Lý Thị Cầu - cán bộ Hội nhiệt huyết ở vùng cao Trạm Tấu

Làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu từ năm 2015, khi vừa mới 20 tuổi, đến giờ gần 10 năm ở vai trò cán bộ Hội LHPN cũng là ngần ấy năm chị Lý Thị Cầu mang hết tâm sức, nhiệt huyết của mình để làm tốt vai trò của người thủ lĩnh của chị em phụ nữ ở vùng cao.

Tạo đà cho phụ nữ vùng cao vươn lên phát triển kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống

'Phủ' tới những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp bà con, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số vươn lên trên vùng đất khó.

Nghệ thuật tạo hình bằng sáp ong trên vải của phụ nữ Mông

Nghệ thuật tạo hình, hoa văn trên nền vải bằng sáp ong đã được bao thế hệ phụ nữ Mông gìn giữ.

'Đầu ra' cho sản phẩm thổ cẩm của phụ nữ Mông ở Mù Cang Chải gặp khó

Chị em phụ nữ người Mông ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái rất tích cực sản xuất hàng hóa thổ cẩm lưu niệm, tuy nhiên đầu ra của sản phẩm vẫn chủ yếu phụ thuộc vào thị trường tại chỗ nên còn nhiều khó khăn, bất cập...

Độc đáo nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của đồng bào Mông tỉnh Yên Bái

Với đồng bào Mông của tỉnh Yên Bái, nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải từ lâu đã trở thành công việc quen thuộc của chị em phụ nữ. Nghệ thuật này được gìn giữ, trao truyền từ đời này qua đời khác.

Những nữ 'họa sĩ' tạo hoa văn trên vải bằng sáp ong nơi non cao

Huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đang chuẩn bị các điều kiện để tổ chức Lễ công bố quyết định và trao Chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật khèn, nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn và Festival trình diễn khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ dày năm 2023.

Mù Cang Chải tự hào miền di sản

Tối mai là chính thức diễn ra Lễ công bố Quyết định Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật khèn Mông, Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông 3 huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, tỉnh Yên Bái và Khai mạc Festival khèn Mông, Lễ hội hoa tớ dày năm 2023. Người dân xã La Pán Tẩn càng tự hào, náo nức hơn khi đây mà miền đất chứa tất cả các di sản và di tích danh thắng quốc gia.

Độc đáo nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của người Mông

Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn tỉnh Yên Bái vừa được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia ở loại hình tri thức dân gian.

Ông Bí thư huyện và những chuyện lạ ở Mù Cang Chải - Bài 2: Giữ được bản sắc chính là phát triển

Tròn 10 năm trước, bị mê hoặc bởi triết lý phát triển của Vương quốc Bhutan, chúng tôi đã quyết tâm đến vùng đất nằm bên triền Hymalaya để tìm hiểu vì sao xứ sở này được coi là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Thước đo phát triển của Bhutan dựa trên 4 trụ cột: Phát triển kinh tế - xã hội bền vững; Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống; Bảo vệ môi trường; Một chính quyền hoạt động hiệu quả và trong sạch. Đây cũng là cách Mù Cang Chải đang hướng tới và đã tạo được ấn tượng.

Diệu kỳ kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên trang phục người Mông

Đồng bào dân tộc Mông có một kỹ thuật từ lâu đời và rất độc đáo, đó là kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên trang phục vải lanh truyền thống. Bằng đôi bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú, những phụ nữ bản địa đã dùng sáp ong để sáng tạo ra những tấm vải với hoa văn tinh xảo, màu sắc sặc sỡ, đẹp mắt, làm hài lòng không ít du khách gần xa...

Bảo tồn văn hóa từ 'báu vật' của dân tộc Mông

Người Mông có quan niệm: 'Hạt lanh có trước, con người có sau', hay 'Ở đâu có cây lanh, ở đó có người Mông'. Cây lanh ngoài mục đích chính lấy sợi dệt vải, còn là vật liệu được người Mông sử dụng trong hầu hết các phong tục văn hóa. Lanh đã ăn sâu vào đời sống, tín ngưỡng, trở thành biểu tượng văn hóa tinh thần đặc sắc của người Mông.

Yên Bái: Khơi dậy sức sáng tạo của phụ nữ trong khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh

'Từ khi triển khai Đề án 'Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025', Hội LHPN tỉnh Yên Bái đã khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, sức sáng tạo của phụ nữ, đồng thời tăng kết nối giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác do phụ nữ làm chủ', Chủ tịch Hội LHPN Nguyễn Thị Bích Nhiệm phấn khởi cho biết.

Giữ gìn bản sắc văn hóa trên vùng cao Mù Cang Chải

Văn hóa truyền thống của đồng bào Mông ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái có nhiều nét rất đặc sắc. Những giá trị này đang được các thế hệ gìn giữ, phát huy, vừa làm phong phú đời sống tinh thần, vừa góp phần quảng bá, phát triển du lịch ở địa phương.

Người giữ nghề thổ cẩm miền sơn cước

Với mong muốn bảo tồn và phát triển nghề dệt truyền thống đã có từ bao đời nay ở quê hương mình, chị Lý Thị Ninh (xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) đã cùng nhiều chị em ở địa phương cùng nhau thành lập tổ hợp tác sản xuất, phân phối sản phẩm. Không chỉ tạo ra sinh kế cho bản thân và gia đình, những người phụ nữ nơi đây đang góp phần lớn vào việc giới thiệu nét đẹp văn hóa vùng cao Tây Bắc đến với mọi người, nhất là khách du lịch trong nước và quốc tế.

Nữ sinh H'Mông nhận phần thưởng 'Bay trên mùa vàng' của Bí thư Mù Cang Chải

Giành giải Nhất môn Toán cấp huyện, nữ sinh Lý Thị Ninh trở thành học trò đầu tiên nhận được phần thưởng đặc biệt là một chuyến bay ngắm ruộng bậc thang của Bí thư huyện ủy Mù Cang Chải (Yên Bái).

Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Mông ở huyện Mù Cang Chải

Những năm qua, ngoài vận động nhân dân tập trung phát triển kinh tế, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) còn đẩy mạnh tuyên truyền đồng bào Mông bảo tồn, giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc mình, trong đó có nghề dệt thổ cẩm truyền thống.

Độc đáo nghề dệt thổ cẩm của phụ nữ Mông

Mù Cang Chải (Yên Bái) không chỉ là điểm đến hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang mà còn cả bởi sản phẩm thổ cẩm mang đậm nét truyền thống của đồng bào dân tộc Mông.