả đó, phần lớn công sức thuộc về Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc HTX - Lê Văn Giấy (Mười Hai).

Ứng dụng công nghệ cao, nâng tầm sản phẩm OCOP

Sản phẩm OCOP được phân thành 5 hạng từ 1 sao đến 5 sao tùy theo số điểm sản phẩm đạt khi đánh giá theo bộ tiêu chí. Muốn thăng hạng sản phẩm OCOP, đơn vị sản xuất phải đầu tư phát triển, nâng cao công nghệ trong quá trình sản xuất, phân phối,... nhằm nâng cao chất lượng và nâng tầm sản phẩm.

Kỳ vọng giá cả nông sản ổn định, việc tiêu thụ được thuận lợi hơn

Khép lại năm 2021 với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Bước sang năm 2022, nông dân, các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An nỗ lực, phấn đấu với hy vọng năm mới giá cả nông sản ổn định, việc tiêu thụ được thuận lợi hơn.

Kết nối tiêu thụ hàng hóa, giúp nông dân thu về 'trái ngọt'

Dịch Covid-19 khiến các chuỗi cung ứng không còn vận hành như trước, thói quen mua sắm thay đổi đột ngột. Tuy nhiên, 'cái khó ló cái khôn', đó là một phương thức kinh doanh mới được ứng dụng, phù hợp với bối cảnh dịch bệnh và thực tiễn cuộc sống.

Đưa nông sản an toàn lên sàn thương mại điện tử

Thời gian qua, dịch Covid-19 đã tác động lớn đến việc tiêu thụ các mặt hàng nông sản trên địa bàn tỉnh Long An. Trước tình hình này, các cấp, các ngành tỉnh tích cực phối hợp để từng bước đưa nông sản lên các sàn thương mại điện tử (TMĐT). Đây được đánh giá là một kênh tiêu thụ mới vừa an toàn, hiệu quả, vừa giúp xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng nông sản của tỉnh.

Sẵn sàng hàng hóa, trái cây phục vụ thị trường tết

Thời điểm này, các công ty, doanh nghiệp, nhà vườn đã sẵn sàng nguồn hàng phục vụ thị trường tết.

Nâng cao chất lượng hoạt động, tăng thu nhập cho thành viên hợp tác xã

Thực hiện Quyết định 1318/QĐ-TTg, ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) giai đoạn 2021 - 2025, nhiều HTX trên địa bàn tỉnh Long An nâng cao hiệu quả hoạt động, chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm, mang lại thu nhập cao cho thành viên (TV).

Hợp tác xã luôn đồng hành cùng các thành viên English Edition

Thời gian qua, các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Long An nỗ lực thực hiện 'mục tiêu kép' vừa tập trung phòng, chống dịch Covid-19, vừa đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ tích cực cho thành viên trong sản xuất, tiêu thụ nông sản. Qua đó, góp phần giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và tái cơ cấu kinh tế.

Hiệu quả từ việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Thay đổi tập quán sản xuất, xây dựng được thương hiệu sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường, tăng thu nhập trên cùng diện tích canh tác,… là những hiệu quả khi tham gia Đề án Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Hỗ trợ nông sản lên sàn thương mại điện tử

UBND tỉnh Long An xây dựng kế hoạch giúp nông hộ đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử (TMĐT). Được biết, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cũng có kế hoạch tuyên truyền nhằm đẩy mạnh việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp với thông điệp 'Nâng tầm giá trị nông sản Việt thông qua nền tảng thương mại số'.

Tháo gỡ khó khăn, phục hồi nền nông nghiệp sau đại dịch (Bài 2)

Những ngày xảy ra đại dịch Covid-19, bên cạnh thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch thì việc bảo đảm lương thực, thực phẩm cho người dân là rất quan trọng. Nông sản là 'nguồn sống' để người dân không bị thiếu ăn, yên tâm ở nhà phòng dịch. Thế nhưng, đại dịch đã làm thiệt hại kinh tế rất lớn cho nhà nông. Điều này đặt ra câu hỏi, Long An cần có giải pháp nào để phục hồi ngành Nông nghiệp sau đại dịch Covid-19 và thích ứng với tình hình mới hiện nay?

Gỡ khó cho kinh tế hợp tác sau đại dịch English Edition

Đợt dịch Covid-19 bùng phát ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT). Trước thực trạng này, ngành Nông nghiệp tỉnh Long An đưa ra nhiều giải pháp tạo điều kiện cho HTX, THT phục hồi sản xuất, kinh doanh sau đại dịch.

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm: Nâng tầm nông sản địa phương English Edition

Thực hiện chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP), Long An đã xây dựng được nhiều sản phẩm chủ lực có thương hiệu, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao. Đây được xem là giải pháp để khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương, giúp nâng tầm giá trị của các loại nông sản.

Nông dân chế tạo máy sấy rau màu

Để bảo đảm rau màu được bảo quản tốt trước khi đến tay người tiêu dùng, nông dân có nhiều cách làm khác nhau như dùng quạt sấy hơi, phơi trên giàn mát để ráo nước,...

Chương trình OCOP - Nâng tầm nông sản địa phương

Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị sản phẩm. Chương trình góp phần thúc đẩy nhanh việc tái cơ cấu trong nông nghiệp cũng như đẩy mạnh việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong sản xuất thông qua các chương trình khuyến nông, khuyến công,... để tạo ra sản phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt.

Đáp ứng nhu cầu người dân

Sản xuất nông nghiệp ngày nay đã có những tiến bộ rất đáng kể, việc cơ giới hóa một phần trong các khâu sản xuất gần như được ứng dụng rộng rãi. Từ những 'kỹ sư chân đất', nhiều giải pháp, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất hiệu quả, thiết thực góp phần giúp người lao động làm chủ công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao - 'Chìa khóa' thay đổi tư duy sản xuất

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) hướng đến nông nghiệp sạch là một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Long An. Xác định mục tiêu trên, thời gian qua, tỉnh phát triển trên 2.000ha rau ƯDCNC và nhiều mô hình được nhân rộng, thay đổi tập quán sản xuất của người dân.

Long An: Ứng dụng công nghệ cao, tạo đà phát triển nông nghiệp bền vững

Điệp khúc 'được mùa, mất giá' hay những đợt 'giải cứu nông sản' từ lâu trở thành nỗi ám ảnh đối với nông dân và là vấn đề cần nghiêm túc nhìn nhận đối với lãnh đạo ngành nông nghiệp. Nền sản xuất nông nghiệp manh mún, lạc hậu đã không còn phù hợp với thị trường ngày càng đòi hỏi các sản phẩm chất lượng. Thay vào đó, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) đang nhận được sự đồng tình ủng hộ và mang lại hiệu quả cao cho người dân.

Nông dân trồng rau màu phục vụ tết

Thời điểm tết nhu cầu tiêu thụ rau màu của người dân thường tăng cao. Để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, hiện nay nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Long An đang tất bật chuẩn bị xuống giống, chăm sóc các loại rau màu.

Để phát triển nông nghiệp sạch bền vững

Hiện nay, diện tích lúa, trái cây, rau màu, thủy sản trên địa bàn tỉnh Long An được cấp chứng nhận thực hành nông nghiệp sạch (GAP) vẫn còn khiêm tốn. Để phát triển nông nghiệp sạch bền vững, tỉnh triển khai rất nhiều mô hình thực nghiệm ở quy mô nhỏ thành công, mang lại hiệu quả đáng kể.

Truy xuất nguồn gốc nông sản để phát triển chuỗi giá trị bền vững

Truy xuất nguồn gốc nông sản để kiểm soát chất lượng, minh bạch thông tin sản phẩm bằng mã số, mã vạch, mã QR đang được nhiều doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Long An chú trọng, dần áp dụng. Việc làm này được xem là xu thế tất yếu để phát triển chuỗi giá trị bền vững.